2.2.2.1. Nhận xét chung của CB, GV, SV về hoạt động dạy học thực hành tại các Khoa, Bộ môn, trung tâm.
* Nhận thức của CB, GV, SV về mức độ quan trọng của hoạt động dạy học TH tại các Khoa, Bộ môn, trung tâm.
Được hỏi về tầm quan trọng của hoạt động dạy học TH, có tới 95,4% số CB, GV cho rằng hoạt động dạy học thực hành tại trường là rất quan trọng, còn lại 5,6% cho rằng hoạt động này là quan trọng. Trong số CB, GV được
56
hỏi không có ai cho rằng hoạt động DHTH là bình thường, ít quan trọng hay không quan trọng.
Cũng với câu hỏi này thì 92,6% sinh viên cho rằng hoạt động DHTH là rất quan trọng; 7,4% sinh viên cho rằng hoạt động này là quan trọng. Không có đánh giá nào cho rằng DH TH là bình thường, ít quan trọng hay không quan trọng.
Như vậy trong nhận thức của CB, GV, SV thì vai trò của hoạt động DHTH phải luôn được chú trọng trong việc dạy và học tại trường. Hoạt động này quyết định chất lượng ĐT tại trường. Sự thống nhất trong nhận thức này cũng là một thuận lợi trong quá trình quản lý đào tạo bởi nhận thức đúng tầm quan trọng sẽ là cơ sở động lực để CB, GV, SV cùng hướng tới việc chấp hành các chỉ đạo, các quy định để tìm giải pháp nâng cao chất lượng DH nói chung, DH TH nói riêng.
* Đánh giá của CB, GV, SV về hiệu quả của hoạt động DHTH tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm.
Về hiệu quả của hoạt động DH TH thì 42% CB, GV cho rằng hiệu quả của hoạt động DH TH tại trường là bình thường; 57,6% cho rằng hoạt động này hiệu quả và chỉ có 0,4% đánh giá ở mức độ rất hiệu quả.
Trong khi đó lại có tới 58% SV cho rằng hiệu quả của hoạt động DH TH là bình thường; 17% SV đánh giá ít hiệu quả; 25% SV đánh giá hoạt động này là hiệu quả, không có đánh giá nào cho rằng hoạt động DH TH là không hiệu quả hay rất hiệu quả. Với đánh giá này cho thấy hoạt động dạy học TH đã đạt được những tiêu chuẩn nhất định nhưng mức độ hài lòng của CB, GV, SV về hoạt động DH TH vẫn chưa ở mức hoàn toàn tốt. Khi được phỏng vấn sâu, phần lớn SV cho rằng trong quản lý DH TH còn nhiều hạn chế: Thời lượng thực hành ít, sắp xếp lịch học chưa hợp lý, nội dung TH một số học phần chưa có nhiều liên hệ với kiến thức chuyên ngành, số lượng SV thực tập quá đông, cơ sơ vật chất chưa tốt, chưa thống nhất các bảng kiểm hướng dẫn DH TH và bảng kiểm hướng dẫn DH TH và lượng
57
giá TH, vẫn còn tình trạng CB, GV chỉ làm mẫu thao tác đầu mỗi ca TH, sau đó không hướng dẫn tỉ mỉ, chỉnh sửa thao tác cho SV, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các CB, GV đồng hướng dẫn và kỹ thuật viên...Đây có thể là những nguyên nhân làm hạn chế mức độ hiệu quả của hoạt động DH TH, hạn chế sự chủ động tích cực của SV.
* Đánh giá của CB, GV, SV về chương trình DH TH tại trường.
Về thời lượng TH, 41 % CB, GV cho rằng thời lượng TH hiện nay là chưa hợp lý; 43 % đánh giá cho mức độ ít hợp lý, còn lại 16% đánh giá mức độ hợp lý. Khi được phỏng vấn, phần lớn các thầy cô đều cho rằng thời lượng TH là quá ít vì khung chương trình mới bị cắt giảm quá nhiều, lịch học, lịch thi TH còn quá dày, vì cơ sở vật chất chưa đủ để chia nhóm nhỏ, phòng thực hành còn thiếu, việc học của SV vẫn nặng về kiến tập ...
