Đào tạo ngành Bác sĩ đa khoa ở trường Đại học Y Thái Bình

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 49)

49

2.1.4.1. Mục tiêu đào tạo ngành Bác sĩ đa khoa

* Mục tiêu chung

Đào tạo Bác sỹ đa khoa (ngành Y đa khoa) là ngành đào tạo những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

* Mục tiêu cụ thể

+ Về thái độ:

- Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tôn trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ người bệnh;

- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

- Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.- Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp;

- Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.

+ Về kiến thức:

- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng;

- Có kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh;

- Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học;

- Nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

+ Về kỹ năng:

- Chẩn đoán, xử lý, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và các cấp cứu thông thường;

50

- Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường;

- Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ toàn diện và liên tục cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;

- Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng;

- Phát hiện sớm các dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch và quản lý bệnh nhân ngoại trú toàn diện, liên tục;

- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh;

- Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

- Tham gia nghiên cứu khoa học

- Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

2.1.4.2. Chương trình đào tạo ngành Bác sĩ đa khoa

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 304 đơn vị học trình (ĐVHT), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất ( 5 ĐVHT) và Giáo dục Quốc phòng (11 ĐVHT) được Trường thực hiện theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT [2, tr.2]:

Bảng 2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo ngành Bác sĩ

đa khoa, hệ chính quy (thời gian ĐT: 6 năm)

TT Khối lƣợng học tập ĐVHT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Kiến thức giáo dục đại cƣơng tối thiểu (chưa kể các phần nội dung: Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

60

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:

- Kiến thức cơ sở của ngành

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) - Kiến thức bổ trợ (tự chọn)

- Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp (hoặc khoá luận)

57 116

56 15

51

Hoạt động DH TH tại các BM ở trường Đại học Y Thái Bình gồm DH TH các môn Khoa học cơ bản, y học cơ sở. Các môn học này được sắp xếp ở chương trình năm thứ nhất và năm thứ hai. Từ năm thứ ba, SV bắt đầu học TH tại các bệnh viện, các cơ sở y tế.

2.1.4.3. Quy mô đào tạo ngành Bác sĩ đa khoa

Trải qua 45 năm hình thành và phát triển cùng những khó khăn từ thời kỳ ảnh hưởng sự tàn phá của chiến tranh. Trường Đại học Y Thái Bình đã và đang lấy nhiệm vụ phát triển đào tạo ngành Bác sĩ đa khoa (gọi tắt là ngành Y đa khoa) làm nhiệm vụ trọng tâm. Với sự cố gắng nỗ lực của nhiều thế hệ kế tiếp nhau, trường đã phát huy được truyền thống dạy và học để gặt hái được rất nhiều thành quả. Ngày nay chất lượng ĐT ngành y đa khoa đã và đang được khẳng định trong nước, khu vực Đông Nam Á, được hai nước Bạn Lào và Campuchia chọn làm cơ sỏ đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho nước bạn. Việc nâng cao chất lượng ĐT ngành bác sĩ đa khoa cũng đang là cơ sở để trường tiếp tục hình thành, phát triển việc ĐT đa ngành Y- Dược. Tính đến năm học 2013-2014 trường có tổng số 5292 SV, học viên đang theo học tại trường ở các mã ngành. Trong đó, quy mô đào tạo ngành đa khoa đã phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng.

Bảng 2.3. Số lượng SV ngành Bác sĩ đa khoa hệ chính quy trường Đại học Y Thái Bình

Khóa học Thời gian ĐT Số lƣợng SV Ghi chú

Y1-K43 6 năm (2013-2019) 648 Năm thứ nhất (Y1)

Y2-K42 6 năm (2012-2018) 498 Năm thứ hai (Y2)

Y3-K41 6 năm (2011-2017) 486 Năm thứ ba (Y3)

Y4-K40 6 năm (2010-2016) 494 Năm thứ tư (Y4)

Y5-K39 6 năm (2009-2015) 478 Năm thứ năm (Y5)

Y6-K38 6 năm (2008-2014) 408 Năm thứ sáu (Y6)

Tổng 3.012

52

Với số lượng SV như vậy, SV ngành Bác sĩ đa khoa hệ chính quy chiếm 57% tổng số SV, học viên đang theo học tại trường. Quy mô đó được minh họa bằng biểu đồ:

0 100 200 300 400 500 600 700 Y6 Y5 Y4 Y3 Y2 Y1 SLSV

Biểu đồ 2.1. Sự phát triển về số lượng SV ngành Y đa khoa hệ chính quy tại trường Đại học Y Thái Bình

