Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyê ̣n Tha ̣ch Thất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 56)

5. Bố cục luận văn

3.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyê ̣n Tha ̣ch Thất

Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Quốc Oai, phía Tây giáp huyện Ba Vì. Toàn huyện có 34,8% diện tích tự nhiên là miền núi, 35,2% đồi gò và 30% đồng bằng. Trong lịch sử hình thành và phát triển, địa giới huyện và các xã trong huyện đã thay đổi nhiều lần. Hiện nay, diện tích huyện Thạch Thất là 184,6 km2 với trụ sở chính đặt tại thị trấn Liên Quan, dân số toàn huyện khoảng 199 470 người, mật độ dân số ước tính là 108 người/km2.

Huyện Thạch Thất hiện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Liên Quan và 22 xã, bao gồm: xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thượng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hương Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

Huyện Thạch Thất nổi tiếng với nhiều làng nghề, trong đó hiện có 9 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống như làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, làng nghề mộc, may Hữu Bằng, làng nghề mây, tre đan xuất khẩu Thái Hòa, Phú Hòa, Bình Xá, làng nghề Mộc Chàng Sơn, làng nghề chè lam Thạch Xá…Những năm qua, các làng nghề thủ công truyền thống của huyện đã phát triển nhanh chóng góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Ngoài những giá trị văn hóa, lịch sử, huyện Thạch Thất cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Cụ thể, việc hình thành khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học Quốc Gia Hà Nội, Làng văn hóa các dân tộc Việt

46

Nam cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá đã đưa Thạch Thất trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội.

Trên địa bàn huyện có rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, quốc lộ 21A – điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc, tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện lân cận đã tạo cho Thạch Thất một vị thế hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại.

Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của huyện Thạch Thất bình quân đạt 14%. Tỷ trọng các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Năm 2014, tổng giá trị sản xuất huyện Thạch Thất đạt 3.610 tỷ đồng, bằng 102,4% kế hoạch năm và tăng 13,3% so với năm 2013. Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 67,4%, ngành thương mại dịch vụ chiếm 20,2%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,4%.

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đạt được rất nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay, số thôn, làng, cụm dân cư văn hóa trên điạ bàn huyện Thạch Thất chiếm 73,5%, cơ quan văn hóa 78,8% và có 85% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 35% số trường đạt chuẩn quốc gia, giữ vững phổ cập tiểu học và THCS, phổ cập THPT đạt 78% đối tượng, mỗi năm bình quân đào tạo và giới thiệu việc làm cho 4.200 – 4.500 lao động, hiện toàn huyện không có hộ đói, hộ nghèo còn 4,8%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác quốc phòng và quân sự địa phương đều được hoàn thành theo kế hoạch hàng năm.

47

3.1.2. Khái quát vềKBNN Thạch Thất

KBNN Thạch Thất ra đời ngay từ khi hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, quy mô hoạt động cũng như tổ chức bộ máy của KBNN Thạch Thất đã được mở rộng hơn rất nhiều so với ngày mới thành lập, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý thu NSNN, kiểm soát chi NSNN, huy động vốn cho đầu tư phát triển, quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB và các CTMTQG.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, KBNN Thạch Thất đã không ngừng nỗ lực vươn lên, từng bước khẳng định vai trò, vị trí với nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện các chính sách tài chính – tiền tệ của địa phương, tập trung chủ yếu vào công tác quản lý quỹ NSNN các cấp trên địa bàn huyện, và luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác được địa phương và KBNN cấp trên giao phó.

Cùng với việc giữ vững truyền thống tuyệt đối đảm bảo an ninh, an toàn trong các hoạt động nghiệp vụ, trong thanh toán và trong quản lý tiền, tài sản của Nhà nước, KBNN Thạch Thất luôn chủ động phối hợp với các cơ quan thu, cải tiến, hợp lý hóa, tổ chức tốt công tác thu NSNN, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hằng năm của địa phương. Về công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN Thạch Thất luôn chú trọng nâng cao chất lượng và thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy trình, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của cơ quan, tổ chức trên địa bàn, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế việc thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước.

Hiện nay KBNN Thạch Thất có 01 điểm thu đặt tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thạch Thất theo đề án hiện đại hóa thu NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu thu nộp Ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước ngoài quốc doanh và các đối tượng được thiết lập kê khai mã số thuế thu nhập cá nhân; về chi ngân sách: Có 171 đơn vị là đầu mối sử dụng chi Ngân sách thường xuyên; trong đó có 10 đơn vị dự toán cấp trung ương, 15 đơn vị dự

48

toán cấp thành phố,đơn vị 123 dự toán cấp huyện và 23 đơn vị dự toán cấp phường; ngoài ra còn có rất nhiều đơn vị mở tài khoản chi đầu tư với kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm hơn 1.000 tỷ đồng.

