5. Bố cục luận văn
3.2.2. Khái quát tình hình chi NSNNtại KBNNThạch Thất
3.2.2.1. Tổng chi NSNN
Nếu như thu NSNN trong ba năm vừa qua trên địa bàn huyện Thạch Thất thể hiện những khó khăn trong việc huy động các nguồn thu, thì chi NSNN lại không ngừng gia tăng qua từng năm. Mặc dù nguồn thu có hạn, nhưng việc đáp ứng các nhu cầu chi NSNN vẫn phải được thực hiện để đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
Bảng 3.1: Chi NSNN tại KBNN Thạch Thất giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng
Niên độ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi thƣờng xuyên 713.857 745.492 749.825
Chi đầu tƣ XDCB 375.093 630.707 422.621
Chi trả nợ lãi, phí 35 19 1
Tổng chi NSNN 1.088.985 1.376.218 1.172.448
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN niên độ 2012-2014, KBNN Thạch Thất)
Bảng 3.1 trên đây cho thấy chi NSNN các năm qua tại KBNN Thạch Thất đều đang ở mức trên 1000 tỷ, cá biệt năm 2013 lên tới 1400 tỷ. Cơ cấu chi NSNN của huyện Thạch Thất cũng đang cho thấy các khoản chi chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Trong đó chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi NSNN hằng năm, có năm lên tới gần 66% (2012). Tổng chi NSNN năm 2012 là 1.088, 985 tỷ đồng;năm 2013 tăng mạnh lên 1.376,218tỷ đồng, 26,4% so với năm 2012; năm 2014, tổng chi là 1.172,448 tỷ đồng, giảm 14,8% so với năm 2013.
53
Chi NSNN tăng phản ánh nhu cầu sử dụng NSNN trên địa bàn huyện ngày càng lớn. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy Huyện Thạch Thất đang khai thác và sử dụng NSNN một cách tối đa cho các chương trình hoạt động cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế này cũng đặt ra yêu cầu quản lý, dự toán, phân bổ NSNN phải chặt chẽ, khoa học hơn, đồng thời công tác điều hành, kiểm soát chi NSNN phải nghiêm ngặt hơn nhằm chống thất thoát, lãng phí, tham ô, tiêu cực xảy ra.
Cụ thể cơ cấu chi NSNN hằng năm cho thấy chi thường xuyên luôn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi thường xuyên là công cụ quan trọng thiết yếu để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng như các cơ quan an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Từ đó đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện thành công các chương trình an sinh xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên, như đã nêu trên thì tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN đang ở mức tương đối cao (55 – 65%), trong khi tỷ trọng chi đầu tư XDCB ở mức trên dưới 40%. Việc gia tăng tỷ trọng chi thường xuyên là dấu hiệu không tốt cho thấy sự phình to của bộ máy Nhà nước tại địa phương cũng như nhu cầu chi tiêu của bộ máy đó. Điều đó có nghĩa là NSNN đang phải chi nhiều hơn để duy trì hoạt động quản lý Nhà nước cũng như ổn định tình hình kinh tế - xã hội ngắn hạn trước mắt. Nó đồng nghĩa với sự sụt giảm của tỷ trọng đầu tư Xây dựng cơ bản cho các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Nó có thể dẫn đến sự trì trệ, tụt hậu của huyện Thạch Thất so với các Địa phương khác trong phạm vi thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, nhìn vào bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn này thì việc cơ cấu chi NSNN nghiêng về chi thường xuyên nhiều hơn là có thể giải thích được. Kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; chính phủ phải tập trung nguồn lực cho các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định thị giá, cũng như quỹ an sinh – xã hội nhiều hơn. Mặt khác, Thêm vào đó là 3 đợt tăng lương cơ bản liên tiếp vào các năm 2011, 2012 và
54
2013 từ mức 750.000 Đồng lên mức 1.150.000 Đồng đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của các khoản chi lương trong tỷ trọng chi NSNN.
