làm rất tốt nên nợ xấu cuối năm 2012 chỉ còn 965 triệu đồng, nếu tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu của ngành này giảm không nhiều. Mặt khác do cây trồng vật nuôi thì vòng vay thƣờng là 6 tháng cho cây lúa và 8 tháng cho cây màu vì vậy các khoản vay trong năm vẫn chƣa đáo hạn nên việc nợ xấu hay nợ quá hạn cũng chƣa phát sinh.
Ngành thủy sản có biến động nợ xấu là nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu chỉ có 53 triệu đồng nhƣ đến cuối năm 2012 nợ xấu tăng lên đến 587 triệu đồng, bƣớc sang năm 2012 nợ xấu giảm còn 117 triệu đồng. Có thể thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này hết sức khó khăn khi mà nợ xấu ngày một tăng, cũng có thể nhƣ phân tích ở trên do thiệt hại về năng suất và trong năm 2010-2011-2012 giá các mặt hàng thủy sản lại giảm nên làm cho ngƣời sản xuất không trã đƣợc nợ ngân hàng. Nhƣng có thể thấy rằng việc nợ xấu giảm dần là một điều tốt nó cho thấy rằng năng lực quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng là khá tốt.
Ngành thƣơng mại dịch vụ là ngành có tỉ lệ nợ xấu chiếm cao nhất qua các năm cũng nhƣ 6 tháng đầu năm 2013, nếu so sánh giữa 6 tháng đầu năm 2013 với cùng kỳ năm 2012 thì có thể thấy rằng nợ xấu đã giảm 13,58%, nhƣng với tỉ trọng dƣ nợ của ngành luôn chiếm trên 50% so với tổng dƣ nợ, nên việc rủi ro trong quá trinh vay là không thể tránh khỏi tuy nhiên việc nợ xấu giảm là điều đáng mừng vì trong những năm qua và cả 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế tại địa phƣơng bắt đầu có dấu hiệu chậm lại tuy ổn định nhƣng vẫn chịu tác động phần nào từ nền kinh tế trong nƣớc.
Ngành khác là ngành duy nhất không có nợ xấu một mặt do dƣ nợ của ngành này thấp nhất mặt khác với việc cán bộ ngân hàng đã thực hiện công tác thẩm định trƣớc khi cho vay rất tốt nên dù kinh tế tại địa phƣơng có kho khăn thì ngành này vẫn không có nợ xấu.
4.2.2 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng hàng
Trong đó đối tƣợng khách hàng bao gồm : hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Hộ sản xuất kinh doanh là tên gọi tổng hợp từ khách hàng là cá nhân và khách hàng hộ kinh doanh cá thể, trong nhƣng năm qua Ngân hàng đã thống nhất tên gọi là Hộ sản xuất kinh doanh trong tất cả báo cáo về tín dụng
cũng nhƣ báo cáo tài chính vì vậy trong bài phân tích này em sẽ sử dụng Hộ sản xuất kinh doanh để thuận tiện trong quá trình phân tích.
Theo cách phân chia đúng thì thành phần doanh nghiệp này đƣợc chia thành doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế tại địa bàn huyện Lấp Vò mà thành phần doanh nghiệp quốc doanh không có vay vốn tại ngân hàng mà chỉ có doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thành phần này chủ yếu ở qui mô vừa và nhỏ, ví dụ nhƣ: công ty cổ phần, công ty TNHH và DNTN. Trong đó đối tƣợng giao dịch với ngân hàng nhiều nhất là DNTN chiếm tỷ trọng trên 85% tổng dƣ nợ doanh nghiệp. Nên trong quá trình phân tích thống nhất gọi chung là doanh nghiệp.
4.2.2.1 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng:
Cho vay ngắn hạn là hoạt động chính của một Ngân hàng, nhằm bổ sung vốn lƣu động cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp, cũng nhƣ hộ sản xuất kinh doanh thƣờng đến vay vốn tại Ngân hàng chủ yếu là để thực hiện các nhu cầu thanh toán và dự trữ nguyên liệu, hàng hoá, và hoạt động sản xuất trong ngắn hạn của mình.
