Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 41)

Doanh số thu nợ biểu hiện mức độ phát triển của nền kinh tế, tình hình ổn định của nền kinh tế và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Doanh số thu nợ tăng hay giảm thì cùng với đó doanh số cho vay cũng tăng và giảm và các năm, điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của ngƣời dân là tƣơng đối cao. Không chỉ trả đúng hạn nhƣ trong hợp đồng tín dụng, một số khách hàng còn có khả năng trả nợ trƣớc hạn. Mặt khác chỉ tiêu này còn là một yếu tố rất quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, thông qua nó sẽ biết đƣợc khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của chi nhánh có chặt chẽ hay không cụ thể ở đây là doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề và đối tƣợng khách hàng, việc phân tích doanh số thu nợ này tốt hay xấu sẽ giúp chúng ta đánh giá đƣợc khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay kinh doanh có hiệu quả không và ngân hàng có thể biết đƣợc hiệu quả tín dụng của mình không.

Doanh số thu nợ cũng chịu ảnh hƣởng từ doanh số cho vay, nên sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng ảnh hƣởng đến sự tăng giảm của doanh số thu nợ. Thật vậy nếu nhìn bảng 4.8 dƣới đây ta có thể thấy rằng doanh số thu nợ của ngành TM-DV luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và luôn tăng qua các năm, trong khi đó doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp và thủy sản và ngành khác cũng giảm trong 3 năm 2011. Để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích cụ thể doanh số thu nợ của từng ngành.

Ngành thủy sản: nếu nhìn vào bảng thu hồi nợ thì ta có thể đánh giá là việc thu hồi nợ vay giảm dần qua các năm, nhƣng nếu xét về doanh số cho vay ở trên và dƣ nợ sắp trình bày ở dƣới ta có thể thấy rằng việc thu hồi nợ ở lĩnh vực thủy sản vẫn tốt. Nếu nhìn lại tình hình khó khăn của ngành qua 3 năm, khi mà giá cá da trơn, giá tôm sụt giảm do nhu cầu xuất khấu giảm nguyên nhân là do thuế chống bán phá giá của Mỹ và EU đánh vào con tôm và cá da trơn của nƣớc ta. Tuy nhiên việc thu hồi nợ tốt là do cán bộ tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ hỗ trợ cho các hộ nuôi thủy sản kèm theo đó là ngƣời dân đang chuyển dần sang nuôi các loại cá khác để hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận. Mặt khác chính quyền địa phƣơng cũng đang lo ngại ngành này vị hiện nay giá cả thức ăn tăng cao, và đặc biệt nguồn con giống tại địa phƣơng đang giảm chất lƣợng, trong tƣơng lai nếu không có biện pháp cụ thể rất có thể ngành thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trong tƣơng lai ngân hàng cần chú ý hơn trong công tác quản lý và thu hồi nợ đối với ngành thủy sản.

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 235.102 30,85 173.989 24,26 143.115 15,62 -61.113 -7,93 -30.874 -4,3 Thủy Sản 183.691 24,11 96.929 13,52 66.534 7,26 -86.762 -11,25 -30.395 -4,23 TM-DV 287.765 37,76 397.868 55,49 666.261 72,73 110.103 14,28 268.393 37,35 Ngành khác 55.467 7,28 48.255 6,73 40.265 4,39 -7.212 -0,94 -7.99 -1,11 Tổng cộng 762.025 100 717.041 100 916.175 100 -44.984 -5,83 199.134 27,71

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTMT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Nông nghiệp: doanh số thu nợ giảm dần qua các năm là một dấu hiệu không tốt đối với ngân hàng vì việc thu nợ đến hạn không tốt chứng tỏ khách hàng nông nghiệp đang gặp khó khăn trong các phƣơng án sản xuất kinh doanh của họ. Mặt khác nếu nhìn lại doanh số cho vay thông qua bảng 4.6 thì có thể thấy rằng trong năm 2012, doanh số cho vay là 202.078 triệu đồng trong khi doanh số thu nợ trong năm 2012 là 143.115 triệu đồng thì có thể thấy rằng việc thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do trong những tháng cuối năm 2012 doanh số cho vay tăng cao hơn doanh số thu nợ , ngƣời dân vay vốn nhiều để sản xuất vụ lúa chính trong năm là vụ đông- xuân, mặt khác là tết sắp đến ngƣời dân tích cực vay vốn để đầu tƣ cho các vƣờn cây ăn trái, và vƣờn hoa kiểng của mình để phục vụ cho nhu cầu tết. Tuy nhiên nếu xét tổng thể thì doanh số thu nợ vẫn giảm từ năm 2010 đến năm 2012 do giá cả các loại nông sản rất bấp bênh, lúa là nông sản chính giá cũng không ổn định, mặt khác chăn nuôi heo giá lại giảm, chăn nuôi gia súc gia cầm lại gặp phải vấn đề dịch cúm trong khi đó giá cả các yếu tố đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, hay thức ăn cho vật nuôi ngày càng tăng làm cho thu nhập của ngƣời dân giảm có khi lại thua lỗ , từ những nguyên nhân trên làm cho việc thu hồi nợ của ngân hàng qua 3 năm gặp nhiều khó khăn.

Qua bảng số liệu 3 năm 2010-2012 doanh số thu nợ của ngành TM-DV tăng trƣởng khá cao, nhƣng ta hay xem lại bảng doanh số cho vay thì có thể thấy rằng việc thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn vì việc thu hồi nợ luôn thấp hơn khá nhiều so với doanh số cho vay, điều này cho thấy rằng việc kinh tế khó khăn và giá cả các mặt hàng nhƣ xăng điện tăng làm cho chi phí tăng kèm theo đó việc ngƣời dân đang gặp khó khăn trong sản xuất nên làm cho nhu cầu đối với các lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ ít đi, điều này làm cho việc kinh doanh của lĩnh vực này cũng khó khăn hơn bao giờ. Tuy nhiên nếu đánh giá chủ quan thì cán bộ ngân hàng đã hoàn thành công tác thu hồi nợ khá tốt.

Ngành khác: là ngành mà tỉ lệ thu nợ giảm ít nhất cụ thể năm 2012 giảm 0,94% so với năm 2010, năm 2013 giảm 1,11% so với năm 2012. Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm là do kinh tế tại địa phƣơng bắt đầu có dấu hiệu bất ổn, sản xuất hàng hóa dịch vụ qua các năm ngày một khó khăn khi yếu tố đầu vào các ngành nông nghiệp và thủy sản tăng cao trong khi đó việc xuất khẩu gạo và các sản phẩm từ thủy sản giảm, kinh tế khó khăn doanh nghiệp giải thể làm cho ngƣời dân mất việc làm. Việc ngành bào gồm các khoản vay cho tiêu dùng cá nhân nên khi mà thu nhập ngƣời dân lại giảm, ngân hàng càng siết chặt khâu thẩm định để hạn chế rủi ro khi cho vay, mặt khác khi kinh tế kho khăn ngƣời dân ít mua sắm vật dụng mà thƣờng tập trung đầu tƣ cho sản xuất- kinh doanh.

Tiếp theo ta sẽ so sánh giữa doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 với cùng kỳ năm 2012 để có thể đánh giá doanh số thu nợ trong năm nay.

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò 6 tháng đầu năm 2012-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6T /2012 6T /2013 Chênh lệch Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 95.54 21,56 66.261 13,84 -29.279 -30,65 Thủy Sản 39.766 8,97 29.62 6,19 -10.146 -25,51 TM-DV 288.177 65,02 359.919 75,19 71.742 24,9 Ngành khác 19.709 4,45 22.909 4,79 3.2 16,24 Tổng cộng 443.192 100 478.709 100 35.517 21,24

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTMT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 của ngành nông nghiệp giảm 30,65% so với cùng kỳ năm trƣớc, ngành thủy sản cũng giảm 25,51%, riêng ngành thƣơng mại dịch vụ lại tăng 24,9% và ngành khác tăng 21,24%. Nguyên nhân việc doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp giảm là do các hộ vay tiền để sản xuất lúa thì kỳ hạn sẽ là 6 tháng tuy nhiên ở ngân hàng Agribank thi sẽ đƣợc chính sách lƣu vụ, nghĩa là hộ vay sẽ đƣợc vay thêm 6 tháng nữa. Mặt khác với việc đầu năm 2013 giá lúa giảm mạnh so với năm 2012 ảnh hƣởng nghiêm trong đến lợi nhuận của các hộ sản xuất, giá heo trên địa bàn cũng giảm bên cạnh đó giả cả các yếu tố đầu vào của ngành nhƣ phân và thức ăn chăn nuôi tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, và trong những tháng đầu năm tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cũng .

