Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 35)

Do điều kiện tƣ nhiên ƣu đãi nên huyện Lấp Vò có nền nông nghiệp và thủy sản phát triển. Nhu cầu vay vốn của khách hàng của lĩnh vực này cũng ngày một tăng. Tuy nhiên trong những năm vừa qua khi chính quyền địa phƣơng đã thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế làm cho nhiều ngành nghề nhƣ thƣơng mại dịch vụ và công nghiệp cơ bản cũng phát triển theo, vì vậy nhu cầu vốn của những ngành này trong những năm qua cũng rất lớn. Nên việc ngân hàng cần xác định những ngành nghề chiến lƣợc có tiềm năng phát triển là vô cùng cần thiết để tập trung cho vay nhằm đạt lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro.

Qua bảng 4.4 có thể thấy rằng doanh số cho vay ngành TM-DV chiếm tỉ trọng cao nhất kế đến là ngành nông nghiêp và ngành thủy sản. Tuy nhiên doanh số cho vay của tất cả các ngành có nhiều biến động cụ thể doanh số cho vay của ngành TM-DV luôn tăng qua các năm, còn ngành nông nghiệp và thủy sản giảm trong năm 2011 sao đó tăng nhẹ trong năm 2012. Điều này cho thấy rằng việc sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở địa phƣơng đang gặp khó khăn mặt khác các chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của chính quyền địa phƣơng đã phát huy hiệu quả khi nguồn vốn của ngành TM-DV tăng cao trong 3 năm và 6 tháng vừa qua. Tuy nhiên, việc cho vay lại không đồng đều ở các ngành nghề vì vậy ta cần phân tích cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện lấp vò giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 233.039 30,22 110.319 15,35 202.078 19,29 -122.720 -15,91 91.759 12,77 Thủy Sản 161.321 20,92 63.748 8,87 75.560 7,21 -97.573 -12,65 11.812 1,64 TM-DV 316.277 41,02 494.053 68,75 721.490 68,88 177.776 23,05 227.437 31,65 Ngành khác 60.467 7,84 50.485 7,03 48.278 4,61 -9.982 -1,29 -2.207 -0,31 Tổng cộng 771.104 100 718.605 100 1047.406 100 -52.499 -6,81 328.801 45,76

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

- Ngành thủy sản:

Đây cũng là một nghề khá lâu đời và hiện nay phát triển khá mạnh với kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngày càng hiện đại. Các công nghệ tiên tiến đƣợc áp dụng nhiều hơn giúp tăng năng suất thu hoạch và lợi nhuận. Theo đánh giá của chi nhánh ngân hàng huyện Lấp Vò thì ngành này có khả năng tạo lợi nhuận cao nhƣng rủi ro cũng cao hơn so với ngành nông nghiệp. Một dự án trúng vụ tạo ra một khoản lợi nhuận rất cao, cao hơn nhiều lần so với nghề trồng trọt và chăn nuôi thông thƣờng. Tuy nhiên, do nghề thủy sản có thu nhập cao nhƣng chi phí không phải nhỏ, môi trƣờng nuôi trồng lại là môi trƣờng nƣớc, khả năng lây lan dịch bệnh trên diện rộng rất nhanh và tổn thất xảy ra là rất lớn, mặt khác giá cả mặt hàng thủy sản cũng rất biến động vì vậy có thể làm ngƣời dân giảm lợi nhuận và thậm chí lỗ nặng. Chính vì vậy mà việc cho vay đối với thành phần này đƣợc ban lãnh đạo ngân hàng và các cán bộ tín dụng cân nhắc rất kỹ. Các dự án cho vay phải đƣợc đánh giá thật xác thực và phải thích hợp với điều kiện kinh tế từng thời kỳ.

Trong những năm qua doanh số cho vay thủy sản có nhiều biến động, mức giảm hơn 12,65% từ năm 2010 đến năm 2011, sang năm 2012 lại chỉ tăng 1,64% đây có thể thấy sự sụt giảm nghiêm trong về doanh số cho vay với ngành thủy sản. Nguyên nhân việc sụt giảm này là trong 3 năm vừa qua giá cá các mặt hàng thủy sản nhƣ cá da trơn, tôm càng xanh giảm và sản lƣợng thu hoạch lại thấp đều này làm cho lợi nhuận đạt đƣợc của ngƣời dân rất thấp thậm chí lại thua lỗ. Điều rất quan trong là con giống trên địa bàn đã giảm chất lƣợng nên nó tác động mạnh đến sản lƣơng thu hoạch của ngƣời dân. Tuy nhiên trong năm qua chính quyền địa phƣơng đang khuyến khích ngƣời dân chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hƣớng đa canh, đa con kết hợp để tăng lợi nhuận cũng nhƣ giảm thiểu rui ro về giá.

-Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp ở địa phƣơng bao gồm trồng trọt và chăn nuôi nếu xét về mặt tổng thể thì có trên 78% dân số của huyện hoạt động trong nghề nông nhƣ: trồng lúa, hoa màu (kiệu, môn, …), chăn nuôi gia súc (heo, bò, trâu) và gia cầm các loại. Vì đây là các ngành truyền thống không chỉ ở Lấp Vò mà còn là ngành truyền thống của nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp hiện nay đã phát triển hơn ngày trƣớc rất nhiều. Ngƣời nông dân luôn tìm tòi học hỏi bồi dƣỡng thêm tri thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tƣ theo hƣớng hiện đại hóa nông nghiệp nhƣ: nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm tăng cạnh tranh cho hàng nông sản trong nƣớc và cho xuất khẩu. Để làm đƣợc điều đó thì nguồn vốn đòi hỏi ngày càng nhiều, ngƣời nông dân phải cần đến sự hỗ trợ vốn của ngân

hàng. Cộng thêm vào đó Chính phủ rất chú trọng và quan tâm đến khu vực nông thôn, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn ra đời theo Nghị Định 41/2010/NĐ-CP đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của ngƣời dân ở vùng nông thôn với quy định về việc cho vay không đảm bảo, vay tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tƣợng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng là do sự đóng góp của viêc quy định về hạ lãi suất cho vay của Chính Phủ từ các đợt giảm lãi suất trong năm 2012 và sự hƣớng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân viên ngân hàng, phù hợp với khả năng tiếp cận của khách hàng vùng nông nghiệp.

Tuy nhiên nếu xem bảng doanh số cho vay thì ngành nông nghiệp qua 3 năm có nhiều biến động, nhƣng nhìn chung doanh số cho vay lại giảm. Nguyên nhân là do vay nông nghiệp thƣờng là các khoản vay nhỏ, ngƣời nông dân tuy đã có trình độ nhất định nhƣng cũng rất ngại đi vay vì cơ chế đi vay hiện nay tại ngân hàng rất phức tạp, với các khoản vay dƣới 50 triệu tại ngân hàng thì ngƣời dân không cần phải thế chấp tài sản, tuy nhiên để tiếp cận với các khoản vay cao hơn, ngƣời nông dân phải tiếp xúc khá nhiều đến thủ tục nhƣ là đi làm hồ sơ thế chấp, đi công chứng…Mặt khác ở địa phƣơng ngƣời nông dân thƣờng mua thiếu về giống cũng nhƣ là phân bón, mƣớn xới đất v.v. rồi hết vụ mùa mới trả hay tâm lý vay mƣợn ở ngoài tuy lãi suất có cao hơn ngân hàng nhƣng lại thuận tiện hơn, vì nhu cầu cấp bách ngƣời dân sẽ chọn nơi nhanh chóng hơn. Nhƣng trong những năm qua việc thúc đẩy doanh số cho vay của ngân hàng cũng gặp những yếu tố bất lợi nhƣ: thời tiết, dịch bệnh, giá cả, nhất là dịch cúm gia cầm đã làm ảnh hƣởng phần nào đến thu nhập của ngƣời dân vì thu nhập giảm Ngân hàng sẽ không thể cho vay vì sợ nợ xấu tăng

- Ngành thương mại – dịch vụ:

Cùng với sự phát triển của huyện thì các ngành thƣơng mại và dịch vụ cũng phát triển theo, xuất hiện nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng nhƣ các ngành dịch vụ phát triển ngày càng nhiều.

Trong 3 năm vừa qua doanh số cho vay thƣơng mại dịch vụ tăng trƣởng mạnh mẽ điều này có thể là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập một giai đoạn mà khối ngành thƣơng mại – dịch vụ phát triển và nhu cầu vốn ở khu vực này tăng. Nguyên nhân là do chính sách mở rộng thị trƣờng phát triển doanh số cho vay ở những lĩnh vực khác nhƣ: nông nghiệp, thủy sản và một số ngành khác. Đa dạng hóa các ngành nghề và lĩnh vực cho vay đây cũng chính là biện pháp tự bảo hiểm rủi ro một cách hiệu quả cho Ngân hàng. Mặt khác trong 3 năm vừa qua tại đia phƣơng các công trình giao thông đã hoàn thành, nhƣ xây dựng xong tỉnh lộ 852 A,B, Quốc lộ 80 đã mở rộng và cầu cũ trên quốc lộ cũng đƣợc xây mới, tạo điệu kiện cho huyện Lấp vò có thể giao

thƣơng hàng hóa với An Giang, Sa Đéc và các nới khác và trong năm 2011 thị trấn Lấp vò đã đƣợc công nhận là đô thị loại 4, và sang năm 2012 xã Vĩnh Thạnh đƣợc công nhân đô thi loại 5. Mặt khác ở các xã nghèo giao thông đã đƣợc nâng cấp, xóa cầu gỗ cầu tạm thành cầu bê tông, nhiều đoạn đƣờng cũng đƣợc lót đan, hay trán nhựa. Một điều quan trong là chính quyền địa phƣơng tiếp tục những chính sách ƣu đãi để kiêu gọi đầu tƣ cũng nhƣ hổ trợ các ngành xây dựng, công nghiệp vừa và nhỏ, ngành du lịch, ngành thƣơng mại dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện nhà.