3.2.2.2. Chi Thƣờng xuyên NSNN
Bảng 3.2 dưới đây cung cấp số liệu cụ thể về chi thường xuyêntại huyện Thạch Thất giai đoạn 2012-2014. NSNN phục vụ cho chi thường xuyên cũng được phân bổ bởi các cấp Ngân sách khác nhau, từ Trung ương đến Thành phố (Tỉnh), Huyện và Xã.
Bảng 3.2: Chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thấtgiai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng
Niênđộ
Cấp ngân sách Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngân sách trung ƣơng 98.434 109.369 109.462
Ngân sách địa phƣơng 615.423 636.123 640.363
Ngân sách cấp tỉnh 89.889 88.525 81.382
Ngân sách cấp huyện 415.358 428.119 433.136
Ngân sách cấp xã 110.176 119.479 125.845
Tổng chi thƣờng xuyên 713.857 745.492 749.825
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN niên độ 2012-2014, KBNN Thạch Thất)
Cụ thể, năm 2012, chi thường xuyên NSNN đạt 713,857 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 65.6%tổng chi NSNN trong năm. Năm 2013, mặc dù chi thường xuyên tăng lên mức 745,492 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 54% tổng chi NSNN. Năm 2014, tổng chi thường xuyên ở mức 749, 825
55
tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2013; đáng chú ý là tỷ trọng trên tổng chi NSNN lại tăng trở lại lên mức 64%.Tuy nhiên, nhìn vào chi tiết tình hình chi thường xuyên NSNN trong bảng này, có thể thấy không hề có sự biến động bất thường nào trong các số liệu chi tại tất cả các cấp Ngân sách Trung ương, Tỉnh, Huyện và Xã; chỉ có xu hướng tăng nhẹ Ngân sách cho chi thường xuyên qua các năm là tương đối rõ ràng và dễ hiểu bởi trượt giá và khấu hao tài sản. Vì vậy việc tăng, giảm tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi NSNN qua các năm thực chất là do sự tăng giảm của chi NSNN cho Đầu tư XDCB. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân trong việc điều hành, quản lý Ngân sách của Huyện Thạch Thất, tuy nhiên điều này nằm ngoài phạm vi luận văn và tác giả xin phép không đi sâu thêm.
Xét về quy mô thì chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất trong 3 năm 2012-2014 tăng lên qua từngnăm ở tất cả các cấp Ngân sách nhưng tốc độ tăng giảm dần.Năm 2012, tổng chi thường xuyên NSNN thực hiện trên địa bàn là 713 tỷ 857 triệu đồng. Năm 2013, tổng chi thường xuyên đạt 745 tỷ 492 triệu đồng, tăng 31 tỷ 635 triệu đồng tương đương tăng 4,43% so với năm 2012. Năm 2014, chi thường xuyên NSNN là 749 tỷ 825 triệu đồng, tăng 4 tỷ 333 triệu đồng tương đương tăng 0.58% so với năm 2013.
Trong điều kiện Nhà nước thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm chi tiêu công, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên không cần thiết thì việc giảm tốc độ tăng của các khoản chi thường xuyên trên địa bàn huyện Thạch Thất trong năm 2014 là kết quả của việc thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, của Thành phố Hà Nội về Kinh tế - Xã hội và điều hành quản lý tài chính ngân sách. Tiêu biểu là Chỉ thị 25/CT-TTg 13/8/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 10/9/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – Ngân sách Nhà nước năm 2014. Vì vậy có thể nói, tình hình thực hiện chi NSNN trên địa bàn huyện Thạch Thất tuy còn nhiều khó khăn, xong về cơ bản đã đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi chủ yếu phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.
56
Xét về cơ cấu chi thường xuyên, chi thanh toán cá nhân và chi nghiệp vụ chuyên môn là hai nhóm chi chiếm đa số tỷ trọng trong tổng chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất, trong đó giữ tỷ trọng cao nhất là nhóm chi thanh toán cá nhân, tỷ trọng của nhóm này trong tổng chi thường xuyên NSNN gia tăng qua từng năm.