2.2. Thực trạng hoạt động DH TH ở trƣờng ĐH Y Thái Bình

2.2.1. Chương trình dạy học thực hành theo khung chương trình của trường Đại học Y Thái Bình.

Hiện nay, chương trình giảng dạy của trường Đại học Y Thái Bình đã được xây dựng và thực hiện đúng theo các quy định chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo thông tư số 01/2012 ngày 13 tháng 01 năm 2012. Năm học 2012-213 là năm học áp dụng chương trình mới của Bộ với nhiều thay đổi, trong đó thời lượng một số môn học bị cắt giảm nhiều. Hoạt động DH TH tại trường diễn ra chủ yếu ở chương trình học dành cho sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai với khung chương trình gồm các môn khoa học cơ bản và y học cơ sở được phân bổ như sau:

53

Bảng 2.4. Chương trình dạy học năm thứ nhất, thứ hai ngành Bác sĩ đa khoa, hệ chính quy trường Đại học Y Thái Bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tªn m«n häc/häc phÇn Sè §VHT LT Sè §VHT TH Tổng ĐVHT Chương trình năm thứ nhất 1. Ngoại ngữ 1 3 0 3 2. Quốc phòng an ninh 3 2 1 3

3. Tin học đại cương 1 1 2

4. Hóa học 1 2 0.5 2.5 5. Giáo dục thể chất 1 0 1.5 1.5 6. Giải phẫu 2.5 1.5 4 7. Nguyên lý 1 2.5 0.5 3 8. Sinh – di truyền 1 2 0.5 2.5 9. Lý sinh 1 2 0 2 10. Ngoại ngữ 2 3 0 3 11. Quốc phòng an ninh 4 0.5 1.5 2 12. Giáo dục thể chất 2 0 1 1 13. Sinh-Di truyền 2 2 0.5 2.5 14. Hóa học 2 2 0.5 2.5 15. Lý sinh 2 1 1 2 16. Giải phẫu 2 2.5 1.5 4 17. Sinh lý 1 2 1 3 18. Sinh hóa 1 2 0.5 2.5 19. Mô phôi 1 1.5 0.5 2 Tổng ĐVHT năm thứ nhất 33.5 14.5 48

Chương trình năm thứ hai

1. Ngoại ngữ 3 3 0 3

54 TT Tªn m«n häc/häc phÇn Sè §VHT LT Sè §VHT TH Tổng ĐVHT 3. Giáo dục thể chất 3 0 1.5 1.5 4. Sinh hóa 2 2 0.5 2.5 5. Mô phôi 2 1.5 0.5 2 6. Sinh lý 2 2 1 3 7. Truyền thông và GDSK 2 0 2 8. Dân số học 2 0 2 9. Tâm lý học 3 0 3 10. Xác xuất thống kê 3 0 3 11. Ngoại ngữ 4 3 0 3 12. Giáo dục quốc phòng 2 3 0 3 13. Tin 2 1 1 2 14. Vi sinh 2 0.5 2.5 15. Ký sinh trùng 3 1 4 16. Sinh lý bệnh 1 2 0.5 2.5 17. Giáo dục thể chất 4 0 1 1 18. Nguyễn lý cơ bản 2 4.5 0 4.5 19. Dược lý 1 2 0.5 2.5 Tổng ĐVHT năm thứ hai 42 8 50

(Nguồn: Chương trình khung, phòng Đào tạo)

Bảng 2.5. Thời lượng dạy học lý thuyết, thực hành hai năm đầu ngành Bác sĩ đa khoa,hệ chính quy trường Đại học Y Thái Bình

LT (ĐVHT) (%) TH (ĐVHT) % Tổng (LT+TH) Năm thứ nhất 33.5 70% 14.5 30% 48 (100%) Năm thứ hai 42 84% 8 16% 50 (100%) Tổng 2 năm 75.5 77% 22.5 23% 98 (100%)

55

Nhận xét:

Bảng 2.5 cho thấy thời lượng dạy học TH tại trường ở cả hai năm đầu đều ít: Ở năm thứ nhất, tổng số đơn vị học trình (ĐVHT) lý thuyết gấp 2,3 lần tổng số ĐVHT thực hành. Ở năm thứ hai số ĐVHT lý thuyết gấp 5,25 lần số ĐVHT thực hành. Trong hai năm cộng lại, số ĐVHT lý thuyết gấp gần 3,5 lần số ĐVHT thực hành. Sự chênh lệch về thời lượng lý thuyết, thực hành được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Năm 1 Năm 2 2 năm

Lý thuyết Thực hành

Biểu đồ 2.2. Thời lượng lý thuyết, thực hành trong 2 năm đầu, ngành Bác sĩ đa khoa, hệ chính quy, trường Đại học Y Thái Bình.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 49)