Để phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại của các mô hình quản
lý thuế trên, nhiều nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý thuế kết hợp các nguyên tắc quản lý: theo chức năng, theo nhóm đối tượng và theo sắc
thuế, trong đóxác định một nguyên tắc bao trùm. Thông thường có một số
26
- Sắc thuế - Chức năng - Qui mô đối tượng
- Chức năng - Qui mô đối tượng - Sắc thuế
- Đối tượng (qui mô, ngành nghề) - Chức năng - Sắc thuế
Trong 3 hình thức kết hợp trên, hình thức thứ 2 và thứ 3 được áp dụng
rộng rãi và có ưu điểm hơn.
Mô hình kết hợp Chức năng-Qui mô đối tượng-Sắc thuế
Mô hình này thường được áp dụng ở các nước phát triển và đang phát
triển và trong điều kiện thực hiện cơ chế cơ sở kinh doanh tự kế khai, tự tính
thuế và tự nộp thuế vào NSNN.
Theo mô hình này, trong cơ quan Thuế thành lập các bộ phận quản lý
theo từng chức năng quản lý thuế (bộ phận hỗ trợ người nộp thuế; bộ phận kê khai và kế toán thuế; bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế; bộ phận kiểm tra, kiểm soát thuế). Trong mỗi bộ phận quản lý theo chức năng nêu trên
lại hình thành các bộ phận quản lý đối với từng loại nhóm đối tượng nộp thuế
(lớn, vừa, nhỏ hoặc theo từng ngành kinh tế: hàng không, điện lực, ngân hàng...). Ví dụ: Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp lớn; bộ phận kiểm soát các tập
đoàn, các tổng công ty.
Tuy nhiên, cũng có những chức năng được thành lập để quản lý đối với
tất cả những NNT như: bộ phận kê khai, kế toán thuế sẽ quản lý việc kê khai
của tất cả các đối tượng nộp thuế và theo dõi kết quả thu thuế trong toàn
ngành.
Bên cạnh các bộ phận quản lý thuế theo chức năng, một số sắc thuế
(chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản) lại được thành lập bộ phận
quản lý riêng, độc lập để quản lý các sắc thuế này. Trong bộ phận quản lý
theo sắc thuế, cũng thành lập các bộ phận quản lý theo từng chức năng. Ví dụ: trong bộ phận quản lý thuế thu nhập cá nhân, hình thành các bộ phận: hỗ trợ người nộp thuế, kê khai thuế thu nhập cá nhân, kiểm soát thuế thu nhập cá nhân...
Mô hình kết hợp Đối tượng (qui mô, ngành nghề)-Chức năng-Sắc thuế
Hiện nay một sốnước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng mô hình quản
lý theo nhóm đối tượng chia theo qui mô (lớn, vừa, nhỏ) hoặc theo nhóm
ngành kinh tế quan trọng (Điện lực, Hàng không, Bảo hiểm, Ngân hàng, Bưu
27
các bộ phận quản lý theo chức năng để quản lý và thu thuế đối với NNT đó
(như các bộ phận: Hỗ trợ; Kê khai và kế toán thuế; Quản lý nợ thuế; Kiểm tra,
kiểm soát thuế).
Bên cạnh đó, một số sắc thuế (chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân, thuế
tài sản) lại được thành lập bộ phận quản lý riêng, độc lập để quản lý các sắc thuế này và trong từng bộ phận quản lý theo sắc thuế lại hình thành bộ phận quản lý theo từng chức năng