-Ngành khác: là ngành mà tỉ trọng cho vay của ngân hàng là thấp nhất, ngành này bao gồm những khách hàng vay vì mục đích nhu cầu đời sống nhƣ mua vật dụng sinh hoạt, mua xe gắn máy, hay vay thấu chi vay cầm cố….Việc doanh số cho vay của ngành này giảm 3 năm qua cho thấy một điều việc kinh tế địa phƣơng vẫn tiềm tàn khả năng bất ổn ngƣời dân trữ vốn hay vay vốn để sản xuất kinh doanh mặt khác việc lãi suất vay cũa ngành này thƣờng cao hơn ngành nông nghiệp và thủy sản điều này làm cho nhu cầu về vốn trong những năm qua giảm.

Tiếp theo ta sẽ so sánh doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 với cùng kỳ năm trƣớc để thấy đƣợc tình hình cho vay theo ngành nghề tại ngân hàng trong 6 tháng vừa qua thông qua bảng 4.7 dƣới đây.

Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm của ngành TM-DV ngành Nông nghiệp và ngành khác tăng so với cùng kỳ, riêng ngành thủy sản lại giảm. Nhƣng tỷ lệ ngành TM-DV và ngành Nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao trong ngành nghề.

Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo ngành của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò 6 tháng đầu năm 2012-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 91.419 20,39 96.125 17,69 4.706 5,15 Thủy Sản 47.868 10,68 36.802 6,77 -11.07 -23,12 TM-DV 293.625 65,5 389.49 71,67 101.56 34,59 Ngành khác 15.343 3,43 21.039 3,87 5.696 37,12 Tổng cộng 448.255 100 543.45 100 95.196 21,24

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTMT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Ngành nông nghiệp: doanh số cho vay của ngành trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5,15% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng hơn năm 2012 là vì trong năm 2013 giá cả các mặt hàng hoa màu rất đƣợc giá nhƣ kiệu, trồng môn, rau…kèm với đó

là nhu cầu vốn để mua phân thuốc hay chi phí làm đất để xuống giống lúa vụ hè thu. Mặt khác nhằm tận dụng nguồn thủy sản sắp đến trong mùa lũ thì ngƣời dân tăng cƣờng nuôi gia cầm và gia súc nhƣ trong 6 tháng đầu năm 2013 cả huyện có 21.184 con heo, tăng so với cùng kỳ trên 7.000 con, đặc biệt là đàn gia cầm trên 330.000 con, tăng so với cùng kỳ là gần 66.000.

Ngành thủy sản: doanh số cho vay ngành thủy sản 6 tháng đầu năm giảm 23,12% so với cùng kỳ năm trƣớc, nguyên nhân nhu cầu vốn của ngành này giảm là do trong những tháng đầu năm sản lƣợng thu hoặch của ngành giảm mạnh vì dịch bệnh và năng suất giảm do con giống không đạt yêu cầu, giá thức ăn tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2012. Giá cả mặt hàng thủy sản sản giảm vào cuối năm 2012 và có tăng nhẹ trong những tháng đầu năm 2013, tuy nhiên ngƣời dân vẫn còn lo ngại chƣa dám mạnh dạn đầu tƣ vốn đặc biết đối với hộ nuôi tôm, và cá tra.

Ngành thƣơng mại dịch vụ: là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất và có doanh số cho vay luôn tăng cao qua các năm, so với năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 nhu cầu vốn vay của ngành này tăng đến 34,59%. Nguyên nhân là do các công trình xây dựng cơ bản nhƣ đƣờng quốc lộ 80, tỉnh lộ 852 A,B việc xây dựng xong và đƣa vào sử dụng các chợ Vĩnh Thạnh chợ Đất Sét song song đó là việc đầu tƣ mở rộng và phát triển hạ tầng ở thị trấn Lấp Vò và trung tâm xã Vĩnh Thạnh trong năm vừa qua tao điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất hay doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vốn.

Doanh số cho vay của ngành khác trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 37,12% so với cùng kỳ năm 2012 dù doanh số cho vay 3 năm qua của ngành có giảm tuy nhiên việc doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với cùng kỳ cho thấy nhu cầu vay vồn của ngành này vẫn còn nhiều tiềm năng, mặt khác trong 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế tại địa phƣơng cũng gặp nhiều khó khăn khi giá cả vật nuôi, và lúa giảm làm, vì thế trong những tháng cuối năm ngân hàng cân có những biện pháp về lãi suất cũng nhƣ, tăng cƣờng công tác tín dụng tiềm khách hàng mới để có thể tăng doanh số cho vay vào cuối năm.

Nhìn chung, tình hình cho vay theo ngành trong những năm qua của Ngân hàng có những chuyển biến rõ rệt. Ngành TM - DV có doanh số cho vay cao nhất, là một ngành đang phát triển nên cần đƣợc chú trọng. Ngành nông nghiệp, thủy hải sản tuy doanh số cho vay còn thấp nhƣng trong tƣơng lai sẽ phát triển cao hơn do nhu cầu của xã hội và nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Riềng ngành khác đa số là cá nhân vay vì mục đích đời sống, ngành này cũng

có tiềm năng rất cao, khi nền kinh tế phát triển trở lại ngành này sẽ là một trong những ngành quan trọng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)