Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 107)

Trên đây tác giả giới thiệu 7 biện pháp quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH ở trường Đại học Y Thái Bình. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, gắn kết rằng buộc và phụ thuộc nhau bởi các biện pháp này về thực chất chúng thuộc về các thành tố của quá trình DH. Trong thực tế các thành tố của quá trình DH luôn quy định lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. Muốn đạt hiệu quả cao trong quản lý hoạt động DH TH thì không được xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện tách rời mà cần sử dụng đồng bộ linh hoạt các biện pháp để chúng bổ sung cho nhau. Kết quả của biện pháp này sẽ là cơ sở để các biện pháp còn lại đạt hiệu quả. Chương trình DH và thi TH phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và của từng BM. Nội dung DH TH phải phù hợp với nội dung kiểm tra, đánh giá. CB, GV phải hoàn thiện kỹ năng hướng dẫn TH mới có thể đáp ứng truyền tải một cách trọn vẹn nội dung TH, để từ đó SV đạt được kết quả tốt nhất trong kiểm tra, đánh giá. Các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi TH các môn sẽ làm phong phú thêm nội dung TH, cũng là một hình thức qua đó kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng của SV…

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu và phân tích thực trạng của hoạt động DH TH, thực trạng quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH ở trường Đại học Y Thái Bình, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động DHTH của nhà trường. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả

107

thi của các biện pháp. Vì vậy, mục đích của các khảo nghiệm là để bổ sung, hoàn chỉnh các biện pháp, tăng tính khả thi trong quá trình thực hiện sau này.

3.4.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm

Vì chủ thể quản lý hoạt động DHTH tại trường liên quan đến nhiều đơn vị nên tác giả chọn một số nội dung đại diện có tính khái quát cao nhất và chọn: 3 chuyên gia của tổ phương pháp, 7 CB QL, 50 GV trong đó có các thầy cô là trưởng, phó, giáo vụ các Khoa, BM để tiến hành khảo sát. Tác giả đã xin ý kiến đánh giá, nhận xét của các đối tượng trên về tính khả thi và tính cấp thiết của 7 biện pháp trên.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

* Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp.

Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp QL của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH tại trường Đại học Y Thái Bình.

Mức độ Biện pháp Cấp thiết (3) Bình thƣờng (2) Không cần thiết (1) TB Bậc

1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và thi TH các môn học theo từng giai đoạn cụ thể

46 12 2 2.73 4

2. Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng

hướng dẫn thực hành cho CB, GV 55 5 0 2.92 1

3. Tổ chức các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi thực hành các môn cho sinh viên.

39 16 5 2.57 7

4. Chỉ đạo các BM rà soát lại nội

dung DH TH 52 8 0 2.87 2

5. Cải tiến kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của sinh viên 45 15 0 2.75 3

6. Chỉ đạo ban chủ nhiệm các khối

tổ chức, thực hiện DH TH 44 10 6 2.63 6

7. Tăng cường các trang thiết bị,

108

* Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp.

Bảng 3.7. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH tại trường Đại học Y Thái Bình.

Mức độ Biện pháp Khả thi (3) Bình thƣờng (2) Không khả thi (1) TB Bậc

1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và thi TH các môn học theo từng giai đoạn cụ thể

45 12 3 2.7 3

2. Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, DH thực hành cho CB, GV

52 8 0 2.87 1

3. Tổ chức các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi TH các môn cho SV.

42 14 4 2.63 6

4. Chỉ đạo các BM rà soát lại nội

dung DH TH 49 5 6 2.72 2

5. Cải tiến kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của sinh viên 42 13 5 2.62 7

6. Chỉ đạo ban chủ nhiệm các khối

tổ chức, thực hiện DH TH 48 5 7 2.68 4

7. Tăng cường các trang thiết bị,

dụng cụ phục vụ DH TH 46 8 6 2.67 5

Nhận xét:

Điểm trung bình của kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH được xác định, hầu như không có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp có giá trị gần như tương đương về mặt giá trị. Điều này khẳng định tính chặt chẽ của các biện pháp và các biện pháp này được xác định là có tính cấp thiết và có thể thực hiện được trong thực tế quản lý hoạt động DH TH ở trường Đại học Y Thái Bình.

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện qua sơ đồ:

109 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 MĐ cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Minh họa kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH.

