Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 98)

5. Bố cục luận văn

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN đang trong

quá trình hoàn thiện nên còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với thực tiễn triển khai, do vậy rất khó để các đơn vị KBNN nói chung và KBNN Thạch Thất nói riêng thực hiện được đúng quy trình theo quyết định 1116 của KBNN. Quy định thời gian giải quyết công việc còn chưa linh hoạt, chưa sát với thực tế đặt ra, quy định về thời gian có chỗ còn chưa rõ ràng gây một số khó khăn nhất định đối với hoạt động kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Thạch Thất, chưa có quy định cụ thể về hồ sơ lưu trữ tại KBNN đối với từng khoản chi nên còn gây nhiều tranh cãi.

Hai là, chất lượng dự toán chưa cao, chưa đảm bảo, còn phải điều chỉnh

tăng, giảm nhiều lần,các đơn vị vẫn không được phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm, còn để bổ sung theo quý hoặc cuối năm nên chưa tạo được tính chủ động cho đơn vị.

Dự toán được duyệt không sát với thực tế chi tiêu của đơn vị. Bất cập trong khâu chuẩn bị xây dựng dự toán là cấp dưới luôn luôn thiếu, cấp trên thì luôn bị áp lực về sự giới hạn của nguồn lực trong quá trình duyệt và phân bổ Ngân sách cho cấp dưới. Do thiếu căn cứ khoa học và năng lực lập dự toán của một số đơn vị sử dụng NSNN còn hạn chế nên dự toán của các đơn vị lập ra có khả năng thực thi rất hạn chế, dự toán có thể thừa hoặc thiếu, thậm chí vừa thừa, vừa thiếu bởi thừa ở nội dung này nhưng thiếu ở nội dung khác. Vì vậy, trong quá trình

88

chấp hành dự toán chi, đơn vị sử dụng NSNN phải bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán nhiều lần làm tăng khối lượng công việc và mất nhiều thời gian trong quá trình kiểm soát chi.

Mặt khác, một trong những điều kiện để KBNN thực hiện cấp phát các khoản chi NSNN là phải có trong dự toán được giao. Trên thực tế, KBNN chỉ nhận được quyết định giao dự toán do đơn vị sử dụng NSNN gửi tới, trên đó chỉ có tổng mức dự toán được giao, không chi tiết tới từng nhóm mục chi. Do đó, KBNN chỉ kiểm soát được khoản chi đó vượt tổng mức dự toán hay không mà không thể kiểm tra được nội dung chi có trong dự toán hay không.

Ba là, trình độ cán bộ của các đơn vị sử dụng NSNN còn yếu

Khả năng quản lý ở đơn vị sử dụng NSNN còn hạn chế, cán bộ nghiệp vụ Tài chính của đơn vị thì không sâu về nghiệp vụ, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ của Nhà nước rất kém, đặc biệt là cán bộ kế toán tại các đơn vị thường xuyên thay đổi cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kế toán của đơn vị. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Thạch Thất.

Bốn là, ý thức trách nhiệm của đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

trong chấp hành chi Ngân sách còn hạn chế như: Chi tiêu không đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn sơ sài hoặc không đúng với tiêu chuẩn quy định, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để hợp thức hoá các khoản chi mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí trong sử dụng. Ngoài ra, hệ thống pháp luật còn thiếu các biện pháp, chế tài xử lý đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN nên việc chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN còn chưa được các đơn vị thực sự chú trọng.

Năm là, hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước trong kiểm soát chi

thường xuyên còn chưa chặt chẽ. Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa phù hợp với thực tế, chưa bao quát hết tất cả các nội dung chi cũng như thực tiễn tại đơn vị cơ sở. Các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi NSNN mặc dù đã được nghiên cứu bổ sung và sửa đổi nhiều lần như chế độ công tác phí, chi tiêu hội nghị, mua sắm tài sản, v.v... song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Hệ thống, định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu và một số khoản chi chưa hợp lý.

89

Sáu là, việc phân cấp quản lý và phối hợp thực hiện chi và kiểm soát chi

NSNN chưa được quy định chặt chẽ trong Luật NSNN cũng như các thông tư, nghị định, quyết định của Chính phủ, Bộ tài chính cũng như Kho bạc Nhà nước. Các văn bản quy định hiện có chưa quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong việc kiểm soát chi và chi thường xuyên NSNN.

Bảy là, việc thanh toán các khoản chi cá nhân bằng tiền mặt còn nhiều do

tâm lý cán bộ, công chức vẫn quen dùng tiền mặt trong các giao dịch mua bán hàng hoá, chi tiêu hàng ngày nên. Mặt khác, do mức lương của các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách còn thấp, nên sau khi tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân thì họ lại phải rút ra hết bằng tiền mặt để chi tiêu cho bản thân và gia đình, vì vậy hiệu quả của việc thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng không được như mong đợi. Bên cạnh đó, số lượng máy rút tiền ATM trên địa bàn huyện còn rất ít, xa trụ sở làm việc và nơi ở, sinh hoạt của cán bộ công chức. Cùng với tình trạng phải chờ đợi rút tiền do đông người, hiện tượng nghẽn mạng, hỏng hóc, hết tiền tại các máy ATM đã tạo nên tâm lý ngại rút tiền từ tài khoản của một bộ phận cán bộ, công chức. Ngoài ra một số khoản chi cho hoạt động chuyên môn của từng ngành vẫn được thực hiện chủ yếu theo hình thức rút tiền mặt. KBNN vẫn phải duy trì một lượng tồn quỹ tiền mặt nhất định để thực hiện thanh toán khi các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 98)