Trong khi đó 45% SV được hỏi cho rằng thời lượng TH hiện nay là chưa hợp lý; 49% SV đánh giá mức độ ít hợp lý, còn lại chỉ có 6% đánh giá thời lượng hiện nay là hợp lý. Khi được phỏng vấn phần lớn các em đều cho rằng thời lượng TH hiện nay là quá ít nên khối lượng nội dung TH cũng ít, trong khi số lượng SV học TH ngày càng đông, các em ít được làm TH mà phải học theo nhóm, quan sát là chủ yếu. Lịch học giữa lý thuyết- thực hành, lịch thi TH chưa có sự phù hợp. Có nhiều bài TH nội dung TH đi trước nội dung lý thuyết hoặc nội dung TH cách quá xa nội dung LT...Chương trình học và thi TH các môn được bố trí quá dày.
Kết quả đánh giá này của CB, GV, SV về thời lượng TH đặt ra cho phòng ĐT vấn đề làm thế nào để vận dụng hết tính linh hoạt, mềm dẻo trong xây dựng, quản lý chương trình trên cơ sở thực hiện quy định chương trình khung của Bộ.
* Nhận thức của GV về mức độ quan trọng của các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học TH
Được hỏi về tầm quan trọng của các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy thực hành tại trường, các thầy cô cho ý kiến như sau:
58
Bảng 2.6. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học TH.
Mức độ Yếu tố Quan trọng (3) Bình thƣờng (2) Không Q. trọng (1) TB Bậc
Thực hiện nội quy, quy định của
GV,SV 56 31 13 2.43 12
Khả năng sư phạm của GV 70 30 0 2.7 5
Sự nhiệt tình của giảng viên 74 19 7 2.67 6
Phương pháp giảng dạy của GV 78 22 0 2.78 2
Nội dung thực hành 76 24 0 2.76 3
Hình thức tổ chức thực hành 58 30 12 2.46 10
Sử dụng các phương tiện DH tích cực 73 20 7 2.66 7
Việc thống nhất bảng kiểm để
lượng giá 56 32 12 2.44 11
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ DHTH 72 28 0 2.72 4
Ý thức tự giác, tích cực của SV
trong học TH 79 21 0 2.79 1
Sự công khai, khách quan trong
KT, ĐG 62 38 0 2.62 8
Sự tổ chức, quản lý của phòng ĐT 67 18 15 2.52 9
Nhận xét:
Với mức điểm như trên cho thấy có sự gần sát nhau về điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố trong nhận thức của CB, GV, không có sự chênh lệch quá lớn trong kết quả đánh giá trung bình. Nói cách khác, có thể khẳng định tất cả các yếu tố trên đều quan trọng. Tuy nhiên về thứ bậc quan trọng có thể nhận thấy như sau:
- Yếu tố quan trọng nhất là ý thức tự giác, tích cực của SV trong DH TH với số điểm 2,79. Như vậy SV với sự tích cực, chủ động của họ sẽ quyết định chất lượng DH.
- Xếp thứ hai là yếu tố phương pháp giảng dạy của GV với 2,78 điểm. Phương pháp giảng dạy góp phần làm đơn giản hóa nội dung học tập, giúp SV dễ ghi nhớ và thao tác TH. Phương pháp DH TH được đánh giá quan trọng thứ 2, thể hiện vai trò của người thầy với cách tổ chức dạy TH.
59
- Thứ ba, là nội dung thực hành với 2,76 điểm. Nội dung giúp GV xác định đúng mục tiêu và phương pháp, phương tiện DH.
- Thứ tư, là cơ sở vật chất, trang thiết bị DH TH với 2,72 điểm. Cơ sở vật chất giúp GV định hình hình thức tổ chức DH. Cơ sở vật chất phục vụ DH TH ở đây gồm hóa chất, mô hình, các vật tư y tế (vật tư kỹ thuật y tế như các máy móc xét nghiệm, vật tư thông dụng như gỗ, xăng), trang thiết bị y tế gồm các dụng cụ, phương tiên vận chuyển, dụng cụ TH…
- Thứ năm, là yếu tố khả năng sư phạm của GV với 2,7 điểm, khả năng sư phạm thể hiện ở cách sắp xếp nội dung, lựa chọn các phương pháp DH, các hình thức tổ chức DH, các phương pháp kiểm tra đánh giá…
- Vị trí thứ sáu là sự nhiệt tình của giảng viên với 2,67 điểm. Một GV nhiệt tình yêu cầu phải có thao tác trình diễn chuẩn, quan sát hướng dẫn tỉ mỉ, có tổng kết nội dung một cách ngắn gọn, đầy đủ.