Ngành thủy sản có mức thu nợ giảm là do trong những tháng đầu năm sản lƣợng thu hoặch tôm trên địa bàn giảm do con giống kém chất lƣợng cộng thêm dịch bệnh trên tôm phát triển cùng với đó giá thức ăn tăng cao, tuy giá thành thủy sản 6 tháng đầu năm có tăng so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣng ngƣời dân vẫn không có lợi nhuận.

Việc doanh số cho vay của ngành TM-DV chiếm tỉ trọng cao nhất trong tất cả các ngành, trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đã tăng 32,65% so với cùng kỳ và doanh số thu nợ tăng 24,9%. Việc doanh số thu nợ của ngành tăng cao là do công tác thu hồi vốn của cán bộ ngân hàng là rất tốt kèm theo đó là mức bản lẽ hàng hóa dịch vù ƣớc đạt 3.424 tỷ đồng tăng 18,27% so với cùng kỳ năm 2012, lƣợng hàng hóa cũng dồi dào và ổn định.

Trong 6 tháng vừa qua ngành khác là ngành có doanh số thu nợ tốt nhất, thông qua bảng 4.7 ta có thể thấy rằng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 là 21.039 triệu đồng trong khi doanh số thu nợ là 22.909 triệu đồng, việc

doanh số thu nợ cao nhƣ vậy là do công tác quản lý, giám sát, và thu hồi nợ rất tốt từ cán bộ tín dụng. Mặt khác trong những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế tại huyện nhà đã có nhiều chuyển biến tích cực khi tốc độ tăng trƣởng GDP 6 tháng đầu năm đạt hơn 6%( giá trị tăng thêm), thu nhập bình quân trên đầu ngƣời ƣớc lƣợng đến cuối năm đạt 893/USD/Ngƣời/năm, vì thế mà trong những tháng cuối năm nhu cầu vay vốn của ngành sẽ có thể tăng cao, đặc biết là sắp đến tết 2014.

4.2.1.3 Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề

Chỉ tiêu dƣ nợ phản ánh thực trạng hoạt động của Chi nhánh tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu dƣ nợ có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nó nói lên số tiền mà Chi nhánh còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Nếu dƣ nợ cao gần bằng doanh số cho vay thì Chi nhánh sẽ không đủ tiền để phát vay cho chu kỳ tiếp theo hay vòng vay vốn tín dụng bị chậm lại, dễ dàng gây ra sự tắc nghẽn trong việc sử dụng vốn của Chi nhánh. Vì vậy, dƣ nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trƣởng tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ. Dƣ nợ cho vay còn phản ánh mức đầu tƣ vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của Chi nhánh.

Trong những năm qua tỷ trọng dự nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 80% trong tổng dự nợ ( xem chỉ tiêu dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dự nợ ở phần sau). Điều này cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với Chi nhánh. Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành nghề của Ngân hàng qua ba năm đƣợc thể hiện qua bảng 4.7.

Qua 3 năm tổng dự nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm, điều này cho thấy đƣợc quy mô cho vay ngắn hạn của ngân hàng ngày càng mở rộng và lớn mạnh. Tuy nhiên, tình hình dƣ nợ ngắn hạn tăng đòi hỏi ngân hàng phải có trình độ quản lý phù hợp, tránh những rủi ro và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Qua bảng 4.7 thì dƣ nợ ngành nông nghiệp và ngành thủy sản và ngành khác điều giảm trong năm 2011 và tăng lại trong năm 2012, trong khi đó dƣ nợ ngành TM-DV lại tăng điều qua các năm. Tuy nhiên tỉ trọng dƣ nợ của ngành thƣơng mại dịch vụ và ngành nông nghiệp vẫn chiếm cao nhất cho thấy ngân hàng vẫn đang xem ngành thƣơng mại dịch vụ và ngành nông nghiệp là ngành chiến lƣợt nên trong 3 năm qua dƣ nợ của ngành này luôn chiếm tỉ trọng khá cao. Cụ thể dƣ nợ đƣợc phản ánh qua bảng nhƣ sau:

