5.1 TỒN TẠI. NGUYÊN NHÂN
Hiện nay trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều nhà máy xi măng hoạt động nhƣ nhà máy xi măng Holcim, nhà máy xi măng Hà Tiên,... Do đó làm cho Công ty gặp khó khăn về mặt cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô hiện chƣa sản xuất đƣợc nguồn nguyên liệu mà chủ yếu nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên đã làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.
Về vốn hoạt động của Công ty vẫn còn hạn chế so với các công ty khác trên thị trƣờng nhƣ Holcim, Hà Tiên,...
Giá của một số nguyên vật liệu đầu vào biến động tăng, Công ty chƣa tự chủ đƣợc việc sản xuất nguồn nguyên liệu chính là clinker nên còn phải nhập khẩu và mua từ nhà cung cấp.
Các khoản phải thu của Công ty ngày càng tăng có thể dẫn tới vốn của Công ty bị chiếm dụng.
Các khoản vay ngắn hạn vẫn còn cao, lãi suất ngân hàng ngày càng gia tăng. Vì vậy cần có biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính.
Thị trƣờng chính của Công ty chủ yếu vẫn là Thành phố Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, trong thời gian tới cần mở rộng thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ tìm kiếm cơ hội thâm nhập vào thị trƣờng xuất khẩu.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KINH DOANH
5.2.1 Tìm kiếm và thu hút thị trường tiềm năng
Tìm kiếm một số thị trƣờng tiềm năng khác nhƣ Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên,... đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu bằng một số giải pháp sau:
- Điều tra thị trƣờng sản phẩm xi măng đang đƣợc ƣa chuộng tại các khu vực trên về giá cả, vận chuyển, khuyến mãi, chiết khấu, phƣơng thức bán hàng và thanh toán. Từ đó lên kế hoạch phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận đạt đƣợc nếu sản phẩm tiêu thụ ở các thị trƣờng trên.
- Quảng bá sản phẩm của Công ty trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng thông dụng nhƣ Tivi, Internte, báo chí,... Đặc biệt nêu lên đƣợc những những tính năng ƣu việt của sản phẩm Công ty đang kinh doanh nhƣ:
+ Là loại xi măng chất lƣợng cao, phù hợp với vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn của ĐBSCL.
+ Tăng cƣờng tính năng chống xâm thực, ăn mòn ở môi trƣờng nƣớc nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Tăng cƣờng độ và độ dẻo cho bê tông.
+ Là xi măng chất lƣợng cao, phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260- 2009 sử dụng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, có màu xám xanh, xây tô bề mặt láng mịn không bị rạn nứt.
+ Với nhiều hệ thống xuất hàng linh hoạt, đảm bảo thuận tiện, an toàn cho tất cả các phƣơng tiện đến nhận hàng tại Công ty, bằng đƣờng bộ hay đƣờng thủy. Đặc biệt giao hàng 24/24 và 7 ngày trong tuần.
+ Là đơn vị đầu tiên trong ngành xi măng cam kết bảo hành sản phẩm do Công ty sản xuất.
5.2.2 Quản trị Nợ phải thu khách hàng
- Nâng cao công tác quản trị Nợ phải thu khách hàng:
+ Xây dựng chính sách thƣơng mại tín dụng hiệu quả: Hiện nay Công ty đang sử dụng các chính sách bán chịu (nợ 30 ngày, 45 ngày,...) và việc trả tiền đúng hạn sẽ đƣợc hƣởng chiết khấu (trả trƣớc hạn 10 ngày sẽ đƣợc hƣởng chiết khấu thanh toán 1% trên giá trị hóa đơn,...). Công ty phải bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ đƣợc thu đúng hạn, thực hiện những thông báo nhắc khách hàng đến hạn thanh toán, thƣ cảm ơn vì đã thanh toán.
+ Xây dựng bộ sƣu tập về tín dụng của khách hàng: Công ty sử dụng những thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu lịch sử tại bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh. Những thông tin cần đƣợc thể hiện trong bộ sƣu tập là: thời gian giao dịch với Công ty; các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của khách hàng nhƣ: khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận; thông tin về thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn; doanh số nợ. Công ty cũng có thể đánh giá tín dụng khách hàng theo 5 tiêu chí áp dụng đối với khách hàng của các ngân hàng thƣơng mại nhƣ: năng lực, vốn, thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể và
môi trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng kinh doanh của khách hàng, uy tín của khách hàng.