Qua bảng 4.11 ta có thể thấy rằng doanh số cho vay của doanh nghiệp luôn tăng qua các năm, doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh lại biến động qua các năm. Tuy nhiên tỉ trọng doanh số cho vay của hộ sản xuất kinh doanh lại luôn cao hơn doanh nghiệp, một mặt ngân hàng xem hộ sản xuất kinh doanh là khách hàng trọng tâm, mặt khác do hệ lụy của nền kinh tế làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản vậy nên trong nhƣng năm qua ngân hàng ít chú trọng đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Hộ sản xuất kinh doanh: trong các năm qua luôn đứng đầu về doanh số cho vay, nguyên nhân là do ngân hàng đã nhận thấy hộ sản xuất kinh doanh là đối tƣợng khách hàng trọng tâm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đối tƣợng khách hàng này chủ yếu là vay cótài sản thế chấp, hoặc tài sản đảm bảo và nguồn trã nợ của họ cũng đảm bảo hơn so với doanh nghiệp , mặt khác theo ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam đánh giá thì hộ sản xuất kinh doanh là thành phần trọng tâm, mang tính ổn định cao, vừa truyền thống lại vừa tiềm năng. Thật vậy ở địa phƣơng theo thống kê của Ủy ban huyện thì trên địa bàn có hơn 6643 hộ sản xuất đã đăng ký kinh doanh trong khi doanh nghiệp chỉ có 215 doanh nghiệp. Nhƣng nhìn lại bảng doanh số cho vay thì có thể thấy rằng doanh số cho vay của hộ sản xuất kinh doanh lại biến động trong khi doanh số cho vay ở doanh nghiệp lại tăng qua các năm. Cụ thể nếu nhìn vào bảng 4.8 ta có thể thấy rằng năm 2011 doanh số cho vay giảm so vói năm 2010, nhƣng sang năm 2012 lại tăng lên .Tuy nhiên xét về mặt giá trị thì năm 2011 giảm
11,1% nhƣng đến năm 2012 tăng lên đến 58,53% cao hơn cả cùng kỳ năm 2010, điều này cho thấy nhu cầu vốn của đối tƣợng khách hàng này ngày một nhiều hơn. Nguyên nhân có sự biến động trên là do trong năm 2011 lãi suất tăng cao và chi phí sản xuất cũng tăng mà đầu ra không đảm bảo, lợi nhuận giảm nên nông dân cũng nhƣ hộ kinh doanh không mạnh dạn đầu tƣ, diện tích gieo trồng giảm đáng kể, số lƣợng vật nuôi cũng ít hơn, chủ các cửa hàng kinh doanh theo hộ hạn chế lấy hàng mà chủ yếu sử dụng hàng tồn kho để tìm kiếm lợi nhuận. Cho đến những tháng cuối năm thì lãi suất giảm trở lại, ngƣời dân mới lấy lại tinh thần cho vụ sản xuất kinh doanh mới. Trong năm 2012 doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng cao nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng qui mô sản xuất-kinh doanh, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Mặt khác thu nhập của ngƣời dân ngày một cải thiện nên nhu cầu đời sống càng cao, họ yêu cầu hàng hóa dịch vụ phải đa dạng và có chất lƣợng hơn trƣớc, do đó mà hộ kinh doanh các ngành thƣơng mại, dịch vụ cần có các khoản vốn đầu tƣ để mua hàng hóa nhiều và tốt hơn để đáp ứng nhu cầu trên .
