Giải pháp về huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 79)

Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng đƣợc hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng vì vậy, trong tƣơng lai để giúp cho hoạt động tín dụng phát triển một cách bền vững thì ngân hàng cần phải có biện pháp cụ thể để cải thiện và nâng cao vốn huy động. Em xin đề ra một số giải pháp để nâng cao và tăng hiệu quả cho công tác huy động vốn:

Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động cũng nhƣ kinh doanh của ngân hàng. Do đó cần phải tăng cƣờng nguồn vốn tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đạt mục tiêu tăng dần tỷ trọng nguồn vốn tự lực tại địa phƣơng, giảm dần tỷ trọng nguồn vố điều chuyển từ NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

* Thực hiện tốt các dịch vụ tiện ích đẩy mạnh công tác huy động vốn:

– Đối với các khách hàng truyền thống của ngân hàng thì việc hỏi thăm, tặng quà vào ngày Lễ, Tết là rất quan trọng. Giá trị quà tặng phải phù hợp với số tiền gửi của họ. Giữ quan hệ tốt với khách hàng lớn để ổn định số dƣ tiền gửi. Ngân hàng cần tiến hành các thủ tục nhanh chóng, nghiên cứu việc miễn giảm các loại phí dịch vụ đối với những khách hàng này.

- Ngân hàng sẽ kết hợp vợi giới thiệu các gói dịch vụ, tiện ích của tiền gửi thông qua các chƣơng trình làm thẻ miễn phí cho khách hàng. Tuy nhiên việc làm thẻ này chỉ nên diễn ra trong một thời gian có hạn tránh chi phí lớn. Hơn nữa, ngƣời dân nông thôn hay sợ nên cho nhiều sẽ gây tâm lý nghi ngờ, giảm giá trị của thẻ. Để công việc có hiệu quả, ngân hàng có thể nhờ sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo huyện, xã nơi triển khai công tác để thông báo, chọn địa điểm, thời gian thích hợp. Nhân viên ngân hàng sẽ trực tiếp hƣớng dẫn và làm thủ tục nhanh chóng cho khách hàng mở thẻ tại chỗ.

* Tăng cường hơn nữa uy tín, thương hiệu ngân hàng: Thông qua tài trợ cho hội thao, chƣơng trình Lễ hội, khuyến nông, các chƣơng trình của Hội nông dân, Hội Phụ nữ trong huyện để tiếp xúc với dân nhiều hơn, tạo cảm giác thân thiện, quen thuộc và gắn bó hơn với khách hàng để nâng cao uy tính cũng

nhƣ thƣơng hiệu Ngân hàng. Có đƣợc sự tín nhiệm của ngƣời dân và là một ngân hàng của Nhà nƣớc thì ngƣời dân địa phƣơng sẽ an tâm gửi tiền hơn vì họ nghĩ Ngân hàng sẽ ít rủi ro.

- Để tăng cƣờng hơn nữa uy tín của ngân hàng thì cần phải tính toán hợp lý nguồn vốn tại ngân hàng vì với những khách hàng họ gửi tiền vì mục đích thanh toán, nếu nhƣ khi họ đến ngân hàng rút tiền mà ngân hàng chậm trễ hay không có tiền thì khách hàng dể đánh giá ngân hàng thiếu an toàn, và không có uy tín. Vì vậy việc tính toán nguồn vốn dự trữ tại ngân hàng một cách hợp lý sẽ giúp Ngân hàng tránh những rủi ro về mặt thanh khoản cũng nhƣ nâng cao đƣợc hình ảnh một Ngân hàng.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1KẾT LUẬN

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò đã tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu trong lòng các khách hàng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, sự năng nỗ nhiệt tình, cung cách phục vụ sẵn sàng hết lòng vì khách hàng của đội ngủ cán bộ công nhân viên. Từ đó, góp phần tăng nhanh về số lƣợng khách hàng từ khách hàng cá nhân cho đến khách hàng doanh nghiệp qua đó kéo theo sự gia tăng trong dƣ nợ và doanh số cho vay. Ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế cũng nhƣ xã hội của huyện lấp vò.

Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng nông nghiệp giúp cho nông dân có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống. Tín dụng doanh nghiệp giúp kinh tế của huyện phát triển hơn nữa, góp phần thay đổi dần bộ mặt của huyện từ một vùng thôn quê nghèo nàn trở nên phát triển và giàu mạnh.

Nhìn lại 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ qui mô hoạt động của ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng. Vấn đề quan trọng là tình hình nợ xấu trong dƣ nợ của ngân hàng lại tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2013, trong khi 3 năm qua nợ xấu lại ở mức thấp đây sẽ là một vấn đề lớn mà Ngân hàng cần phải quan tâm trong năm nay. Mặt khác nếu đánh giá thì 3 năm vừa hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả và rủi ro đƣợc quản lý chặc chẽ. Trong đó, hoạt động tín dụng ngắn hạn là hoạt động chủ lực của ngân hàng. Nó đem về nguồn thu nhập chiếm hơn 80% tổng thu nhập của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn đƣợc xem nhƣ một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý và hiệu quả nhất trên địa bàn Lấp Vò vì tạo cho ngân hàng vòng quay vốn nhanh, chất lƣợng tín dụng cao. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng thông qua tín chấp quỹ lƣơng của ngƣời vay nhƣng rủi ro lại cao, kém hiệu quả.

