Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 81)

- Chưa có sự tổ chức, bồi dưỡng hướng dẫn SV kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Hình thức tổ chức, phương pháp DH chưa tạo động lực kích thích SV phá bỏ rào cản của tính thụ động.

- Chưa có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị DH do điều kiện tài chính chưa đảm bảo.

- Chưa có sự chỉ đạo, thống nhất trong việc xếp lich học TH giữa các khối trong toàn trường.

- Việc lấy feedback từ CB,GV,SV về đánh giá thực trạng DH TH còn mang tính hình thức.

- Chưa có sự tổ chức chuyên nghiệp về bồi dưỡng sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp DH tích cực hoặc phương pháp sử dụng, bảo quản trang thiết bị DH TH.

81

2.5. Đề nghị của CB, GV, SV trong quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trƣờng Đại học Y Thái Bình.

Khi được hỏi về những khó khăn trong quản lý hoạt động DH TH tại trường, các CB,GV, SV đều có chung nội dung trả lời về tình trạng cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thời lượng TH ít, SV chưa chủ động tích cực trong học TH, nội dung TH chưa nhiều, đội ngũ cán bộ, GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong DH TH, phương pháp DH chưa cá nhân hóa được việc đánh giá cá nhân SV...

Theo ý kiến của CB, GV,SV để nâng cao chất lượng DH TH tại trường cần thực hiện những nội dung:

* Đề nghị của SV:

- Tăng thời lượng học TH

- Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất có chất lượng phục vụ DH TH.

- GV, Kỹ thuật viên cần hướng dẫn nhiệt tình, kỹ và chậm hơn, quan sát và sửa sai cho SV.

- Nội dung TH cần bám sát hơn với tình huống thực tế, TH nhiều nội dung hơn minh họa cho phần lý thuyết trên lớp, liên hệ nhiều đến kiến thức Y học, tiếp cận kiến thức lâm sàng

- Nhiều bài nội dung lý thuyết quá dài nên SV khó hiểu

- Giảm số lượng SV trên 1 ca TH, tạo điều kiện cho SV được tự làm TH, được TH nhiều hơn.

- GV lựa chọn nhiều phương pháp DH trực quan hơn và sử dụng các phương tiện DH tích cực để thay thế các trang thiết bị còn thiếu.

- SV cần chủ động, tích cực hơn trong học tập - Thay đổi hình thức kiểm tra, thi

- Thống nhất bảng kiểm trong lượng giá TH…

* Đề nghị của GV

82

- Bổ sung trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mô hình có chất lượng phục vụ DH TH.

- SV cần thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhả trường - SV cần chủ động, tích cực hơn trong học tập

- Bố trí lịch học lý thuyết, TH và lịch thi phù hợp hơn, phân bố lịch đều hơn…

83

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương này đã đánh giá thực trạng của hoạt động DH TH và thực trạng quản lý của phòng ĐT đối với hoạt động DH TH tại trường Đại học Y Thái Bình. Đánh giá cho thấy trong DH TH cũng như trong quản lý của Phòng ĐT đối với hoạt động DH TH đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục: SV học TH còn mang tính chất đối phó, mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của DH TH nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hết tính chủ động, tích cực. Phòng thí nghiệm, trang thiết bị, nguyên vật liệu, phương tiện dạy TH còn thiếu thốn, chưa đạt chuẩn, nhiều lĩnh vực còn lạc hậu, số SV học trong một ca thực hành còn quá đông, nặng về kiến tập, làm theo nhóm, khó cá biệt hóa trong kiểm tra, đánh giá. Cán bộ, giảng viên dạy TH thường là những cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa theo sát SV một cách chuyên tâm suốt cả buổi học. Kỹ thuật viên nặng về chuẩn bị nguyên liệu, phương tiện cho buổi học TH mà ít chú ý uốn nắn thao tác kỹ thuật cho SV mộ cách tỉ mỉ... Với quy mô ĐT như hiện nay, có thể khẳng định phòng ĐT đã cơ bản đạt được những yêu cầu trong quản lý hoạt động dạy học TH. Mọi khâu từ quá trình kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đã đi vào quy trình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế phát sinh do bối cảnh thay đổi, quy mô không ngừng mở rộng về số lượng, nhu cầu về chất lượng ngày càng yêu cầu cao.

Với những thực trạng trên đây cho thấy các điều kiện DH TH ở trường Đại học Y Thái Bình chưa thực sự tốt, điều này sẽ làm cho các SV khi đi học lâm sàng ở các bệnh viện gặp phải nhiều khó khăn và sau khi ra trường còn chậm thích ứng với công việc. Việc phân tích nguyên nhân của những hạn chế kể trên một cách khách quan, chính xác là cơ sở để đề ra những biện pháp quản lý ở chương 3.

84

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo ngành Y

Mục tiêu của đề tài: “Biện pháp quản lý của phòng Đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường Đại học Y Thái Bình” là tìm ra các biện pháp quản lý của phòng Đào tạo đối với hoạt động DH TH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế tại trường. Đào tạo nguồn nhân lực y tế ở trường Đại học Y nói chung và ở trường Đại học Y Thái Bình nói riêng phải dựa trên mục tiêu tổng quát của ngành Y, của chương trình ĐT. Mục tiêu cụ thể mô tả rõ ràng về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu đó phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội, có sự tham gia của các GV, chuyên gia từ các trường Đại học Y trong cả nước và được Bộ Y tế phê duyệt. Vì vậy các biện pháp quản lý hoạt động DH TH được xác định phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu đào tạo ngành đã được văn bản hóa chung cho các trường Đại học Y trong cả nước.

3.1.2. Đáp ứng mục tiêu, sứ mạng của nhà trường

Vì mỗi trường Đại học Y có sứ mạng, đặc điểm nhất định. Sứ mạng và mục tiêu của trường đã được thông qua và đó cũng là phương hướng phát triển, nhiệm vụ của mỗi trường. Các biện pháp quản lý phải được xem xét trong bối cảnh thực tiễn, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển và nhiệm vụ của trường Đại học Y Thái Bình, để nhà trường tiếp tục phát triển đúng những nội dung trọng điểm trong việc nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực y tế.

3.1.3. Tính khả thi và phù hợp với thực tiễn

Đây chính là yêu cầu biện pháp xác định phải phù hợp với các điều kiện thực tế (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất...) của trường Đại học Y

85

Thái Bình hay nói cách khác là các biện pháp đó phải được thực hiện trong thực tế tại trường. Có như vậy các biện pháp đó mới đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả.

3.1.4. Tính kế thừa và phát triển

Mỗi biện pháp quản lý hoạt động DH TH phải đảm bảo theo sát các văn bản quy định về đào tạo của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tuy nhiên biện pháp đó vẫn phải đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt trong quản lý để phù hợp với thực tiễn trường Đại học Y Thái Bình, đảm bảo tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học thực hành của phòng Đào tạo.

3.2. Các biện pháp quản lý của phòng Đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trƣờng Đại học Y Thái Bình

3.2.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch DH TH và thi thực hành các môn hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể.

* Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này giúp phòng Đào tạo xây dựng được kế hoạch DH và thi thực hành các môn hợp lý, đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả, khả năng đáp ứng của GV các BM và SV trong việc thực hiện kế hoạch.

- Khắc phục tình trạng về sự trùng lịch (cùng môn học) giữa các lớp trong cùng một ngành hoặc giữa các lớp khác ngành học.

- Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung TH và nội dung lý thuyết

- Khắc phục một cách tốt nhất tình trạng bất cập của vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ dạy học.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Phòng ĐT chỉ đạo các BM cung cấp các thông tin về mục tiêu DH TH, đội ngũ CB, GV tham gia DH TH cho ngành Bác sĩ đa khoa, về số lượng, trình độ, nguyện vọng... thông tin về tình trạng phòng TH, cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ TH. Từ những thông tin này Ban chương trình (xếp lịch) có những

86

định hướng cụ thể về: Số lớp tối đa học trong cùng một buổi sáng, cùng một buổi chiều hoặc xem xét có cần bố trí lịch học ca 3 (17h-21h) không ? Kế hoạch sắp xếp cho SV theo lớp, chia nhóm như thế nào ? Chia bao nhiêu nhóm?...

- Căn cứ vào các văn bản pháp quy, căn cứ vào chương trình khung của Bộ, căn cứ vào điều kiện thực tế của trường. Phòng Đào tạo tổ chức Hội nghị chương trình, lấy thông tin trao đổi từ đại diện các BM, sau đó xây dựng kế hoạch tổng quát DH của năm học (trước khi vào năm học 3-4 tháng). Kế hoạch năm học tổng quát quy định ngày bắt đầu vào học, ngày kết thúc năm học, số tuần học trong mỗi học kỳ, trong cả năm học và phải có sự phân chia môn học theo thời gian cho từng ngành học. Sau đó, bản kế hoạch DH năm học được gửi các BM xem xét, yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp với các điều kiện thực tế của BM về đội ngũ CB, GV về cơ sở vật chất phòng TH. Kế hoạch tổng quát phải phân chia khoảng thời gian cố định DH TH từng môn học để tránh sự trùng lịch, quá tải phòng TH, dụng cụ TH. Ví dụ, một phần của kế hoạch DH TH của khối năm thứ nhất có thể xây dựng theo mẫu sau:

Bảng 3.1. Mẫu kế hoạch DH TH các môn Khoa học cơ bản và Y học cơ sở.

BM HP Y đa koa (10 lớp)

YHCT

(1 lớp/khối) (1 lớp/khối) Đ.Dưỡng

YTCC (1 lớp/khối) YHDP (1 lớp/khối) Gi ải p h ẫu GP1 CQ1: 2-12 CQ1: 2-12 CQ1: 2-12 CQ1: 2-12 CQ1: 2-12 LT1: 14-21 LT1: 14-21 LT1: 14-21 0 0 GP2 CQ1: 24-36 CQ1: 24-36 CQ1: 24-36 0 CQ1: 24-36 LT2: 37-44 LT2: 37-44 LT2: 37-44 0 LT2: 37-44 Hóa Hóa 1 CQ1: 5-9 CQ1: 5-9 CQ1: 5-9 CQ1: 5-9 CQ1: 5-9 LT1: 11-16 LT1: 11-16 LT1: 11-16 0 0 Hóa 2 CQ1: 31-36 CQ1: 31-36 CQ1: 31-36 CQ1: 31-36 CQ1: 31-36 LT1: 38-45 LT1: 38-45 LT1: 38-45 0 0 ...

87

Ghi chú: - CQ1: khối năm thứ nhất hệ chính quy - LT1: Khối năm thứ nhất hệ liên thông - LT2: Khối năm thứ hai hệ liên thông - BM: Bộ môn, HP: Học phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy trong chương trình tổng quát trên, sẽ bao gồm nhiều môn. Nhìn ở đây ta có thể thấy: Khối năm thứ nhất hệ chính quy sẽ học TH Giải phẫu 1 từ tuần thứ 2 đến tuần 12. Khối liên thông năm thứ nhất sẽ học GP1 từ tuần 14 đến tuần 21. Khối liên thông năm thứ hai sẽ học GP2 từ 37 đến tuần 44. Như vậy lịch học này khi gửi xuống BM rà soát nếu không còn sự trùng lịch hoặc BM có thể đảm nhận được nội dung như trên mà không còn chỉnh sửa thì đây sẽ là căn cứ xếp lịch môn học và lịch học chi tiết.

- Phòng ĐT chỉ đạo các cán bộ xếp lịch phải có sự trao đổi, thống nhất để hạn chế sự trùng lịch dẫn đến phòng TH của các BM không thể đáp ứng được số lớp học TH. Để làm được điều này cán bộ xếp lịch phải nắm vững chương trình khung, hiểu rõ điều kiện tiên quyết của các môn học để có sự sắp xếp trình tự các môn học logic về thời gian, đồng thời phải có sự phân khoảng thời gian DH TH của từng môn học trải dài, đan xen, tránh trường hợp có thời điểm BM có quá nhiều lớp học, có thời điểm lại không có lớp nào theo học.