Bảng 3.3: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất, 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng
Niên độ Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chi thanh toán cá
nhân 317.868 44.5 360.245 48.3 387.774 51.7 Chi nghiệp vụ chuyên
môn 261.421 36.6 271.024 36.4 272.525 36.3 Chi mua sắm, sửa
chữa TSCĐ 78.454 11 48.556 6.5 31.943 4.3
Chi thƣờng xuyên
khác 56.114 7.9 65.667 8.8 57.583 7.7
Tổng chi thƣờng
57
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN niên độ 2012-2014, KBNN Thạch Thất)
Năm 2012, các khoản chi thanh toán cá nhân được thực hiện thông qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất là 317 tỷ 868 triệu đồng, chiếm 44,5% tổng chi chi thường xuyên NSNN. Năm 2013, chi thanh toán cá nhân tăng lên 360 tỷ 245 triệu đồng, tăng 13.3% so với năm 2012 đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên mức 48,3% tổng chi thường xuyên. Năm 2014, các khoản chi thanh toán cá nhân là 387 tỷ 774 triệu đồng, tăng 7,6% so với năm 2013, tuy tốc độ tăng giảm so với năm 2012 nhưng tỷ trọng chi thanh toán cá nhân tăng lên tới 51,7% tổng chi thường xuyên NSNN.
Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn trong ba năm qua luôn có tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi NSNN nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2012, chi nghiệp vụ chuyên môn thực hiện là 261 tỷ 421 triệu đồng, tỷ trọng chiếm36.6% tổng chi thường xuyên. Năm 2013, chi nghiệp vụ chuyên môn là 271 tỷ 024 triệu đồng, chỉ tăng 4% so với năm 2012 và tỷ trọng giảm còn 36.4% tổng chi thường xuyên.Trong năm 2014, chi nghiệp vụ chuyên môn là 272 tỷ 525 triệu đồng, tăng chỉ 0.37% so với năm 2013. Về tỷ trọng, năm 2014 chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm 36.3% tổng chi thường xuyên NSNN và đáng chú ý hơn đây là năm thứ 4 liên tiếp tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn giảm trong tổng chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2011-2014.
Nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định trong ba năm 2012- 2014cũng đang cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng. Điều này xuất phát trực tiếp từ chủ trương thắt chặt chi tiêu, thực hành tiết kiệm của Chính phủ đề ra đối với các cơ quan Nhà nước nhằm đối phó với lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Năm 2012, tổng chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ tuy tăng lên 78 tỷ 454 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 11%tổng chi thường xuyên. Năm 2013, các khoản chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ giảm mạnh cả về giá trị thực hiện và tỷ trọng, chỉ còn 48 tỷ 556 triệu đồng, giảm 38% so với năm 2012 và tỷ trọng chỉ còn 6% tổng chi thường xuyên. Sang năm 2014, xu hướng giảm mạnh chi cho mua sắm, sửa chữa tiếp tục được thể hiện khi tổng chi chỉ còn 31 tỷ 943 triệu, chiếm tỷ trọng 4,3% tổng chi thường xuyên và giảm 34% so với năm 2013.
58
Nhóm cuối cùng trong chi thường xuyên NSNN là nhóm chi thường xuyên khác, bao gồm các khoản mục chi thường xuyên không thuộc 3 nhóm đã nêu ở trên (chi cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm - sửa chữa). Nhóm chi này nhìn chung chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng chi thường xuyên và biến không lớn qua các năm. Chi thường xuyên khác trong năm 2012 là 56 tỷ 114 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,9%. Năm 2013 là 65 tỷ 667 triệu đồng, tỷ trọng là 8,8%. Và năm 2014, chi là 57 tỷ 583 triệu đồng, đạt tỷ trọng 7,7% trong tổng chi thường xuyên NSNN.
