8. Các chữ viết tắt trong luận văn
1.6.4. Xác định các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra
a/ Các mức độ nắm vững kiến thức theo Bloom.
B.S.Blom đã xây dựng các cấp độ của mục tiêu GD, thường được gọi là cách phân loại Blom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất với sáu mức độ:
Nhận biết là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là một người có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.
Tuy nhiên, HS chỉ có thể phát biểu đúng một định nghĩa, định lý, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.
Có thể cụ thể hóa mức độ nhận biết bằng các động từ:
- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lý, định luật, tính chất.
- Nhận dạng (không cần giải thích) được khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản.
- Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố. Các cụm từ để h i thường là:“Cái gì”, “Bao nhiêu”,“Hãy phát biểu…”,“Hãy mô tả…”
Ví dụ: Thế nào là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng? Nêu ví dụ.
Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết.
Các cụm từ để h i thường là: “Tại sao…”, “Hãy phân tích…”, “Hãy so sánh…”,… Chú ý chỉ phân tích ở những điểm đơn giản, những yếu tố cơ bản.
Ví dụ: Trình bày vắn tắt thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.
Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới; vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để GQVĐ đặt ra; là khả năng đòi h i HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng PP, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Đối với câu h i vận dụng việc đặt câu h i phải tạo ra tình huống mới khác với tình huống đã học. Các cụm từ để h i thường là: “Làm thế nào…”, “Chỉ ra cách nào…”, …
Ví dụ: Bằng cách nào có thể nhặt được một chìa khóa bị rơi xuống giếng sâu?
Phân tích là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nh sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Ví dụ: Từ những KT đã biết hãy giải thích tại sau cầu thường được xây vòng lên?
Tổng hợp là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.
b/ Các mức độ hình thành kĩ năng theo Harrow
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện, ví dụ
1. Bắt chước Quan sát và sao chép rập khuôn. Làm được so với mẫu còn nhiều lệch lạc.
2. Làm được Quan sát thực hiện được như hướng dẫn.
Làm được cơ bản đúng như mẫu, vẫn còn sai sót nh . 3. Làm chính
xác
Quan sát và thực hiện được chính xác như hướng dẫn.
Làm được chính xác như mẫu.
4. Làm biến hóa Thực hiện được các kĩ năng trong các hoàn cảnh và tình huống khác nhau.
Làm được chính xác như mẫu trong các hoàn cảnh khác nhau.
5. Làm thuần thục
Đạt trình độ cao về tốc độ và sự chính xác, ít cần sự can thiệp của ý thức.
Làm được chính xác như mẫu, kĩ năng như bản năng.
c/ Các cấp độ hình thành thái độ theo Bloom
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện
1. Tiếp nhận Có mong muốn tham gia vào hoạt động.
Chú ý nghe giảng, tham gia các hoạt động lớp.
2. Có trả lời, đáp ứng
Thể hiện tán thành hay không, chưa có lí lẽ.
Hoàn thành bài tập về nhà, tuân theo nội quy của trường.
3. Có lí lẽ, lượng giá
Trở thành có giá trị với bản
thân. Tin và bảo vệ cái đúng. 4. Được tổ chức
hệ thống
Xây dựng thành hệ thống có giá trị.
Cân bằng giữa các giá trị, giải quyết được các xung đột về giá trị.
5. Hình thành đặc trưng
Hình thành đặc trưng bản sắc riêng.
Phối hợp trong các nhóm hoạt động hình thành thói quen.
Chương 2. TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG