Các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 27)

Phục vụ cho hoạt động DH TH gồm nhiều yếu tố: Điều kiện về trình độ chuyên môn của GV, sự tích cực chủ động của SV, các văn bản pháp quy, quy định nội quy DH TH, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị...

* Đội ngũ GV: Phải đảm bảo đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng chuyên môn, có khả năng sư phạm, sự nhiệt tình, nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định trong DH TH...có khả năng khắc phục khó khăn trong giảng dạy..

* Người học-SV: Phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định được ban hành của Bộ, trường và luôn phát huy cao độ tính chủ động, tích cực trong học tập và nghiên cứu.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ DH TH: Phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất ở đây bao gồm: Hệ thống phòng TH, hệ thống dụng cụ TH, hóa chất, mẫu vật TH, mô hình, trang thiết bị, vật liệu phục vụ DH TH (máy chiếu, máy vi tính, over-head...), hệ thống tài liệu lưu trữ phục vụ DH TH, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ DH và tra cứu...

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường Đại học Y

1.4.1. Nội dung của quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường Đại học Y

1.4.1.1. Quản lý hoạt động dạy thực hành của giảng viên

Hoạt động dạy là sự tổ chức điều khiển tối ưu hóa quá trình SV chiếm lĩnh tri thức, trong và bằng cách đó hình thành và phát triển nhân cách của họ. Dạy về bản chất là sự tổ chức nhận thức cho SV và giúp họ học tập tốt. Đối với hoạt động DH TH, thì hoạt động dạy của người GV cũng mang ý nghĩa đó. Vì vậy QL hoạt động dạy thực hành của GV tại trường Đại học Y là quản lý việc thực hiện nội quy, quy định về dạy thực hành của GV, thực

27

hiện các yêu cầu trong quá trình tổ chức dạy TH, về cơ bản là quản lý việc thực hiện những quy định sau:

- Quản lý việc thực hiện giờ lên lớp: Quy định, kiểm tra GV có thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp, đảm bảo truyền tải đầy đủ nội dung TH mà SV phải lĩnh hội không? Giờ lên lớp được quy định trong lịch học chi tiết do phòng ĐT bố trí, sắp xếp theo hướng dẫn chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Phòng ĐT có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp, lịch báo giảng TH của GV các BM để kịp thời nắm bắt tình hình, thay đổi lịch nếu cần thiết.

- Quản lý nội dung giảng dạy của GV: Yêu cầu này đồng thời với việc quản lý việc thực hiện mục tiêu TH (từng bài TH phải nêu rõ yêu cầu người học thực hiện được bao nhiêu kỹ năng, gồm những kỹ năng cụ thể nào). Phòng ĐT có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đề nghị các Bộ môn đăng ký nội dung giảng dạy TH (đã được Bộ môn thống nhất) theo từng Bài, từng học phần chi tiết (theo quy định, hướng dẫn khung chương trình của Bộ) để phòng ĐT có kế hoạch xếp lịch một cách hợp lý nhất. Nội dung giảng dạy mỗi học phần phải được công khai để SV được biết, mục tiêu thực hành phải được phổ biến đến SV ngay khi bắt đầu môn học. Quản lý nội dung giảng dạy của GV còn đồng thời tương ứng với nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá.

- Quản lý hình thức tổ chức DH TH: Dựa vào các điều kiện thực tế của mỗi lớp học sinh, sinh viên (sĩ số, trình độ, nội dung, cơ sở vật chất...) phòng ĐT phải chỉ đạo các Bộ môn có phương án lựa chọn hình thức tổ chức tốt nhất. Hình thức tổ chức được lựa chọn phải kết hợp với việc phân nhóm, bố trí lịch học do phòng ĐT sắp xếp, có thể là phân nhóm lớn, nhóm nhỏ, học cả lớp, cá nhân... Hình thức tổ chức phù hợp phải đảm bảo nội dung được truyền tải đủ trong một thời gian nhất định và điều quan trọng là phải đủ thời gian để SV chủ động được quan sát, tự nghiên cứu, tự thao tác.

28

- Quản lý việc sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học của GV: Tổ chức quy định việc lựa chọn sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp của người thầy thể hiện khả năng sư phạm, lòng nhiệt huyết của GV. Phòng ĐT phối hợp với các đơn vị tổ chức dự giờ để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học tích cực của GV. Trong dạy học TH thì phương pháp, phương tiện dạy học phải thu hút được sự tập trung, chú ý của SV, giúp GV đơn giản hóa cách truyền đạt nội dung, giúp SV dễ nhớ, dễ làm theo. Phương pháp DH bằng bảng kiểm là một phương pháp hướng dẫn học TH cho SV rất hiệu quả bởi trong đó hướng dẫn từng bước TH và yêu cầu cụ thể. Các hướng dẫn đó sẽ thúc đẩy sinh viên chủ động, tích cực mày mò làm thí nghiệm, thao diễn.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV:

Phòng ĐT phối hợp với các đơn vị xây dựng quy định về việc kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan: Nội dung kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, việc đánh giá thực hành phải dựa trên bảng kiểm thống nhất, hình thức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với nội dung kiểm tra, đánh giá.