Để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2013 khi kinh tế nƣớc ta đang trong điều kiện khó khăn, GDP giảm trong năm 2012 và làm phát có thể tăng trở lại bắt cứ lúc nào tuy nhiên kinh tế địa phƣơng tuy có ổn định trong những năm qua nhƣng cũng chịu phần nào tác động từ kinh tế trong nƣớc điều đặc biệt quan trọng là sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác vì các ngân hàng thƣơng mại biết đƣợc tiềm năng của khu vực nông thôn rất lớn mặt khác việc kinh tế hiện nay khó thể cho vay khách hàng doanh nghiệp vì việc kinh

doanh của họ gặp khó khăn vì vậy việc các ngân hàng thƣơng mại khác đang mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng thêm các phòng giao dịch.Vì vậy Ngân hàng cần nâng cao doanh số cho vay mở rông thêm thị trƣờng và cũng nâng cao chất lƣợng các khoản cho vay của mình nhằm hơn hạn chế rủi ro. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc.

Qua quá trình quan sát thực tế và phân tích về thực trạng cho vay ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh huyện Lấp Vò ta thấy ngân hàng nằm trên địa bàn với đa số dân cƣ sản xuất nông nghiệp tuy nhiên trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho ngành TM-DV và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển nên nhu cầu vay vốn là rất lớn. Vì vậy, vai trò của ngân hàng là rất quan trọng, trong đó cho vay ngắn hạn lại càng giữ vai trò quan trọng hơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhƣ hiện nay. Đây là hoạt động đƣợc ngân hàng chú trọng và có định hƣớng phát triển lâu dài mở rộng hơn nữa trong tƣơng lai.

Đứng trƣớc sự phát triển của nền kinh tế trong nƣớc và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nhƣ mong muốn đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vƣơn lên phát triển.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đồng Tháp:

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện làm việc, mở rộng mặt bằng để tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn. Tuyển thêm nhân viên hoặc đề nghị ngân hàng tỉnh điều chuyển xuống bổ sung cho bộ phận huy động và tín dụng giảm tình trạng quá tải công việc tại chi nhánh.

Đào tạo về luật cho các cán bộ chủ chốt, cán bộ nghiệp vụ vì hiện nay ngân hàng trong hoạt động hàng ngày đều phải tiếp xúc và làm theo tất cả bộ luật có liên quan đến hoạt động của chính mình. Đƣợc nhƣ thế cơ sở chủ động và mạnh dạn hơn trong mọi công tác trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.

Cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi an toàn, thủ tục cho vay phù hợp tránh gây phiền hà cho ngƣời dân. Hệ thống IPCAS thật sự mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nhƣng hiện còn mắc phải nhiều sai sót nên tình trạng chậm trễ vẫn xảy ra. Đề nghị ngân hàng cấp trên kịp thời hoàn thiện hệ thống này.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng

- Có chính sách hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Tạo điều kiện cho ngân hàng tìm hiểu, tiếp cận và tiếp xúc với ngƣời dân địa phƣơng nhằm giới thiệu và hƣớng dẫn ngƣời dân về hoạt động của ngân hàng.

- Cần có những biện pháp chỉ đạo thiết thực cho các ngành, các cấp kết hợp với ngân hàng thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế nông hộ trên địa bàn phát triển.

- Chỉ đạo các Ban, Ngành có liên quan tích cực hơn bằng những biện pháp xử lý cứng rắn hơn để phối hợp với ngân hàng trong công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

- Chinh quyền địa phƣơng nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết trong quá trình hoạt động của mình. Nhanh chóng hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở, nhất là tại các khu thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp đảm bảo tiền vay của khách hàng.

- UBND huyện cần có kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình từng khu vực, nhằm phát triển nền nông nghiệp toàn diện, tránh tình trạng nông dân đầu tƣ tự phát, tràn lan. Có kế hoạch hàng năm đầu tƣ bao nhiêu số lƣợng diện tích cây trồng, vật nuôi. Từ đó có cơ sở giúp các ngân hàng có địa chỉ đầu tƣ đúng theo chƣơng trình phát triển tại địa phƣơng.

- Thƣờng xuyên có chính sách hỗ trợ ngƣời dân trong sản xuất về con giống kinh nghiệm kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cũng nhƣ những tiến bộ khoa học, kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thái Văn Đại, (2012), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2010), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nxb Đại Học Cần Thơ.

3. Ban giám đốc NHNo&PTNT huyện Lấp Vò, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 4. Trên trang web: www.lapvo.dongthap.gov.vn

5. UBND huyện Lấp Vò, 14/6/2013, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 79)