- Thứ bảy, việc sử dụng các phương tiện DH tích cực với 2,66 điểm. Trong DH TH việc sử dụng các video clip thay thế một số thí nghiệm chưa có điều kiện tổ chức làm TH, bảng kiểm với các bước hướng dẫn cụ thể theo trình tự luôn được khuyến khích áp dụng.
- Thứ tám, sự công khai, khách quan trong kiểm tra, đánh giá, 2,62 điểm. KT, ĐG giúp GV, SV định hướng những thay đổi trong DH. Muốn đảm bảo tốt tiêu chí này cần xây dựng hình thức KT, ĐG để SV có thể tự lượng giá và lượng giá lẫn nhau một cách chính xác.
- Thứ chín, sự quản lý của phòng Đào tạo với 2,52 điểm. Phòng ĐT quản lý sự phối hợp một cách có hiệu quả các nội dung trên.
- Thứ 10, là hình thức tổ chức DH TH với 2,46 điểm
- Thứ 11, Việc thống nhất bảng kiểm trong lượng giá với 2,44 điểm. - Cuối cùng là việc thực hiện nội quy, quy định của GV, SV 2,43 điểm. Cũng với nội dung hỏi như trên thì kết quả phản ánh trong nhận thức của SV về mức độ quan trọng của các yếu tố trên thể hiện như sau:
60
Bảng 2.7. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học TH.
Mức độ Yếu tố Quan trọng (3) Bình thƣờng (2) Không Q. trọng (1) TB Bậc
Thực hiện nội quy, quy định của
GV,SV 202 68 30 2.57 11
Khả năng sư phạm của GV 268 22 10 2.86 6
Sự nhiệt tình của giảng viên 252 40 8 2.81 8
Phương pháp giảng dạy của GV 265 30 5 2.87 5
Nội dung thực hành 282 18 0 2.94 2
Hình thức tổ chức thực hành 198 86 16 2.61 10
Sử dụng các phương tiện dạy học
tích cực 212 61 27 2.62 9
Việc thống nhất bảng kiểm để
lượng giá 202 42 56 2.49 12
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ DHTH 286 14 0 2.95 1
Ý thức tự giác, tích cực của SV
trong học thực hành 265 35 0 2.88 4
Sự công khai, khách quan trong
KT, ĐG 279 21 0 2.93 3
Sự tổ chức, quản lý của phòng ĐT 272 10 18 2.85 7
Tuy nhiên dù ở thứ bậc nào, cũng cần thấy rõ mối quan hệ chi phối, quyết định lẫn nhau giữa các yếu tố trên. Sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố thể hiện hiệu quả quản lý. Ví như trong một bài giảng khi có nội dung giảng dạy hiện đại, liên hệ thực tiễn, GV có phương pháp giảng dạy cuốn hút, khoa học sẽ thu hút được sự chú ý của SV. Từ đó người học sẽ tiếp tục chủ động tìm hiểu tạo sự tương tác giữa thầy và trò. Hoặc trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, thì việc lựa chọn phương pháp, phương tiện DH tích cực sẽ phần nào khắc phục được sự thiếu thốn đó...Ở đây thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của phòng Đào tạo trong việc kết nối một cách có hiệu quả các yếu tố trên với nhau, tác động tương hỗ cho nhau bằng việc chỉ đạo các Khoa, BM, trung tâm thực hiện và có sự theo dõi, giám sát cộng điều chỉnh hạn chế.
61
* Đánh giá của SV về mức độ thể hiện của các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học TH.
Bảng 2.8. Đánh giá của SV về mức độ thể hiện của những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy thực hành.