- Quản lý việc bảo quản, sử dụng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học TH của GV: Phòng ĐT xây dựng quy định về quy trình xin cấp duyệt, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị dạy học, xây dựng quy định sử dụng, bảo quản những trang thiết bị có sẵn và tạo điều kiện để các BM tham gia tự thiết kế vật liệu dạy học, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để thay thế vật liệu dạy học còn thiếu.

1.4.1.2. Quản lý hoạt động học thực hành của sinh viên

Học là quá trình tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự điều khiển sư phạm của thầy. Tại các trường Đại học Y, để hoạt động học của SV mang đúng ý nghĩa này thì phòng ĐT phải quản lý, giám sát, thúc đẩy để đảm bảo SV thực hiện một cách tự giác nội quy, quy

29

định về hoạt động học thực hành, đồng thời chủ động trong học tập. Về cơ bản bao gồm quản lý những nội dung sau:

- Quản lý việc thực hiện nề nếp, giờ lên lớp, thực hiện nội quy, quy định của Bộ môn, phòng thực hành của SV. Phòng ĐT xây dựng các văn bản quy định, văn bản hướng dẫn quy chế của Bộ về việc thực hiện nề nếp học thực hành, kiểm tra, quy định việc chấp hành của SV để thực hiện duyệt thi nghiêm túc, công bằng.

- Quản lý kết quả học tập của SV: Thông qua quy trình duyệt thi, theo dõi sổ đầu bài, thống kê kết quả học tập TH thường xuyên, phòng ĐT kịp thời có thông báo, cảnh báo tới SV về kết quả học tập của học. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân về tình trạng điểm kém để phối hợp với BM hỗ trợ SV khắc phục.

1.4.1.3. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học thực hành ở trường Đại học Y

Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động DH TH về cơ bản là quản lý quá trình bảo quản sử dụng, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động dạy và học được diễn ra trong điều kiện tốt nhất, bằng các hoạt động sau:

- Quản lý, chỉ đạo các BM việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có.

- Phối hợp với các đơn vị xây dựng, tổ chức quy trình xét duyệt sửa chữa, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị, tài liệu, hệ thống công nghệ thông tin... cho các BM khi cần, đảm bảo đúng quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế, đảm bảo hoạt động thường xuyên.

- Phát động, tổ chức phong trào tự làm các dụng cụ, vật liệu phục vụ DH TH, sử dụng phương tiện dạy học tích cực thay thế thiết bị còn thiếu.

- Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào DH TH để thay thế các trang thiết bị chưa có điều kiện trang bị.

30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo trong quản lý hoạt động

dạy học thực hành

1.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo

Phòng Đào tạo Đại học có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức triển khai, quản lí công tác đào tạo bao gồm kế hoạch, nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học theo qui chế đào tạo của Luật Giáo dục và các qui định về giáo dục và đào tạo của Nhà nước ban hành.Nhiệm vụ cụ thể:

- Nghiên cứu xây dựng mục tiêu đào tạo các mã ngành. Tổng hợp chương trình khung, chương trình chi tiết môn học, năm học đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi đánh giá về những vấn đề này.

- Điều phối việc xây dựng chương trình và xây dựng cập nhật chương trình đào tạo đại học theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập và các kế hoạch khác liên quan cho từng năm học. Lập tiến trình giảng dạy đại học, giao giờ giảng cho các khoa, bộ môn, lập thời khoá biểu, lịch thi,… và tổ chức theo dõi việc thực hiện các kế hoạch nêu trên.

- Xây dựng các nội qui, qui chế giảng dạy, học tập. Theo dõi việc giảng dạy của giảng viên trong và ngoài trường; theo dõi việc học tập và kết quả học tập của học viên, sinh viên.

- Làm báo cáo tổng hợp giờ giảng học kì, năm học và các báo cáo định kì, đột xuất về công tác đào tạo đại học theo yêu cầu của cấp trên và phục vụ cho công tác quản lí của trường. Lập phương án thanh toán và kết hợp với các đơn vị, khoa, bộ môn đề nghị thanh toán giờ giảng cho cán bộ giảng dạy trong và ngoài trường đối với các lớp thuộc hệ đại học.

- Phối hợp với Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí, ban thanh tra, tổ chức và giám sát thi (thi học hết học phần, thi lại, thi tốt

31

nghiệp…) đối với các hệ đại học theo đúng các qui định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, phù hợp với điều kiện thực tế của trường.

- Công tác tuyển sinh đại học: Lập phương án, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục theo đúng các qui định của Nhà nước, Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Y tế về công tác tuyển sinh. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài trường để tổ chức kì thi tuyển sinh hàng năm.

- Thi tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất hình thức thi, nội dung thi, tổ chức chấm thi, tổng hợp kết quả thi và các dữ liệu cần thiết để xét tốt nghiệp cho sinh viên.

- Quản lí và lưu trữ các hồ sơ, công văn giấy tờ có liên quan đến công tác đào tạo và quản lí đào tạo đại học. Quản lý hồ sơ sinh viên từ khi tuyển sinh đến khi tốt nghiệp; quản lý việc thực hiện quy chế trong học tập, rèn luyện; Quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ;

- Tham gia các Hội đồng của Nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học, biên soạn, xuất bản giáo trình, vật liệu dạy học;

- Tham gia Ban Thanh tra Giáo dục và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kiểm tra, thanh tra giáo dục trong Nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên; Tham gia các dự án về giáo dục và khoa học;

- Quản lí sinh viên và theo dõi việc học tập và rèn luyện của sinh viên hệ đại học.

- Cung cấp các thông tin về kế hoạch giảng dạy năm học, phối hợp với phòng Vật tư kỹ thuật, phòng Quản trị để lập kế hoạch chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học.

1.4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo trong quản lý hoạt động dạy học thực hành.

* Chức năng lập kế hoạch dạy học thực hành:

Đây là chức năng cơ bản, trong đó đòi hỏi phải xác định được mục tiêu, xác định và đảm bảo về các nguồn lực để đạt được mục tiêu và phải quyết

32

định những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Trong quản lý hoạt động DH TH tại trường Đại học Y thì kế hoạch quan trọng, phổ biến là lịch trình khóa học, thời khóa biểu năm học, lịch trình môn học thể hiện chi tiết lịch lý thuyết và TH. Như vậy mục tiêu ở đây được xác định là phải xây dựng được kế hoạch DH TH khóa học, năm học một cách hợp lý. Đồng thời cũng phải xác định trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ không tránh khỏi phải thay đổi do những lý do bất khả kháng từ phía GV hoặc SV. Tuy nhiên những thay đổi này đều phải có phương án điều chỉnh một cách kịp thời và phù hợp nhất đảm bảo lợi ích của người học và đảm bảo yêu cầu về chương trình đào tạo.

Về nguồn lực để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu DH phải đảm bảo tuân thủ theo các văn bản quy định, quy chế, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với các điều kiện thực tế của trường, địa phương vì vậy việc sắp xếp cho GV đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung này cũng phải được lên kế hoạch dài hạn để đảm bảo đủ giảng viên thực hiện giảng dạy chương trình, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị trong trường.

Kế hoạch DH TH được xây dựng dựa trên kế hoạch DH của cả năm, học kỳ về lý thuyết. Yêu cầu của kế hoạch này là phải đảm bảo tính logic giữa lý thuyết và TH (nội dung lý thuyết trước, nội dung thực hành gần ngay sau), đảm bảo không chồng chéo giữa các môn, thời lượng thực hành phải được phân bố đều trong tuần, tháng, học kỳ). Ngoài ra kế hoạch thực hành phải đảm bảo số lượng sinh viên vừa phải trong mỗi giờ học thực hành, nếu cần BM xem xét, đề nghị mời thêm cán bộ thỉnh giảng.

Như vậy chức năng kế hoạch hóa việc DH TH đòi hỏi phòng ĐT phải có sự chỉ đạo các BM xác định chính xác được mục tiêu DH, thiết kế được chương trình dạy học phù hợp với mục tiêu, định hình và lựa chọn được hình thức tổ chức, phương pháp DH tối ưu nhất, xây dựng được hình thức kiểm tra, đánh giá hợp lý.

33

* Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học thực hành

Đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Để đạt được mục tiêu đã đề ra phòng ĐT có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ môn phân công cán bộ giảng dạy theo đúng lịch giảng dạy TH do phòng Đào tạo xếp lịch trước đó. Quy định cụ thể về nội quy DH TH, quy định về QL, tổ chức, điều khiển sinh viên học TH, về việc thực hiện giờ lên lớp qua sổ đầu bài, qua bảng điểm duyệt thi. Quy định cụ thể về nhiệm vụ của Ban thanh tra giáo dục... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức năng này yêu cầu phòng ĐT chỉ đạo các BM thực hiện chuẩn bị các bài TH, thực hiện mục tiêu, sắp xếp tổ chức nội dung, tổ chức thực hiện DH TH cùng với việc sử dụng các phương pháp DH TH (kiến tập, thực tập, kết hợp…), bố trí TH hợp lý (làm cá nhân, làm theo nhóm, làm theo số lượng bài tập…) và phải có sự theo dõi đánh giá SV.

* Chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học thực hành

Chỉ đạo là quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý của mình để tác động, gây ảnh hưởng đến các thành viên trong tổ chức một cách có hướng đích để các thành viên thực hiện tốt các công việc nhằm đạt các mục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 27)