Tổng số cán bộ công chức hiện có tại KBNN Thạch Thất là 14 đồngchí, trong đó:

- Đảng viên: 12 đồng chí, chiếm 80%, - Trình độ đại học: 11 đồng chí, chiếm 73%, - Trình độ trung cấp: 3 đồng chí, chiếm 27%.

Cơ cấu tổ chức KBNN Thạch Thất hiện nay gồm có ban giám đốc và các bộ phận chuyên môn: Tổ kế toán, tổ tổng hợp hành chính và tổ kho quỹ. Thẩm quyền, trách nhiệm của lãnh đạo KBNN Thạch Thất cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận chuyên môn đều được xác định rõ ràng và được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

49

Giám đốc KBNN Thạch Thất là người chịu trách nhiệm chung cao nhất về hoạt động của toàn đơn vị, đồng thời trực tiếp phụ trách bộ phận tổng hợp- hành chính và công tác kho quỹ.

Phó Giám đốc KBNN Thạch Thất có trách nhiệm trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán và thực hiện các nhiệm vụ quản lý khác cùng với Giám đốc, có thể thay mặt Giám đốc khi được ủy quyền.

Tổ Kế toán có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định; kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu thu, chi NSNN tại KBNN; mở tài khoản, kiểm tra tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán đối với các đơn vị sử dụng NSNN; tổ chức thanh toán, quyết toán liên kho bạc tại KBNN; tổng hợp quyết toán các hoạt động nghiệp vụ KBNN trên địa bàn theo quy định.

Tổ Tổng hợp – Hành chính có nhiệm vụ giúp Giám đốc phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ về quản lý quỹ NSNN; phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ; thực hiện kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, vốn chương trình mục tiêu theo sự phân công của KBNN cấp trên; quản lý cơ sở vật chất và thực hiện công tác hành chính, văn thư, bảo vệ; tổ chức công tác thống kê KBNN, tham gia ý kiến về các chủ trương phát triển KTXH và giải pháp tài chính tại địa phương.

Tổ Kho quỹ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt với các cơ quan, đơn vị, cá nhân tới giao dịch tại KBNN; bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá, vàng, bạc, kim khí, đá quý do KBNN quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ và tịch thu theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền; thống kê, tổng hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ kho quỹ theo chế độ quy định.

50

3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất

3.2.1. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi thƣờng xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ máy kiểm soát chi không đơn thuần chỉ là bộ phận trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát chi mà bao gồm cả các bộ phận khác có liên quan trong cơ cấu tổ chức của KBNN: Ban giám đốc, bộ phận kế toán, bộ phận kho quỹ.

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Thạch Thất)

Hình 3.2:Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên.

Ban giám đốc KBNN Thạch Thất gồm có Giám đốc và phó Giám đốc. Giám đốc KBNN có quyền quyết định cấp phát hay từ chối các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng. Phó Giám đốc KBNN thực hiện các công việc, nhiệm vụ chuyên môn sau khi đã có sự thống nhất trong ban giám đốc, và thực hiện cácnhiệm vụ do Giám đốc uỷ quyền.

Bộ phận kế toán có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản giao dịch tại KBNN. Người đứng đầu bộ phận kế toán là kế toán trưởng, chịu trách

BAN GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KẾ TOÁN KHO QUỸ QUẦY CHI KT CHI NS HUYỆN QUẦY THU KT TRƯỞNG KT NS XÃ KT TIỀN GỬI KT CHI NSTW NS TỈNH KT CHI NS HUYỆN

51

nhiệm tổ chức công tác kế toán, giúp Giám đốc KBNN quản lý và điều hành nghiệp vụ trong đơn vị. Để giải quyết công việc được nhanh chóng, thuận tiện hơn, bộ phận kế toán còn có ủy quyền kế toán trưởng. Người được kế toán trưởng ủy quyền sẽ thực hiện một số nhiệm vụ nhất định trong phạm vi công việc được ủy quyền. Nằm trong tổ chức bộ máy kế toán của KBNN, các kế toán viên chính là những người trực tiếp giao dịch với các đơn vị sử dụng NSNN, thực hiện kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị do mình quản lý. Hiện nay, nhiệm vụkiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thạch Thất được phân công giữa các kế toán viên cụ thể như sau:

- 01 kế toán viên phụ trách chi NSNN các đơn vị thuộc NSTW và Ngân sách cấp tỉnh.

