Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo trong quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 31)

dạy học thực hành

1.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo

Phòng Đào tạo Đại học có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức triển khai, quản lí công tác đào tạo bao gồm kế hoạch, nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học theo qui chế đào tạo của Luật Giáo dục và các qui định về giáo dục và đào tạo của Nhà nước ban hành.Nhiệm vụ cụ thể:

- Nghiên cứu xây dựng mục tiêu đào tạo các mã ngành. Tổng hợp chương trình khung, chương trình chi tiết môn học, năm học đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi đánh giá về những vấn đề này.

- Điều phối việc xây dựng chương trình và xây dựng cập nhật chương trình đào tạo đại học theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập và các kế hoạch khác liên quan cho từng năm học. Lập tiến trình giảng dạy đại học, giao giờ giảng cho các khoa, bộ môn, lập thời khoá biểu, lịch thi,… và tổ chức theo dõi việc thực hiện các kế hoạch nêu trên.

- Xây dựng các nội qui, qui chế giảng dạy, học tập. Theo dõi việc giảng dạy của giảng viên trong và ngoài trường; theo dõi việc học tập và kết quả học tập của học viên, sinh viên.

- Làm báo cáo tổng hợp giờ giảng học kì, năm học và các báo cáo định kì, đột xuất về công tác đào tạo đại học theo yêu cầu của cấp trên và phục vụ cho công tác quản lí của trường. Lập phương án thanh toán và kết hợp với các đơn vị, khoa, bộ môn đề nghị thanh toán giờ giảng cho cán bộ giảng dạy trong và ngoài trường đối với các lớp thuộc hệ đại học.

- Phối hợp với Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí, ban thanh tra, tổ chức và giám sát thi (thi học hết học phần, thi lại, thi tốt

31

nghiệp…) đối với các hệ đại học theo đúng các qui định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, phù hợp với điều kiện thực tế của trường.

- Công tác tuyển sinh đại học: Lập phương án, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục theo đúng các qui định của Nhà nước, Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Y tế về công tác tuyển sinh. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài trường để tổ chức kì thi tuyển sinh hàng năm.

- Thi tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất hình thức thi, nội dung thi, tổ chức chấm thi, tổng hợp kết quả thi và các dữ liệu cần thiết để xét tốt nghiệp cho sinh viên.

- Quản lí và lưu trữ các hồ sơ, công văn giấy tờ có liên quan đến công tác đào tạo và quản lí đào tạo đại học. Quản lý hồ sơ sinh viên từ khi tuyển sinh đến khi tốt nghiệp; quản lý việc thực hiện quy chế trong học tập, rèn luyện; Quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ;

- Tham gia các Hội đồng của Nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học, biên soạn, xuất bản giáo trình, vật liệu dạy học;

- Tham gia Ban Thanh tra Giáo dục và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kiểm tra, thanh tra giáo dục trong Nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên; Tham gia các dự án về giáo dục và khoa học;

- Quản lí sinh viên và theo dõi việc học tập và rèn luyện của sinh viên hệ đại học.

- Cung cấp các thông tin về kế hoạch giảng dạy năm học, phối hợp với phòng Vật tư kỹ thuật, phòng Quản trị để lập kế hoạch chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học.

1.4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo trong quản lý hoạt động dạy học thực hành.

* Chức năng lập kế hoạch dạy học thực hành:

Đây là chức năng cơ bản, trong đó đòi hỏi phải xác định được mục tiêu, xác định và đảm bảo về các nguồn lực để đạt được mục tiêu và phải quyết

32

định những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Trong quản lý hoạt động DH TH tại trường Đại học Y thì kế hoạch quan trọng, phổ biến là lịch trình khóa học, thời khóa biểu năm học, lịch trình môn học thể hiện chi tiết lịch lý thuyết và TH. Như vậy mục tiêu ở đây được xác định là phải xây dựng được kế hoạch DH TH khóa học, năm học một cách hợp lý. Đồng thời cũng phải xác định trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ không tránh khỏi phải thay đổi do những lý do bất khả kháng từ phía GV hoặc SV. Tuy nhiên những thay đổi này đều phải có phương án điều chỉnh một cách kịp thời và phù hợp nhất đảm bảo lợi ích của người học và đảm bảo yêu cầu về chương trình đào tạo.

Về nguồn lực để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu DH phải đảm bảo tuân thủ theo các văn bản quy định, quy chế, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với các điều kiện thực tế của trường, địa phương vì vậy việc sắp xếp cho GV đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung này cũng phải được lên kế hoạch dài hạn để đảm bảo đủ giảng viên thực hiện giảng dạy chương trình, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị trong trường.

Kế hoạch DH TH được xây dựng dựa trên kế hoạch DH của cả năm, học kỳ về lý thuyết. Yêu cầu của kế hoạch này là phải đảm bảo tính logic giữa lý thuyết và TH (nội dung lý thuyết trước, nội dung thực hành gần ngay sau), đảm bảo không chồng chéo giữa các môn, thời lượng thực hành phải được phân bố đều trong tuần, tháng, học kỳ). Ngoài ra kế hoạch thực hành phải đảm bảo số lượng sinh viên vừa phải trong mỗi giờ học thực hành, nếu cần BM xem xét, đề nghị mời thêm cán bộ thỉnh giảng.