110

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý hoạt động DH TH ở trường Đại học Y Thái Bình trong bối cảnh hiện nay được đánh giá có mức độ cao về tính cần thiết và tính khả thi, có thể đưa vào áp dụng để quản lý hoạt động DH TH ở trường. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau. Biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia. Vì vậy, việc sử dụng đồng bộ các biện pháp mới có được hiệu quả cao trong quản lý hoạt động DH TH của nhà trường.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp trên cũng có những khó khăn cần phải khắc phục dần. Đặc biệt, các biện pháp này có thể giúp đội ngũ CB, GV,SV thay đổi phương pháp DH TH, tăng thời lượng TH cho SV, tạo điều kiện cho SV được làm quen với kiến thức liên ngành, chuyên ngành Y, được TH nhiều hơn. Sự phối hợp thực hiện cùng lúc các biện pháp trên sẽ huy động được trách nhiệm của nhiều chủ thể quản lý của trường.

Để thực hiện tốt các biện pháp quản lý đó cần sự quyết tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, được sự ủng hộ của các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là sự ý thức cố gắng của mỗi cán bộ, GV, nhân viên và SV trong toàn trường cũng như việc đổi mới giáo dục không là trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm của toàn dân.

111

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiện nay, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với việc ĐT chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế ngày càng cao. Nguồn nhân lực ấy phải đảm bảo đạt chất lượng cả về y đức và y thuật. Y đức phải đảm bảo theo đúng 12 điều y đức của ngành quy định, đồng thời y đức còn thể hiện ở sự say mê, tích cực chủ động, nghiên cứu cập nhật kiến thức mới trong điều trị. Y thuật của một người thầy thuốc có tay nghề giỏi phải chẩn đoán nhanh, chính xác, điều trị kịp thời, vững về kỹ năng TH chứ không cho phép bất cứ sai lầm nào về mặt chuyên môn. Vì vậy thực hiện việc đổi mới trong công tác ĐT và quản lý ĐT là vấn đề cấp thiết để đảm bảo các trường Đại học Y nói chung, trường Đại học Y Thái Bình nói riêng đảm bảo được trách nhiệm nặng nề đó. Trong công tác đổi mới đó có việc ưu tiên quản lý chất lượng DH TH.

Với nhận thức như vậy, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, tìm hiểu thực trạng của hoạt động DH TH cũng như thực trạng quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH tại trường Đại học Y Thái Bình, từ đó đề ra các biện pháp cần thiết, có tính khả thi trong quá trình quản lý hoạt động DH TH tại trường.

Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống lý luận về hoạt động DH TH, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động DH TH. Đồng thời khẳng định việc đổi mới quản lý hoạt động DH TH đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình DH.

Về nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động DH TH và quản lý hoạt động DH TH: Luận văn đã mô tả khá đầy đủ các hoạt động DH TH đang diễn ra trong nhà trường cũng như công tác quản lý hoạt động DH TH của nhà trường, của phòng ĐT, từ đó xác định rõ các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

112

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng ấy, cùng với việc xem xét các đề xuất, kiến nghị của CB, GV, SV về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động DH TH, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm quản lý hoạt động DH TH ở trường Đại học Y Thái Bình, góp phần nâng cao chất lượng ĐT trong nhà trường. Đó là:

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và thi TH các môn theo từng giai đoạn cụ thể

Biện pháp 2: Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, DH thực hành cho CB, GV

Biện pháp 3: Tổ chức các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi thực hành các môn cho sinh viên.

Biện pháp 4: Chỉ đạo các BM rà soát lại nội dung dạy học TH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp 5: Cải tiến kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên Biện pháp 6: Chỉ đạo Ban chủ nhiệm các khối tổ chức, thực hiện chương trình DH TH.

Biện pháp 7: Tăng cường các trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ dạy học TH

Những biện pháp mà luận văn đưa ra là sự vận dụng lý luận của khoa học quản lý vào thực tế các trường Đại học Y hiện nay kết hợp với xin ý kiến chuyên gia, nhà quản lý giáo dục và những GV đang công tác giảng dạy tại trường. Qua khảo nghiệm, các biện pháp được đánh giá có mức độ cao về tính cần thiết và tính khả thi, có thể đưa vào áp dụng để quản lý hoạt động DH TH ở trường Đại học Y Thái Bình hiện nay. Do đó, tác giả mong muốn rằng, các biện pháp mà tác giả đề xuất sẽ được Ban giám hiệu trường Đại học Y Thái Bình nghiên cứu, sử dụng trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng DH TH của nhà trường.

113

Kết quả của luận văn cũng có thể áp dụng được cho các trường Đại học Y có điều kiện tương tự.