Mức độ Yếu tố Tốt (3) Bình thƣờng (2) Chƣa tốt (1) TB Bậc
1. Thực hiện quy định của GV 187 113 0 2.62 1
2. Khả năng sư phạm của GV 156 144 0 2.52 3
3. Sự nhiệt tình của giảng viên 169 131 0 2.56 2
4. Phương pháp giảng dạy của GV 106 146 48 2.19 5
5. Nội dung thực hành 115 172 13 2.34 4
6. Hình thức tổ chức thực hành 96 138 66 2.10 8
7. Sử dụng phương tiện DH tích cực 32 56 212 1.4 12
8. Việc thống nhất bảng kiểm để
lượng giá 41 173 86 1.85 9
9. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ DHTH 35 82 183 1.51 11
10. Ý thức tự giác, tích cực của SV
trong học TH 40 92 168 1.57 10
11. Sự công khai, khách quan
trong KT, ĐG 109 128 63 2.15 6
12. Sự tổ chức, QL của phòng ĐT 97 145 58 2.13 7
Nhận xét:
Thứ nhất, việc thực hiện nội quy, quy định của GV, SV là yếu tố thể hiện tốt nhất. Điều này thể hiện hiệu quả của công tác quản lý trong việc xât dựng các văn bản quy định và việc kiểm tra thực hiện. Để đạt được kết quả này, phòng Đào tạo luôn là đơn vị tham mưu, tiến hành xây dựng các văn bản, xây dựng các hướng dẫn thực hiện quy chế của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Về quản lý hoạt động DH TH có các văn bản quy định về thực hiện giờ lên lớp, quy định về việc thực hiện nội dung, sắp xếp bài thực hành, quy định về chuẩn bị vật liệu dạy học TH, quy định về việc phân phối hóa chất, mẫu vật TH, quy định về chấm điểm rèn luyện cho SV, quy định về lượng giá và các hình thức xử phạt đối với trường hợp CB, GV, SV khi vi phạm quy chế...Đồng thời phòng ĐT
62
cũng đã tham mưu xây dựng quy trình triển khai thực hiện, kiểm tra thực hiện các hướng dẫn văn bản khi được ban hành có sự cam kết phối hợp giữa các đơn vị trong toàn trường qua các ký họp giao ban, tổng kết, hội nghị khoa học, hội nghị chương trình, hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên. Việc kiểm tra thực hiện do Ban thanh tra Giáo dục mà đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, chuyên viên phòng ĐT làm nòng cốt.
Thứ hai, sự nhiệt tình của CB, GV. CB, GV của trường Đại học Y Thái Bình tham gia DH TH gồm có đội ngũ GV của trường tham gia giảng dạy chính cả LT và TH. Đội ngũ kỹ thuật viên trung cấp tham gia chuẩn bị hóa chất, mẫu vật, hướng dẫn SV học TH. Được hỏi và phỏng vấn SV đánh giá rất cao về sự nhiệt tình hướng dẫn học TH cho sinh viên song thời lượng TH quá ít, số lượng SV/1ca TH quá đông nên đôi khi vẫn có tình trạng nhiều kỹ thuật viên còn cáu gắt, không tận tình chỉ dẫn, sửa sai cho SV hoặc không tổng kết, đánh giá nội dung một cách đầy đủ.
Thứ ba, khả năng sư phạm của GV. Các thầy cô tham gia DH TH cho SV năm thứ nhất, thứ hai ngành Bác sĩ đa khoa thuộc hai khối ngành: Các GV khối ngành Khoa học cơ bản thường là các GV tốt nghiệp từ các trường Đại học Sư phạm khối ngành khoa học tự nhiên nên họ được đào tạo bài bản về phương pháp giảng dạy. Các GV khối ngành Y học cơ sở là những thầy cô tốt nghiệp các trường Đại học Y với nhiều năm kinh nghiệm. Có thể khẳng định đội ngũ GV của trường luôn không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, tham gia các khóa học sau đại học, các khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tích cực, tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả DH, tham gia bình giảng và rút kinh nghiệm giảng dạy do Tổ phương pháp của nhà trường phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Thứ tư, nội dung thực hành. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, phòng Đào tạo tổ chức Hội nghị chương trình nhằm triển khai quy định khung chương trình của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn thực hiện chương trình DH tại trường: Các đơn vị BM thống nhất, đăng ký nội dung giảng dạy, nội
63
dung lượng giá theo từng bài thực hành, theo mỗi môn học về phòng Đào tạo. Các BM chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn, chịu trách nhiệm việc thống nhất nội dung DH và lượng giá phải theo sát khối kiến thức mà chương trình khung yêu cầu về cơ bản. Tuy nhiên theo kết quả điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn, nhiều SV cho rằng nội dung bài giảng đã có sự phù hợp với nội dung lý thuyết, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu học