5. Bố cục luận văn
4.2.2. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt của KBNNThạch Thất
Một là, đề xuất với KBNN Trung ương hoàn thiện chế độ kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN:
- Tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian lao động mà trọng tâm là rà soát lại hệ thống báo cáo, giảm bớt số lượng báo cáo, lược bỏ các chỉ tiêu trùng lắp, xác định công thức xây dựng báo cáo hợp lý. Tập trung xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước lấy kế toán KBNN làm trung tâm.
94
- Hoàn thiện lại Quy trình giao dịch “ Một cửa”
Trong công tác triển khai thực hiện Quy trình giao dịch một cửa, đề nghị KBNN Trung Ương cần nghiên cứu, tham khảo từ những kết quả thực tế từ các KBNN trên toàn quốc để ban hành một Quy trình thực sự hợp lý về mặt thời gian để cán bộ có thể thực hiện giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất và thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch.
Hai là, hiện đại hóa công nghệ thanh toán.
Thực hiện đề án không dùng tiền mặt theo Quyết định số 291/2006/QĐ- TTg ngày 29/12/2006 của Chính phủ, KBNN đã triển khai nghiên cứu đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong nội bộ hệ thống KBNN theo hướng chuyển giao dần công tác này sang cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm nhận. Tuy nhiên trên thực tế tại KBNN vẫn còn có nhiềucác khoản chi NSNN bằng tiền mặt như chi khác hoặc cấp tạm ứng cho đơn vị chi hoạt động, chính vì vậy KBNN Trung Ương cần nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý cam kết chi NSNN theo hướng: Quy định về quản lý nhà cung cấp, các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công phải có tài khoản tại ngân hàng để thực hiện thanh toán chi trả bằng chuyển khoản; đối với các nhà cung cấp không có tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN, nếu đơn vị giao dịch với KBNN đề nghị chi bằng tiền mặt thì KBNN sẽ cấp séc cho đơn vị đến ngân hàng lĩnh tiền; ngoài các hình thức trên, cũng cần khảo sát và nghiên cứu xây dựng quy trình chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua thẻ ATM (thẻ thanh toán của các tổ chức). Cần nâng cao dịch vụ của hệ thống ngân hàng sao cho đáp ứng tốt nhất các nhu cầu thanh toán của các đơn vị phù hợp với tiến trình cải cách mới của đất nước.
Ba là, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa KBNN
Hiện đại hóa công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt độngcủa KBNN nói chung và cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN nói riêng. Hiện nay ngành Tài chính đang vận hành hệ thống TABMIS trong giai đoạn hoàn thiện đã đáp ứng một phần thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở và truyền tải mọi
95
thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Tuy nhiên còn khá nhiều bất cập cần phải được hoàn thiện như : đường truyền, thiết bị của cơ quan Tài chính và Kho Bạc chưa đồng bộ, nên đôi lúc xảy ra tình trạng Kho bạc truy vấn không có số dư, Tài chính báo đã nhập; hoặc đôi khi Tài chính đăng nhập chương trình không đươc, Kho bạc đăng nhập bình thường Vì vậy trong những điều kiện cho phép, cần hoạch định những bước đi thích hợp để đẩy nhanh tốc độ tin học hóa của hệ thống KBNN trên cơ sở đồng bộ giữa Tài chính, Kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách.
Bốn là, tăng cường trang thiết bị tài sản và phương tiện làm việc
KBNN Hà Nội cần xem xét và trang bị thêm cho đơn vị một số máy móc để phục vụ cho công tác như trang bị thêm một số máy tính mới, hiện đại thay thế các máy tính cũ đăng nhập vào chương trình rất chậm do đã đến hạn thanh lý làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của đội ngũ cán bộ công chức.
4.2.3. Hoàn thiện quy trình một cửa trong kiểm soát chi thƣờng xuyên
Ngành tài chính nói chung và KBNN nói riêng cần khảo sát thực tế, thu thập những ý kiến, phản ánh về tình hình thực hiện cơ chế một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN từ các KBNN địa phương nơi thực hiện quy trình, tham khảo thêm ý kiến của các đơn vị khách hàng tới KBNN giao dịch để đúc rút kinh nghiệm và ban hành một quy trình hợp lý hơn, phù hợp với thực tế thực hiện trong hệ thống KBNN nói chung cũng như tại từng KBNN cơ sở.