Đề tài được nghiên cứu trong thời gian chưa nhiều, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy cô, các chuyên gia và các bạn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Y tế

- Bộ Y tế nghiên cứu, tham mưu về nội dung chuyên môn trong DH TH, đề nghị Bộ GD&ĐT điều chỉnh chương trình khung cho phù hợp.

- Tạo điều kiện chuẩn hóa đội ngũ GV bằng các văn bản quy định về chế độ làm việc, chế độ hỗ trợ.

- Tổ chức các Hội thảo giao lưu giữa các trường Đại học Y để trao đổi kinh nghiệm trong DH TH và quản lý DH TH.

- Ban hành các tiêu chuẩn về phòng TH, về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV dạy học TH…

- Đề nghị Bộ xem xét hỗ trợ trang bị hệ thống cơ sở vật chất phục vụ DH TH và hỗ trợ về công tác bồi dưỡng GV.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Giáo dục cần nghiên cứu điều chỉnh chương trình, hoàn thiện chương trình khung, tăng thời lượng TH, bổ sung các nội dung có tính thực tiễn cao, yêu cầu kỹ năng thực hành. Cân đối số tiết học giữa lý thuyết và TH của các môn học cho phù hợp.

- Đề nghị Bộ tiếp tục cải tiến công tác kiểm tra đánh giá và tổ chức các cuộc thi cử.

- Điều chỉnh, bổ sung Thông tư quy định cụ thể hơn về DH TH. Quan tâm hơn nữa tới chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo.

- Tổ chức các Hội thảo chuyên môn về trao đổi, bồi dưỡng kỹ năng DH TH cho GV.

114

2.3. Đối với trường Đại học Y Thái Bình

* Đối với Hiệu trưởng trường Đại học Y Thái Bình

- Quy định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của phòng ĐT và các phòng ban, BM liên quan về quản lý hoạt động DH TH.

- Chỉ đạo, ban hành các văn bản về tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ CB, GV, kỹ thuật viên DH TH.

- Chỉ đạo phòng ĐT rà soát, xây dựng chương trình khung phù hợp, chủ động xây dựng kế hoạch học tập năm học trước mỗi năm học và báo cáo kết quả thường xuyên.

- Chỉ đạo các BM biên soạn thống nhất nội dung DH TH. Chỉ đạo các trưởng BM, ban thanh tra giáo dục thường xuyên kiểm tra, dự giờ đột xuất góp ý về phương pháp DH, kiểm tra GV, SV.

- Chỉ đạo việc tăng cường, bổ sung trang thiết bị cần thiết theo quy định.

* Đối với các Khoa, BM, trung tâm

- Đề nghị lãnh đạo các Khoa, BM, trung tâm phối hợp với phòng ĐT giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong DH TH.

- Nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong việc chấp hành nội quy, quy định về DH TH.

* Đối với Đoàn, Hội sinh viên

- Nghiên cứu, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi, các trò chơi có nội dung về TH, phát động các chương trình sáng kiến, làm dụng cụ DH TH, phát động các phong trào gìn giữ bảo quản trang thiết bị, phòng trào bình giảng DH TH.

- Tổ chức các câu lạc bộ hỗ trợ SV kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

- Phối hợp với ban chủ nhiệm làm tốt công tác thi đua hàng tháng, hàng kỳ, biểu dương, khen thưởng các SV đạt thành tích tốt trong rèn luyện và học.

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên THPT&TCCN,

Hoạt động đảm bảo chất lượng trong đào tạo giáo viên THPT&TCCN, 2013.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 01/2012/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2012 (Thông tư ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học Sức khỏe, trình độ đại học).

3. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng môn học Quản lý chất lượng trong giáo dục.

4. David Werner & Bill Bower, Giúp đỡ nhân viên y tế học tập. Trung tâm nghiên cứu chất lượng đào tạo cán bộ y tế (Bộ y tế 1990).

5. Hoàng Đình Cầu, Giáo dục học trong ngành y tế. Nhà xuất bản Giáo dục, 1972.

6. Trƣơng Việt Dũng, Phương pháp giảng dạy Y-Dược học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.

7. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1997.

8. Nguyễn Tiến Đạt, Giáo dục so sánh. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.

9. Nghiêm Xuân Đức, Phương pháp dạy-học trong các trường Cao đẳng và trung cấp y tế. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2008.

10. Trần Khánh Đức, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục.

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011

11. F.R.Abbatt, Dạy tốt học tốt. Nhà xuất bản y học,1997

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)