+ Tăng cƣờng công tác thu hồi nợ: bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Bộ phận kế toán có thể kết hợp với bộ phận kinh doanh trong việc gửi thƣ thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Khi khách hàng chậm thanh toán một khoản nợ, Công có thể tìm hiểu thông tin và sẵn sàng trợ giúp. Chẳng hạn, khách hàng chậm thanh toán do bản thân họ không giải quyết đƣợc lƣợng hàng tồn kho, Công có thể giúp khách hàng bằng cách thu hồi lại một phần hàng đã cung cấp và qua kênh phân phối của Công ty tìm phƣơng án giúp giải tỏa lƣợng tồn kho để có tiền để trả nợ cho Công ty.
+ Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu: đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua các chỉ tiêu nhƣ vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân và đối với chỉ tiêu trung bình ngành để có cái nhìn chính xác.
5.2.3 Giảm chi phí tài chính
Thay vì việc huy động vốn từ ngân hàng Công ty co thể huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên trong Công ty để giảm vốn vay ngân hàng làm giảm chi phí tài chính vì khoản lãi trả cho nhân viên thấp hơn lãi suất ngân hàng, tăng vốn lƣu động cho Công ty, gắn chặt quyền lợi của ngƣời lao động và doanh nghiệp tạo động lực để ngƣời lao động làm việc tốt hơn.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN
Qua thực tế công tác kế toán về xác định kết quả kinh doanh của Công ty đảm bảo tính đầy đủ, đúng yêu cầu của công tác quản lý. Công tác kế toán đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán đƣợc sử dụng thống nhất toàn Công ty có tính hệ thống hóa cao giúp việc cập nhật vào máy vi tính đơn giản, nhanh chóng. Đồng thời đảm bảo cho số liệu phản ánh một cách chính xác, trung thực, dễ hiểu, tạo điều kiện cho công tác quản lý doanh nghiệp. Công ty chấp hành đầy đủ các chính sách và chế độ tài chính kế toán theo quy định của nhà nƣớc.
Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì Công ty luôn đạt đƣợc hiệu quả cao trong kinh doanh biểu thị ở chỗ lợi nhuận luôn tăng qua các năm. Doanh thu của Công ty chủ yếu thu từ hoạt động bán hàng và khoản doanh thu này luôn tăng qua các năm. Thị trƣờng của Công ty chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với loại mặt hàng xi măng bao đƣợc ƣa chuộng nhiều hơn. Về chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí. Hoạt động tài chính của Công ty nhìn chung chƣa mang lại kết quả cao do chi phí cao hơn doanh thu.
Các chỉ số tài chính cơ bản của Công ty nhìn chung khá khả quan, Công ty đã đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán đối với các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên vốn của Công ty vẫn đang bị chiếm dụng nhiều bởi các khoản phải thu.
Để tồn tại và phát triển các Công ty đang cố gắng thƣờng xuyên tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu và hiệu quả cân đối các yểu tố tham gia vào quá trình hoạt động, phát huy những thế mạnh, khắc phục những yếu kém. Những kết quả mà Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô đạt đƣợc khẳng định vị trí của mình trong thị trƣờng Đồng bằng Sông cửu Long.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trong quá trình thực tập cũng nhƣ nghiên cứu công tác kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô tôi đã thấy đƣợc một số khó khăn mà Công ty gặp phải. Bên cạnh sự nổ lực của toàn thể nhân viên tại Công ty còn cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các đối tƣợng bên ngoài nhƣ:
- Về phía nhà cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất xi măng cần ổn định giá nguyên liệu cho Công ty vì Công ty thƣờng xuyên
nhập nguyên liệu với số lƣợng lớn, vận chuyển thuận tiện. Mặc khác cần đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu.
- Ngân hàng nhà nƣớc nên có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhƣ ƣu đãi về lãi suất, chính sách tín dụng,... vì ngành Xi măng trong những năm gần đây luôn gặp nhiều khó khăn và đây cũng là ngành công nghiệp quan trọng của thành phố Cần Thơ.
- Những khách hàng đƣợc Công ty áp dụng các chính sách bán chịu cần thanh toán đúng hạn cho Công ty để Công ty có thể đảm bảo đƣợc năng lực sản xuất và trang trải cho những dự án tăng cƣờng năng suất sản xuất trong thời gian tới.