Hoạt động học của SV là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức-học tập của mình nhằm thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình. [20, tr. 135]
Nếu chủ thể của hoạt động dạy là người GV thì chủ thể của hoạt động học lại là SV. SV- chủ thể có ý thức phải hoàn toàn chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và học tập. Trong quá trình DH TH, SV phải luôn xác định được mục đích học tập, có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có kế hoạch học tập chủ động và luôn tích cực thực hiện kế hoạch học tập đó. Hoạt động học của SV trong DH TH được ghi nhận qua các mặt sau:
- Tính chuyên cần, sự chấp hành nội quy, quy chế nghiêm túc.
- Tính tích cực thể hiện qua sự rèn luyện, với mục đích chiếm lĩnh kiến thức, giải quyết các nhiệm vụ học tập, giải đáp các thắc mắc hay nói cách khác là giải quyết những mâu thuẫn trong DH TH: Mâu thuẫn giữa khả năng nhận thức có hạn của SV >< yêu cầu cao của GV, mâu thuẫn giữa sự thụ động, sức ỳ trong việc học TH của SV>< mục tiêu đòi hỏi quá cao của GV, mâu thuẫn giữa trình độ chuyên môn tốt nhưng nghiệp vụ sư phạm chưa tốt của GV...Sự chủ động tích cực của SV làm tăng khả năng ghi nhớ của SV. Các nghiên cứu cho thấy khả năng này đạt 20% nếu SV chỉ nghe, 30 % nếu SV chỉ nhìn, 50% nếu SV nghe và nhìn, 70% nếu SV nghe, nhìn và nói, 90% nếu SV nghe, nhìn, nói và làm.
- Tính chủ động còn thể hiện ở chỗ SV không chỉ ghi nhớ, bắt chước mà còn phải thấu hiểu để làm chủ thao tác và thành thạo, tự động hóa để vận dụng vào thực tiễn. Để đạt được mức độ thành thạo, SV không được chây lười mà phải chủ động chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ TH cho bài học, trước khi học TH, SV có thể tự tìm tài liệu hướng dẫn TH và đặt ra các câu hỏi, mày mò làm thử hoặc gặp gỡ trao đổi với người khác…trong giờ học
26
TH, SV có thể tích cực tự đặt những câu hỏi thắc mắc cho GV, tự làm TH, trình diễn lại trước lớp. ..