- 02 kế toán viên phụ trách chi NSNN các đơn vị Ngân sách cấp huyện. - 01 kế toán viên phụ trách chi NSNN các đơn vị Ngân sách cấp xã. - 01 kế toán viên phụ trách quản lý tài khoản tiền gửi của cơ quan Đảng

và các đơn vị thuộc khối quốc phòng, an ninh.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Thạch Thất về cơ bản đáp ứng được nhu cầu công tác. Các kế toán viên luôn phối hợp và hỗ trợ nhau để thực hiện và hoàn thành tốt các nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo cho công việc chung thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng trong quản lý hiệu quả quỹ NSNN trên địa bàn.

Cùng với ban giám đốc và bộ phận kế toán, liên quan tới kiểm soát chi thường xuyên NSNN còn có bộ phận kho quỹ. Bộ phận kho quỹ có nhiệm vụ thực hiện giao dịch chi tiền mặt cho các đơn vị trong trường hợp cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN bằng tiền mặt, phối hợp với các bộ phận liên quan kịp thời làm rõ các trường hợp thừa, thiếu, mất tiền, giấy tờ có giá, tài sản quý trong kho quỹ và đề xuất các biện pháp xử lý.

52

3.2.2. Khái quát tình hình chi NSNN tại KBNN Thạch Thất 3.2.2.1. Tổng chi NSNN 3.2.2.1. Tổng chi NSNN

Nếu như thu NSNN trong ba năm vừa qua trên địa bàn huyện Thạch Thất thể hiện những khó khăn trong việc huy động các nguồn thu, thì chi NSNN lại không ngừng gia tăng qua từng năm. Mặc dù nguồn thu có hạn, nhưng việc đáp ứng các nhu cầu chi NSNN vẫn phải được thực hiện để đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Bảng 3.1: Chi NSNN tại KBNN Thạch Thất giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng

Niên độ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi thƣờng xuyên 713.857 745.492 749.825

Chi đầu tƣ XDCB 375.093 630.707 422.621

Chi trả nợ lãi, phí 35 19 1

Tổng chi NSNN 1.088.985 1.376.218 1.172.448

(Nguồn: Báo cáo chi NSNN niên độ 2012-2014, KBNN Thạch Thất)

Bảng 3.1 trên đây cho thấy chi NSNN các năm qua tại KBNN Thạch Thất đều đang ở mức trên 1000 tỷ, cá biệt năm 2013 lên tới 1400 tỷ. Cơ cấu chi NSNN của huyện Thạch Thất cũng đang cho thấy các khoản chi chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Trong đó chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi NSNN hằng năm, có năm lên tới gần 66% (2012). Tổng chi NSNN năm 2012 là 1.088, 985 tỷ đồng;năm 2013 tăng mạnh lên 1.376,218tỷ đồng, 26,4% so với năm 2012; năm 2014, tổng chi là 1.172,448 tỷ đồng, giảm 14,8% so với năm 2013.

53

Chi NSNN tăng phản ánh nhu cầu sử dụng NSNN trên địa bàn huyện ngày càng lớn. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy Huyện Thạch Thất đang khai thác và sử dụng NSNN một cách tối đa cho các chương trình hoạt động cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế này cũng đặt ra yêu cầu quản lý, dự toán, phân bổ NSNN phải chặt chẽ, khoa học hơn, đồng thời công tác điều hành, kiểm soát chi NSNN phải nghiêm ngặt hơn nhằm chống thất thoát, lãng phí, tham ô, tiêu cực xảy ra.

Cụ thể cơ cấu chi NSNN hằng năm cho thấy chi thường xuyên luôn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi thường xuyên là công cụ quan trọng thiết yếu để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng như các cơ quan an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Từ đó đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện thành công các chương trình an sinh xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên, như đã nêu trên thì tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN đang ở mức tương đối cao (55 – 65%), trong khi tỷ trọng chi đầu tư XDCB ở mức trên dưới 40%. Việc gia tăng tỷ trọng chi thường xuyên là dấu hiệu không tốt cho thấy sự phình to của bộ máy Nhà nước tại địa phương cũng như nhu cầu chi tiêu của bộ máy đó. Điều đó có nghĩa là NSNN đang phải chi nhiều hơn để duy trì hoạt động quản lý Nhà nước cũng như ổn định tình hình kinh tế - xã hội ngắn hạn trước mắt. Nó đồng nghĩa với sự sụt giảm của tỷ trọng đầu tư Xây dựng cơ bản cho các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Nó có thể dẫn đến sự trì trệ, tụt hậu của huyện Thạch Thất so với các Địa phương khác trong phạm vi thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, nhìn vào bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn này thì việc cơ cấu chi NSNN nghiêng về chi thường xuyên nhiều hơn là có thể giải thích được. Kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; chính phủ phải tập trung nguồn lực cho các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định thị giá, cũng như quỹ an sinh – xã hội nhiều hơn. Mặt khác,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 56)