Căn cứ vào từng chương trình đào tạo cụ thể, công ty cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp với đối tượng đào tạo, thời gian đào tạo và loại kiến thức, kỹ năng cần đào tạo. Vì vậy trong tương lai, để đa dạng hoá các loại hình đào tạo, công ty có thể áp dụng một số mô hình đào tạo sau:
- Đào tạo kèm cặp: với phương pháp đào tạo này chúng ta có thể áp dụng một số hình thức như là: đối với những kiến thức có tính chất hệ thống chuẩn mực, cần cử người theo học các khoá học chuyên môn, tổ chức không thể cử nhiều người cùng tham gia vì lý do chi phí và thiếu người làm việc.
- Sử dụng các bài thuyết trình : do các chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy. Việc sử dụng các chuyên gia đặc biệt là các chuyên gia nước ngoài sẽ đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên cập nhật những kiến thức mới, tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên chi phí áp dụng phương pháp này còn cao.
- Phương pháp mô hình ứng xử: là phương pháp sử dụng các tình huống được soạn thảo sẵn để minh hoạ xem các học viên sẽ hành sử như thế nào trong các tình huống khác nhau và để phát triển kỹ năng giao tiếp.
- Tự đào tạo: đây là một cách thức hiệu quả giúp xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc. công ty nên xây dựng một thư viện nhỏ với các đầu sách chuyên môn, máy tính nối mạng, những kinh nghiệm thực tế. Giao cho nhân viên mới những đề tài nghiên cứu hoặc công việc phù hợp và yêu cầu sự tìm tòi nghiên cứu, qua đó có thể phát hiện những cá nhân có năng lực đồng thời giúp nhân viên nắm chắc những kiến thức cần thiết cho công việc.
- Đào tạo đạo đức lối sống, chính trị tư tưởng: bên cạnh kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống cũng là phương pháp đào tạo giúp nhân viên trưởng thành toàn diện. Thông qua các tổ chức xã hội tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức công dân giúp nhân viên ổn định tư tưởng, an tâm công tác và sống có lý tưởng.