Doanh nghiệp: Nếu hộ sản xuất tạo cho ngân hàng doanh số cho vay cao nhất nhờ vào số lƣợng khách hàng đông đảo thì doanh nghiệp lại nhờ vào số lƣợng vốn trên từng khách hàng. Nếu nhìn qua bảng thì có thể thấy rằng tỉ trọng doanh số cho vay của doanh nghiệp luôn thấp hơn hộ sản xuất kinh doanh tuy nhiên có thể thấy rằng số lƣợng doanh nghiệp và số vốn vay của mỗi doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc nên doanh số cho vay thành phần này tăng khá mạnh. Trong 3 năm vừa qua bất chấp khó khăn kinh tế ở địa phƣơng thì nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn tăng, tuy là tăng không nhiều so với hộ sản xuất kinh doanh nhƣng đó là một kết quả tuyệt vời. Với việc ngân hàng nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo cũng tác động phần nào đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tại địa phƣơng. Nhƣng để tiếp cận đến nguồn vốn của ngân hàng thì nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn vì hiện nay để vay tiền thì phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng nhƣ tài sản đảm bảo, kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên NHNo&PTNT huyện Lấp Vò đã thấy đƣợc điều đó nên đã chỉ đạo cán bộ tín dụng tăng cƣờng công tác thẩm định cũng nhƣ tìm khách hàng mới có tiềm năng đồng thời giữ chân những khách hàng cũ, có uy tín. Chính vì vậy mà doanh số cho vay của doanh nghiệp tăng nhẹ qua các năm.
Bảng 4.12 :Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2010-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Hộ sản xuất kinh doanh 509.717 66,1 453.155 63,06 718.366 68,59 -56.562 -11,1 91.759 20,25 Doanh nghiệp 261.387 33,9 265.45 36,94 329.04 31,41 4.063 1,55 11.812 4,45 Tổng Cộng 771.104 100 718.605 100 1.047.406 100 -52.499 -6,81 227.437 31,65
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTMT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)
Qua bảng 4.13 ta có thể thấy rằng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012. Có thể thấy rằng trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay của khách hàng là doanh nghiệp tăng khá cao 52,53% điều này cho thấy rằng nhu cầu vốn trong những tháng đầu năm của doanh nghiệp là khá cao vì doanh nghiệp thƣờng vay vốn vào những tháng đầu năm để phục vụ sản xuất kinh doanh cho cả năm, ngƣợc lại đối với nhũng hộ nông dân thì thƣờng tập trung vay vốn vào cuối năm vì vụ lúa đông xuân là vụ lúa chính trong năm. Mặt khác trong 6 tháng đầu năm 2013 sản lƣợng lúa gạo vụ đông xuân trong dân là khá nhiều, doanh nghiệp đƣợc hổ trợ lãi suất để tăng cƣờng thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân kèm theo đó xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc trong quý II/2013 đã hồi phục với mức tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, các sản phẩm xuất khẩu chính thể hiện rất rõ rệt nhƣ xuất khẩu tôm tăng mạnh, cá tra tăng nhẹ.
Bảng 4.13 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò 6 tháng đầu năm 2012-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền 6T 2012 6T 2013 Chênh lệch (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Hộ sản xuất kinh
doanh 337.869 75.37 362.861 66.77 24.992 7,4 Doanh nghiệp 110.386 24.63 180.590 33.23 70.204 63,6 Tổng Cộng 448.255 100 543.421 100 95.196 21,24
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTMT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)
Hộ sản xuất kinh doanh: doanh số cho vay 6 tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu vốn tăng cao của hô sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ vì đầu năm ngành thƣơng mại dịch vụ có điều kiện thuận lợi để phát triển nhƣ đƣờng xá, hay các chợ nông thôn đƣơc xây mới và mở rộng tạo đều kiện để hàng hóa đến. Mặt khác đầu năm 2013 công tác phòng chóng dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi của chính quyên địa phƣơng là rất tốt, vì thể ngƣời dân an tâm cho sản xuất, cùng với đó là giá cả hoa màu trong những tháng đầu năm tăng. Mô hình trồng cỏ nuôi bò của câu lạc bộ chăn nuôi bò của Hội Nông dân xã Hội An Đông đƣợc thành lập vào năm 2011 với 17 hội viên với hơn 100 con bò, thì đến 6 tháng đầu năm đã có 41 hội viên nâng tổng đàn bò hơn 400 con, với việc đƣợc hỗ trợ kỹ thuật và con giống nên mô hình sản xuất này đã gặt hái đƣợc nhiều thanh công, thấy đƣợc mô hình có nhiều lợi ích nên chính quyền địa phƣơng đang nhân rộng mô hình này cho các xã lân cận nên trong 6 tháng đầu năm, nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh chăn nuôi bò tăng cao.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Tiếp theo ta sẽ đi phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng để biết đƣợc công tác thu hồi nợ của ngân hàng có tốt hay không, và đối tƣợng khách hàng nào đang sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.