Nhìn chung, trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2014, KBNN Thạch Thất đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát và cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN. Các khoản chi thường xuyên NSNN của các cấp đơn vị trên điah bàn Huyện đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức quy định, thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu công của Chính phủ đề ra; NSNN được sử dụng một cách có hiệu quả cho các mục tiêu duy trì an sinh xã hội và phát triển của địa phương.
3.2.3. Thực trạng kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất 3.2.3.1. Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất hiện nay được xây dựng trên cơ sở quy trình giao dịch một cửa theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN.
59
Hình 3.3:Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất
Các bước của quy trình như sau:
Bƣớc 1: Nhận chứng từ
Đơn vị sử dụng NSNN gửi hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên cho kế toán viên. Kế toán viên tiếp nhận kiểm tra và phân loại hồ sơ.
Đối với công việc phải giải quyết ngay bao gồm các đề nghị tạm ứng tiền mặt, thanh toán tiền lương, tiền công, chi hành chính, trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, kế toán viên tiếp nhận và xem xét, giải quyết ngay trong ngày làm việc. Đối với những công việc có thời hạn giải quyết trên 1 ngày như các khoản thanh toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, các khoản chi có tính chất phức tạp, khi hồ sơ đầy đủ theo quy định, kế toán viên tiếp nhận và lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ ngày hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung, kế toán viên lập 2 phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ những tài liệu, chứng từđã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ, giao 1 liên phiếu giao nhận hồ sơ cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ.
Bƣớc 2: Thực hiện kiểm soát chi
Kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồ sơ chứng từ theo quy định, kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, và các điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi. Nếu thấy hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện chi NSNN theo quy định, kế toán viên thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền. Nếu số dư tài khoản của đơn vị không đủ, hoặc khoản chi không đủ điều kiện chi theo chế độ quy định như sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi không đúng đối tượng, dự toán được duyệt; kế toán viên lập thông báo từ chối thanh toán trình lãnh đạo KBNN ký gửi đơn vị giao dịch.
60
Kế toán viên trình kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền hồ sơ, chứng từ được kiểm soát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng hoặc thanh toán. Kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ, nếu đủ điều kiện sẽ ký duyệt trên máy và trên chứng từ giấy, sau đó hồ sơ, chứng từ được chuyển tới Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
Bƣớc 4: Giám đốc hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền ký chứng từ
Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét, nếu đủ điều kiện thì ký duyệt trên hệ thống máy tính điện tử và duyệt trên chứng từ giấy. Chứng từ sau khi đã được Giám đốc ký duyệtđược chuyển cho kế toán viên theo dõi. Trường hợp Giám đốc hoặc người được uỷ quyền không đồng ý thanh toán thì chuyển trả hồ sơ cho kế toán viên để lập thông báo từ chối.
Bƣớc 5: Chuyển trả chứng từ để thanh toán
Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản, kế toán viên thực hiện tách các liên chứng từ kiểm soát chi và trả lại tài liệu, chứng từ cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục thanh toán đối với trường hợp không lĩnh tiền mặt.
Bƣớc 6: Chuyển liên chứng từ thanh toán tiền mặt
Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, kế toán viên chuyển các liên chứng từ cho thủ quỹ theo đường nội bộ.
Bƣớc 7: Thủ quỹ đối chiếu thông tin chứng từ và thanh toán
Thủ quỹ nhận và kiểm soát chứng từ chi tiền mặt về ngày, tháng chứng từ; họ tên, địa chỉ người lĩnh tiền, đối chiếu thông tin trên giấy CMND; số tiền bằng số và bằng chữ; kiểm tra khớp đúng thông tin trên máy do kế toán chuyển sang với thông tin trên chứng từ và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán tiền mặt cho khách hàng. Sau đó, thủ quỹ trả 01 liên chứng từ chi cho khách hàng và các liên chứng từ còn lại cho kế toán theo đường nội bộ.
Việc kiểm soát chi thường xuyên được thực hiện theo quy trình một cửa.