Như vậy chức năng kế hoạch hóa việc DH TH đòi hỏi phòng ĐT phải có sự chỉ đạo các BM xác định chính xác được mục tiêu DH, thiết kế được chương trình dạy học phù hợp với mục tiêu, định hình và lựa chọn được hình thức tổ chức, phương pháp DH tối ưu nhất, xây dựng được hình thức kiểm tra, đánh giá hợp lý.

33

* Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học thực hành

Đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Để đạt được mục tiêu đã đề ra phòng ĐT có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ môn phân công cán bộ giảng dạy theo đúng lịch giảng dạy TH do phòng Đào tạo xếp lịch trước đó. Quy định cụ thể về nội quy DH TH, quy định về QL, tổ chức, điều khiển sinh viên học TH, về việc thực hiện giờ lên lớp qua sổ đầu bài, qua bảng điểm duyệt thi. Quy định cụ thể về nhiệm vụ của Ban thanh tra giáo dục...

Chức năng này yêu cầu phòng ĐT chỉ đạo các BM thực hiện chuẩn bị các bài TH, thực hiện mục tiêu, sắp xếp tổ chức nội dung, tổ chức thực hiện DH TH cùng với việc sử dụng các phương pháp DH TH (kiến tập, thực tập, kết hợp…), bố trí TH hợp lý (làm cá nhân, làm theo nhóm, làm theo số lượng bài tập…) và phải có sự theo dõi đánh giá SV.

* Chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học thực hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ đạo là quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý của mình để tác động, gây ảnh hưởng đến các thành viên trong tổ chức một cách có hướng đích để các thành viên thực hiện tốt các công việc nhằm đạt các mục tiêu chung đề ra cho cả bộ máy.

Để việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch DH TH có hiệu lực phải dựa trên các văn bản quy định và chỉ đạo bằng văn bản. Chỉ đạo phải đúng đối tượng thực hiện, đúng vai trò, chức năng và quyền hạn của các đơn vị được giao nhiệm vụ, tránh tình trạng đơn vị có thể hoàn thành tốt việc thì không được phân công, đơn vị không thể làm tốt thì lại được giao nhiệm vụ.

Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động DH TH, phòng ĐT phối hợp với phòng tổ chức cán bộ, chỉ đạo các Khoa, Bộ môn phân công GV giảng dạy theo năng lực, chuyên môn kết hợp với nguyện vọng cá nhân. Phòng ĐT sẽ là đơn vị tham mưu và xây dựng các văn bản quy định, quán triệt việc giảng

34

viên phải nắm vững mục tiêu, thống nhất nội dung DH TH một cách nghiêm túc, quy định về soạn giáo án, về việc lựa chọn phương pháp DH, hình thức tổ chức DH, chỉ đạo thống nhất hình thức kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính công bằng, khách quan. Đối với vấn đề về cơ sở vật chất phục vụ DH TH, phòng Đào tạo có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám hiệu chỉ đạo các đơn vị, các Khoa, BM, trung tâm sử dụng các trang thiết bị có sẵn, tổ chức tự làm các vật liệu DH TH. Trong điều kiện khả năng về tài chính còn hạn chế, việc trang bị cơ sở vật chất phải được thực hiện từng bước, ưu tiên mua sắm trang bị những vật dụng thiết yếu trước, đồng thời phải có sự chỉ đạo các Bộ môn nâng cao thói quen, ý thức bảo quản và sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ DH TH, phát động phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào DH TH để đổi mới phương pháp dạy học, để thay thế các trang thiết bị mà trường chưa có điều kiện để trang bị .

* Chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học thực hành của phòng Đào tạo.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động DH TH là lượng giá đào tạo nhưng xét về góc độ DH TH. Theo đúng nghĩa thì đây là quá trình đánh giá tất cả các khâu của quá trình DH TH. Đó là quá trình đánh giá về thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DH TH, các điều kiện phục vụ dạy-học TH, phương pháp dạy-học TH, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, đánh giá GV và hoạt động dạy của họ, đánh giá việc quản lý và tổ chức triển khai DH TH.

Phòng Đào tạo cần kiểm tra việc thực hiện nề nếp giảng dạy, phối hợp với các đơn vị tổ chức dự giờ để đánh giá năng lực sư phạm của CB, GV; kiểm tra lịch giảng chi tiết theo lớp, theo nhóm do phòng sắp xếp, có đối chiếu với lịch phân công giảng của BM và sổ đầu bài; phối hợp với Ban thanh tra giáo dục kiểm tra đột xuất GV, SV về việc thực hiện nề nếp. Phòng Đào tạo còn có nhiệm vụ phối hợp với trung tâm đảm bảo chất lượng và khảo thí,

35

chỉ đạo các khoa, Bộ môn tổ chức và giám sát thi, kiểm tra đúng quy chế, đảm bảo sự công khai, minh bạch.