Ở lĩnh vực nông nghiệp tỉ trọng dƣ nợ của ngành luôn đứng thứ 2 sau dƣ nợ của ngành TM-DV. Qua bảng 4.7 dự nợ biến động qua các năm cũng giống

nhƣ doanh số cho vay dƣ nợ năm 2011 giảm so với năm 2010 nhƣng đến năm 2012 lại tăng lên. Tuy nhiên dự nợ năm 2012 vẫn thấp hơn dƣ nợ năm 2010 cho thấy mức giảm đáng kể của ngành này. Điều đáng quan tâm nhất là trong những năm qua ngân hàng đã có những chính sách hỗ trợ tích cực cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp kèm theo đó là các chính sách ƣu đãi theo nghị định 41 của chính phủ về cho vay nông thôn mới, tuy nhiên trái lại với những gì ngân hàng cố gắng, dƣ nợ của ngành lại giảm. Nguyên nhân là do lãi suất biến động tăng cao trong năm 2011 và giảm trong năm 2012 đã tác động mạnh đến tâm lý đi vay của ngƣời dân, khi lãi suất tăng làm cho việc trã tiền lãi nhiều, ngƣời dân ít đi vay hơn ngƣợc lại ngƣời dân sẽ đi vay nhiều hơn. Mặt khác trong các năm qua giá cả các mặt hàng nông sản nhƣ giá lúa, hoa mau và giá trái cây các loại giảm kèm theo đó là dịch bệnh bùng phát trên cây lúa, và cây ăn trái làm cho ngƣời dân không mạnh dạn đầu tƣ vốn nhiều. Cùng với đó là các nông sản ngoại ngày càng tràn vào thị trƣờng Việt Nam những mặt hàng này vừa có chất lƣợng, giá cả còn cạnh tranh với nông sản trong nƣớc đặc biệt là các loại nông sản Thái Lan. Ngƣời nông dân ở địa phƣơng luôn chịu cảnh trúng mùa thì mất giá do tâm lý còn chay theo số đông thấy mùa này ai trồng loại nông sản nào có lợi nhuận cao là cả ấp cả xã mùa sau cùng trồng loại nông sản đó.

Ở lĩnh vực thủy sản: dƣ nợ giảm dần qua các năm là điều không tốt, vì dƣ nợ giảm cho thấy việc ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc mở rộng cho vay đối với ngành thủy sản. Tuy nhiên nếu nhìn lại 3 năm qua, thì có thể thấy rằng tại địa phƣơng lĩnh vực thủy sản thật sự rất khó khăn. Thứ nhất là nguồn con giống tốt ngày càng ít, với các trại giống ở địa phƣơng thì chủ nuôi tôm ép giống thƣờng bằng kinh nghiệm lâu năm, rất ít khi đi hội thảo hay tập huấn vì vậy để có con giống tốt ngày càng khó khăn. Thứ 2 là việc những năm qua mặt hàng thủy sản chịu áp lực từ thuế chống bán phá giá, nên giá cả các mặt hàng nhƣ tôm và cá da trơn giảm liên tục và giá cả thức ăn cho thủy sản tăng liên tục qua các năm. Thứ 3 việc lãi suất trong 3 năm vừa qua khá cao, và việc tiếp xúc với nguồn vốn cũng khá khó khăn do những quy định nghiêm ngặc của ngân hàng về tài sản đảm bảo hay phƣơng án sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.8 Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 138.977 39,13 75.307 21,11 134.27 27,52 -63.67 -45,81 58.963 78,3 Thủy Sản 72.981 20,55 42.8 12 51.826 10,61 -30.181 -41,35 9.026 21,09

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)