Đồng bộ, triệt để thực hiện thanh toán chuyển khoản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 108)

5. Bố cục luận văn

4.2.5.Đồng bộ, triệt để thực hiện thanh toán chuyển khoản

Hoàn thiện cơ chế thanh toán không sử dụng tiền mặt đối với các khoản chi, chấp hành tốt quy định thanh toán không dùng tiền mặt theo thông tưsố 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ tài chính Quy định về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Tăng cường phương thức thanh toán, mở rộng việc ứng dụng các hình thức thanh toán tiên tiến, khoa học như thanh toán điện tử, thẻ tín dụng, đồng thời phải quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Áp dụng triệt để quy trình cấp phát trực tiếp từ đơn vị sử dụng ngân sách qua KBNN đến người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm được các chi phí liên quan đến quản lý liền mặt nhưkiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSX. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Đồng thời, cần quy định các đơn vị sử dụng NSNN khi mua hàng hoá dịch vụ với số tiền ở một mức nào đó thì bắt buộc phải mua của người bán có tài khoản tại Ngân hàng.

Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân như lương, phụ cấp lương, tiền công lao động, học bổng, sinh hoạt phí… Để làm tốt được điều này, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc quy định bắt buộc các đơn vị có điều kiện phải thực hiện thanh toán

98

qua thẻ ATM. Đồng thời, có biện pháp tác động đến hệ thống ngân hàng để mở rộng mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng

4.2.6. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham gia công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN

Trước hết cần nhận định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của KBNN và các cơ quan khác trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên.

Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát chi trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự toán, khâu theo dõi tiến độ chi tiêu để kịp thời đáp ứng cung cấp vốn, quyết toán chi, kiểm soát các khoản chi bằng lệnh chi tiền, còn KBNN chủ yếu kiểm soát trong khi chi. Đây là khâu hết sức quan trọng nên Nhà nước cần ban hành đồng bộ, đầy đủ chế độ, định mức chi cụ thể làm căn cứ đối chiếu để quyết định xuất quỹ hay không xuất quỹ.

Trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện trình tự theo 3 khâu là kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau khi cấp phát. Nhưng thực tế KBNN hầu như mới chỉ thực hiện được hai khâu đầu là kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của chứng từ hồ sơ thanh toán và kiểm soát nội dung chi có đủ điều kiện cấp phát thanh toán không, còn khâu kiểm soát sau khi cấp phát chưa thực hiện được. Mặc dù kiểm soát sau quan trọng không kém kiểm soát trước và kiểm soát trong thanh toán, chỉ có kiểm soát sau mới biết chắc chắn đơn vị sử dụng NSNN có sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng không, có kiểm soát được như vậy các khoản chi mới mang lại hiệu quả đích thực, mới tránh được tình trạng chi khống, chi sai mục đích, hợp lý hóa chứng từ và hạn chế các hiện tượng tiêu cực khác xảy ra làm thất thoát lãng phí NSNN.

Do đó để thực hiện tốt công tác kiểm soát sau, KBNN cần tích cực kết hợp với phòng tài chính và các ban ngành hữu quan tiến hành kiểm tra ở một số đơn vị sử dụng NSNN có số chi lớn hoặc cũng có thể thành lập bộ phận giám sát các khoản chi của đơn vị này hay giao cho kế toán KBNN quản lý tài khoản của đơn vị nào thì thực hiện luôn việc giám sát thực tế sử dụng Ngân sách của đơn vị đó.

KBNN Thạch Thất cần tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi của các đơn vị sử dụng NSNN và thanh toán kịp thời các khoản chi thường

99

xuyên đủ điều kiện thanh toán. Có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi và thanh toán kịp thời các khoản chi thường xuyên khi đủ điều kiện thanh toán, tham gia phối hợp với cơ quan tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN khi có yêu cầu, xác định số thực chi qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN, từ chối các khoản chi không đúng đối tượng, không đủ điều kiện theo qui định, tạm ứng thanh toán chi trả theo yêu cầu của cơ quan tài chính cùng cấp.

Ngoài ra, tăng cường việc truyền thông và hướng dẫn việc thực hiện các quy định, chính sách mới trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tới các đơn vị sử dụng NSNN.

KBNN phải phát huy vai trò tích cực trong công tác kiểm soát chi NSNN , không chỉ thực hiện tốt nghiệpvụ chuyên môn mà còn phải thực hiện phổ biến cho các đơn vị sử dụng NSNN những quy định, chế độ, chính sách mới về kiểm soát chi NSNN tại KBNN khi có sự thay đổi. Việc truyền thông có thể thực hiện bằng văn bản giấy, hoặc lập một địa chỉ thư điện tử dùng chung cho tất cả các đơn vị tới giao dịch để thuận tiện trong việc thông báo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 108)