- Dựa vào kế hoạch năm học, Phòng ĐT chỉ đạo Ban GVCN xếp lịch chi tiết từng lớp (chương trình cả năm học) trong đó diễn giải một cách chi tiết thời lượng, thời gian học và thi của từng môn học cả lý thuyết và TH. Đối với lịch học TH, lịch học phải cụ thể hóa số nhóm học, chia lớp thành nhóm như thế nào ? Lịch thi phải được cố định. Lịch học và lịch thi TH của một môn học được gọi là phù hợp phải có sự bố trí hợp lý về số lượng, số SV/1ca TH không quá đông, đảm bảo đủ dụng cụ TH cho các em làm đủ các thí nghiệm, xét nghiệm, kỹ năng...Lịch học TH phải đi song hành với nội dung lý thuyết, nội dung lý thuyết đi trước, nội dung TH ngay sau để SV có thể nắm vững kiến thức và vận dụng vào TH, tránh để khoảng cách thời gian lâu, SV có thể quên nội dung lý thuyết nên khó vận dụng, GV mất thời gian ôn tập lại và SV không

88

chủ động trong thao tác. Lịch học phải bố trí phân bổ khoảng cách thời gian đều về nội dung các bài TH, logic giữa các môn TH theo một trình tự nhất định (đối với các môn cần điều kiện tiên quyết), nên xếp xen kẽ TH các môn trong cùng tuần (đối với các môn có thể học song hành) để SV không bị áp lực, quá tải vì trong một khoảng thời gian kéo dài mà chỉ học một môn. Lịch thi phải đảm bảo SV có đủ thời gian để ôn tập, không xếp lịch thi các môn quá gần nhau làm giảm chất lượng thi các môn. Trên cơ sở lịch DH TH tổng quát ở trên (Bảng 3.1) ta có thể xây dựng lịch học các môn chi tiết theo từng khối như sau:

Bảng 3.2. Mẫu lịch DH TH năm thứ nhất hệ chính quy.

BM Thời gian (Từ tuần…đến tuần….) Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN Gi ải p h ẫu 2-12 (GP1) Sáng A B C D E F G Chiều H I K T Đ P Y 24-36 (GP2) Sáng G F E D C B A Chiều Y P Đ T K I H Hóa h ọc 5-9 Hóa 1 Sáng A B E F G C D Chiều H P K I Y Đ T 31-36 Hóa 2 Sáng A B C D E F G Chiều H I K T Đ P Y ...

Ghi chú: - Y đa khoa 10 lớp (Kí hiệu: Y1-A,B,C,D,E,F,G,H,I,K)-K43 - Y học cổ truyền 1 lớp (Kí hiệu lớp: T): YHDP-K8

- Cử nhân Điều dưỡng 1 lớp (Kí hiệu lớp: Đ): ĐH ĐD-K8 - Cử nhân Y tế công cộng 1 lớp (Kí hiệu lớp: Y): YTCC1-K1 - Y học dự phòng 1 lớp (Kí hiệu lớp: P): YHDP1-K7

Với lịch học này, ta nhận thấy rõ ràng, mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều chỉ có 01 lớp học TH tại 1 BM. Ưu điểm của lịch học này là tất cả các lớp có thể

89

học cùng bài trong tuần để tiện cho việc chuẩn bị cùng một loại hóa chất, dụng cụ, mẫu vật TH: Cụ thể trong tuần thứ 2, lớp A sẽ Th bài 1, học phần GP1 thì tất thảy các lớp còn lại cũng sẽ TH bài số 1. Với lịch học cùng một nội dung như vậy, GVCN và BM có thể xem xét chuyển SV ở lớp đông sang lớp ít cho hợp lý. BM và các đơn vị dễ chuẩn bị thiết bị, dụng cụ TH. Như vậy, cách chia nhóm cho 1 lớp dưới 60 SV là: Tổ 1+2 (TH 2 giờ đầu), Tổ 3+4 (TH 2 giờ sau)...Việc tổ chức thêm ca 3 hay không phụ thuộc vào sĩ số SV trong từng lớp. Trên cơ sở lịch TH này, GVCN sẽ xếp lịch chi tiết cả năm theo từng lớp. Ví dụ một phần lịch học của lớp Y1I-K43 (từ tuần 5 đến tuần 9) như sau:

Bảng 3.3. Mẫu lịch học chi tiết của lớp.

LỊCH DẠY HỌC CHI TIẾT/NĂM HỌC 2013-2014 LỚP: Y1I-K43

Tuần

thứ Từ ngày.. Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ6 Thứ 7 CN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 81)