Chức năng này còn yêu cầu việc thường xuyên đánh giá kết quả học TH của SV, tổng hợp, xếp loại kết quả học tập của sinh viên. Điều này không chỉ nhằm mục đích xem SV hiểu và vận dụng bài đến đâu mà còn để định hướng quyết định việc lựa chọn phương pháp và các hình thức tổ chức DH và phương pháp kiểm tra, đánh giá.

1.4.3. Đặc trưng về quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường Đại học Y

1.4.3.1. Đặc trưng về quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học

Trong các trường Y, đặc trưng trong QL việc thực hiện mục tiêu DH thể hiện trước hết ở đặc trưng ngành nghề đào tạo: Đào tạo các bác sĩ chữa bệnh cứu người và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thông tư số 01/2012/TT – BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo khung chương trình đào tạo đã quy định rất cụ thể mục tiêu dạy học thực hành không chỉ coi trọng mục tiêu về kỹ năng, mà đòi hỏi cần phải có sự cân đối giữa kiến thức-kỹ năng-thái độ, giữa y đức-y thuật. Điều này đòi hỏi người GV phải nghiên cứu rất kỹ thời lượng, nội dung và các điều kiện có liên quan đến dạy học thực hành để có thể định hướng được một mục tiêu bao quát hết các yêu cầu nói trên. Vậy để quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học, nhà quản lý phải nghiên cứu kỹ lưỡng, ban hành các hướng dẫn thực hiện thông tư của Bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi Trường, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện thông tư để kịp thời khắc phục hạn chế. Mục tiêu của DH TH nhằm vào mục tiêu kỹ năng là chính, quản lý việc thực hiện mục tiêu phải đảm bảo việc quản lý đồng thời mục tiêu DH của người GV và mục tiêu học tập của người SV để tạo mối liên hệ thống nhất giữa mục tiêu tổng quát (mục tiêu đào tạo của trường) với mục tiêu trung gian (mục tiêu môn học) và mục tiêu chuyên biệt (mục tiêu bài học), trong đó đề cao mục tiêu của người học, xem người học có

36

thể làm được gì, ở mức độ bắt chước, làm chủ thao tác hay tự động hóa thao tác. Như vậy quản lý mục tiêu DH TH phải đồng thời với việc quản lý hoạt động học của SV.

1.4.3.2. Đặc trưng của việc quản lý thực hiện nội dung, chương trình

Thông tư số 01/2012/TT – BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm cả phần nội dung, kiến thức bắt buộc cho từng học phần, môn học, ví dụ như đối với học phần Sinh học và di truyền (5 ĐVHT): ” Nội dung gồm các nguyên lý sinh học cơ bản và hiện đại (nhất là sinh học phân tử); Cơ sở vật chất và các quy luật di truyền chi phối các tính trạng của người; nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh của một số bệnh, tật di truyền ở người; chỉ định và thực hiện được một số xét nghiệm”. [2,7]

Với mô tả chi tiết như vậy, thì việc quản lý việc thực hiện nội dung chương trình là việc chỉ đạo các Khoa, Bộ môn thống nhất nội dung giảng dạy, quản lý nội dung dạy học của từng GV theo từng bài thực hành thông qua việc kiểm tra giáo án, dự giờ. Việc quản lý phải đảm bảo nội dung DH TH phải được cập nhật tính hiện đại, cân đối với thời lượng, với nội dung lý thuyết và phải theo đúng định hướng ứng dụng thực tiễn ngành Y. Đặc trưng ở đây là quản lý nội dung còn phải đảm bảo sự kết nối giữa các Khoa, BM, trung tâm xây dựng kế hoạch, chương trình DH TH có tính liên môn học. Hay nói cách khác quản lý nội dung DH TH chính là việc Phòng ĐT phải xây dựng, được chương trình DH TH và chỉ đạo các BM tổ chức thực hiện đúng nội dung đã thống nhất.

1.4.3.3. Đặc trưng về quản lý phương pháp dạy học thực hành

Phương pháp dạy: là phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành như dạy tự học (self – study based), dạy học kiểu tìm hiểu (enquiry based), dạy học giải quyết vấn đề (problem solving based), phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho sinh viên.

37

Phương pháp học: là phương pháp tự điều khiển hoạt động nhận thức và rèn luyện khả năng thu thập thông tin để hình thành hệ thống tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách của người học và thành đạt mục tiêu học tập.

Hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà liên quan và phụ thuộc nhau, vừa là mục đích vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau. Quản lý phương pháp dạy học là quản lý cả hai phương pháp này đồng thời.

Phương pháp DH được hiểu là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động chung của GV và SV nhằm giúp SV nắm vững kiến thức lý thuyết, bắt chước, làm chủ và tự động hóa các kỹ năng, kỹ xảo. Trung tâm Năng suất & Chất lượng Mỹ (American Productivity & Quality Center - APQC) định nghĩa phương pháp thực hành tốt nhất là: "Những phương pháp sử dụng được lựa chọn bằng một quá trình có hệ thống, được xem như một chuẩn mực

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học thực hành ở trường đại học y thái bình (Trang 31)