Qua bảng 4.14 ta có thể thấy rằng doanh số thu hồi nợ của hộ sản xuất kinh doanh biến động qua các năm nhƣng nếu so sánh với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ vẫn thấp hơn, điều này làm cho tăng dƣ nợ đúng theo kế hoạch đặt ra của ngân hàng. Để làm đƣợc điều này ngân hàng đã cho vay có chọn lọc kỹ, lựa chọn những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả để ký hợp đồng, công tác thẩm định trƣớc cho vay, kiểm tra và giám sát sau khi cho vay của cán bộ tín dụng tốt. Nhiều hộ sản xuất nhỏ có yêu cầu vay vốn dƣới 10 triệu đồng thì đƣợc ngân hàng tập hợp lại thành tổ vay vốn để dễ dàng theo dõi. Mặt khác hộ sản xuất-kinh doanh trong huyện có đƣợc nhiều kinh nghiệm, đƣợc sự hỗ trợ đắc lực của các ban ngành và chính quyền địa phƣơng trong định hƣớng sản xuất và kinh doanh: trồng cây gì sẽ tốt, nuôi con gì sẽ hiệu quả, kinh doanh mặt hàng nào phù hợp với tình hình kinh tế, … và hƣớng dẫn tận tình về thông tin mới, biện pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, … Từ đó mà làm ăn có hiệu quả, giảm thiểu thua lỗ tối đa lúc kinh tế khó khăn, đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng.
Về phần doanh nghiệp trong 3 năm vừa qua doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm và luôn thấp hơn doanh số cho vay, đây là một điều tốt trƣớc sự khó khăn của kinh doanh giai đoạn này. Để đạt đƣợc doanh số thu nợ tốt nhƣ vậy thì công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. Cán bộ tín dụng nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính và các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp để quyết định cho hoặc không cho vay. Doanh nghiệp phải xuất trình các hóa đơn chứng từ mua nguyên vật liệu, hàng hóa hay các chi phí phát sinh thuộc đối tƣợng cho vay của ngân hàng cho cán bộ tín dụng kiểm tra sau khi cho vay. Cán bộ tín dụng gửi thông báo kèm thông tin về nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp nắm rõ và trả hết nợ đúng hạn. Mặt khác ngân hàng cũng tạo điều kiện để cho doanh nghiệp thay đổi kỳ hạn trã nợ hay giai hạn lãi và gốc.
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò giai đoạn 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Hộ sản xuất kinh doanh 526.738 69.12 448.917 62.61 610.75 66.66 -77.821 -14,77 161.833 36,05 Doanh nghiệp 235.287 30.88 268.124 37.39 305.425 33.34 32.837 13,96 37.301 13,91 Tổng Cộng 762.025 100 717.041 100 916.175 100 -44.984 -5,9 199.134 27,77
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTMT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)
Chất lƣợng của hoạt động tín dụng ngắn hạn không chỉ dừng lại ở chỗ cho vay đƣợc bao nhiêu mà việc thu nợ về đúng hạn cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng. Cũng giống nhƣ những phần trên việc so sánh doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ sẽ giúp chúng ta đánh giá đƣợc công tác thu hồi nợ trong 6 tháng qua.
Bảng 4.15 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò 6 tháng 2012-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Hộ sản xuất kinh doanh 294.084 66.36 308.557 64.46 14.473 4,92 Doanh nghiệp 149.108 33.64 170.15 35.54 21.042 14,11 Tổng Cộng 443.192 100 478.707 100 35.515 8,01
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTMT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)