Quy trình một cửa nên cải tiến việc phân định giữa kế toán thanh toán và kế toán kiểm soát chi, cho phép việc một kế toán viên thực hiện cả hai nhiệm vụ này, đặc biệt ở những đơn vị KBNN có lực lượng đội ngũ cán bộ ít, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Mặt khác,theo lộ trình hiện đại hoá KBNN, trong tương lai, KBNN sẽ không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt, như vậy, việc khách hàng đến giao dịch với kế toán kiểm soát chi, và nhận kết quả thanh toán từ chính kế toán đó sẽ đảm bảo nguyên tắc một cửa trong kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN.
Quy trình một của cũng nên quy định chuyển trách nhiệm lập Phiếu giao nhận chứng từ do kế toán viên lập sang cho khách hàng. Kế toán viên khi nhận
96
chứng từ sẽ đánh dấu xác nhận các chứng từ đã nhận và ghi thêm hồ sơ chứng từ cần bổ sung thêm. Như vậy sẽ giảm công việc cho kế toán viên và đẩy nhanh quy trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN.
4.2.4. Tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN theo dự toán
Kiểm soát chi theo dự toán được duyệt dựa trên phương thức cấp phát NSNN theo dự toán chi đã được giao cho các đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị phải thực hiện trong năm ngân sách. Căn cứ dự toán NSNN được giao và yêu cầu chi tiêu, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN ra quyết định chi kèm theo các hồ sơ, chứng từ có liên quan gửi tới KBNN nơi giao dịch. KBNN thực hiện kiểm soát nếu thấy phù hợp thì thực hiện xuất quỹ NSNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ bằng chuyển khoản hoặc cấp tiền mặt cho đơn vị để trả tới người thụ hưởng.
Việc kiểm soát chi NSNN theo dự toán một mặt tạo tính chủ động cho đơn vị trong việc ra các quyết định chi tiêu từ nguồn kinh phí NSNN, mặt khác buộc các đơn vị phải chấp hành nghiêm dự toán được duyệt, đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu NSNN theo quy định.
Để phát huy hiệu quả của hình thức kiểm soát chi NSNN theo dự toán, cần phải nâng cao chất lượng dự toán chi và thực hiện nghiêm túc việc xét duyệt dự toán chi NSNN. Bên cạnh đó, song song với việc ban hành đầy đủ, đồng bộ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu làm cơ sở cho việc lập và chấp hành dự toán chi NSNN thì cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc sử dụng vốn NSNN từ khâu lập dự toán, duyệt dự toán, phân bổ dự toán chấp hành các chế độ chi tiêu, chấp hành việc báo cáo thường kỳ và việc thanh toán quyết toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Với hình thức cấp phát NSNN bằng lệnh chi tiền, cần xác định rõ phạm vi và đối tượng khi cấp phát các khoản chi theo hình thức này. Cơ quan tài chính không sử dụng phương thức lệnh chi tiền để cấp phát các khoản chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán. Hạn chế tối đa các khoản chi bằng lệnh chi tiền chỉ trừ các khoản chi như cấp vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức không có quan hệ thường xuyên với NSNN, chi trả nợ, viện trợ hoặc những
97
khoản chi mang tính cấp thiết hay liên quan tới bí mật quốc gia. Cần phải có quy định cụ thể những khoản chi không được cấp phát theo hình thức lệnh chi tiền đồng thời cho phép KBNN từ chối cấp phát thanh toán khi cơ quan tài chính dùng lệnh chi để cấp phát những khoản chi không thuộc đối tượng áp dụng cho hình thức cấp phát này.
4.2.5. Đồng bộ, triệt để thực hiện thanh toán chuyển khoản
Hoàn thiện cơ chế thanh toán không sử dụng tiền mặt đối với các khoản chi, chấp hành tốt quy định thanh toán không dùng tiền mặt theo thông tưsố 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ tài chính Quy định về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tăng cường phương thức thanh toán, mở rộng việc ứng dụng các hình thức thanh toán tiên tiến, khoa học như thanh toán điện tử, thẻ tín dụng, đồng thời phải quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Áp dụng triệt để quy trình cấp phát trực tiếp từ đơn vị sử dụng ngân sách qua KBNN đến người cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm được các chi phí liên quan đến quản lý liền mặt nhưkiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSX. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Đồng thời, cần quy định các đơn vị sử dụng NSNN khi mua hàng hoá dịch vụ với số tiền ở một mức nào đó thì bắt buộc phải mua của người bán có tài khoản tại Ngân hàng.
Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân như lương, phụ cấp lương, tiền công lao động, học bổng, sinh hoạt phí… Để làm tốt được điều này, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc quy định bắt buộc các đơn vị có điều kiện phải thực hiện thanh toán
98
qua thẻ ATM. Đồng thời, có biện pháp tác động đến hệ thống ngân hàng để mở rộng mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng
4.2.6. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham gia công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN
Trước hết cần nhận định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của KBNN và các cơ quan khác trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên.
Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát chi trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự toán, khâu theo dõi tiến độ chi tiêu để kịp thời đáp ứng cung cấp vốn, quyết toán chi, kiểm soát các khoản chi bằng lệnh chi tiền, còn KBNN chủ yếu kiểm soát trong khi chi. Đây là khâu hết sức quan trọng nên Nhà nước cần ban hành đồng bộ, đầy đủ chế độ, định mức chi cụ thể làm căn cứ đối chiếu để quyết định xuất quỹ hay không xuất quỹ.
Trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện trình tự theo 3 khâu là kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau khi cấp phát. Nhưng thực tế KBNN hầu như mới chỉ thực hiện được hai khâu đầu là kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của chứng từ hồ sơ thanh toán và kiểm soát nội dung chi có đủ điều kiện cấp phát thanh toán không, còn khâu kiểm soát sau khi cấp phát chưa thực hiện được. Mặc dù kiểm soát sau quan trọng không kém kiểm soát trước và kiểm soát trong thanh toán, chỉ có kiểm soát sau mới biết chắc chắn đơn vị sử dụng NSNN có sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng không, có kiểm soát được như vậy các khoản chi mới mang lại hiệu quả đích thực, mới tránh được tình trạng chi khống, chi sai mục đích, hợp lý hóa chứng từ và hạn chế các hiện tượng tiêu cực khác xảy ra làm thất thoát lãng phí NSNN.
Do đó để thực hiện tốt công tác kiểm soát sau, KBNN cần tích cực kết hợp với phòng tài chính và các ban ngành hữu quan tiến hành kiểm tra ở một số đơn vị sử dụng NSNN có số chi lớn hoặc cũng có thể thành lập bộ phận giám sát các khoản chi của đơn vị này hay giao cho kế toán KBNN quản lý tài khoản của đơn vị nào thì thực hiện luôn việc giám sát thực tế sử dụng Ngân sách của đơn vị đó.
KBNN Thạch Thất cần tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi của các đơn vị sử dụng NSNN và thanh toán kịp thời các khoản chi thường
99
xuyên đủ điều kiện thanh toán. Có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi và thanh toán kịp thời các khoản chi thường xuyên khi đủ điều kiện thanh toán, tham gia phối hợp với cơ quan tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN khi có yêu cầu, xác định số thực chi qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN, từ chối các khoản chi không đúng đối tượng, không đủ điều kiện theo qui định, tạm ứng thanh toán chi trả theo yêu cầu của cơ quan tài chính cùng cấp.
Ngoài ra, tăng cường việc truyền thông và hướng dẫn việc thực hiện các quy định, chính sách mới trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tới các đơn vị sử dụng NSNN.
KBNN phải phát huy vai trò tích cực trong công tác kiểm soát chi NSNN , không chỉ thực hiện tốt nghiệpvụ chuyên môn mà còn phải thực hiện phổ biến cho các đơn vị sử dụng NSNN những quy định, chế độ, chính sách mới về kiểm soát chi NSNN tại KBNN khi có sự thay đổi. Việc truyền thông có thể thực hiện bằng văn bản giấy, hoặc lập một địa chỉ thư điện tử dùng chung cho tất cả các đơn vị tới giao dịch để thuận tiện trong việc thông báo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định mới.
4.2.7. Tổ chức nghiên cứu, phát triển và áp dụng thí điểm quy trình kiểm soát chi theo kết quả đầu ra kiểm soát chi theo kết quả đầu ra
Đây là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến theo đó Nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND giao dự toán NSNN, các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp một tiến
100
hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra. Định kỳ, cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp phát hiện đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN được phép tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp.
Trong cơ chế kiểm soát chất lượng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục được những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo “đầu vào” hiện nay; tăng cường hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp cũng như phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.
Tuy nhiên, để có một cơ chế kiểm soát như vậy, trước hết Nhà nước cần