Căn cứ đề xuất biện pháp triển khai công tác xã hội hoá TDTT trong các trường trung học phổ thông thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu tiềm năng thực hiện chủ trương xã hội hóa thể dục thể thao trong các trường THPT Thành phố Tuyên Quang (Trang 73)

- Tiêu chí 4: phối hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác giáo dục thể chất, hoạt động TDTT và đánh giá thực trạng công tác GDTC

3.2.1 Căn cứ đề xuất biện pháp triển khai công tác xã hội hoá TDTT trong các trường trung học phổ thông thành phố Tuyên Quang

các trường trung học phổ thông thành phố Tuyên Quang

3.2.1 Căn cứ đề xuất biện pháp triển khai công tác xã hội hoá TDTT trong các trường trung học phổ thông thành phố Tuyên Quang trong các trường trung học phổ thông thành phố Tuyên Quang

3.2.1.1 Những cơ sở lý luận để đề xuất biện pháp xã hội hoá TDTT * Đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

Đảng ta xác định: TDTT là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, góp phần nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam.

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động TDTT quần chúng nói chung và trong nhà trường nói riêng dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển TDTT, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các nước trong khu vực, châu lục và thế giới.

Quán triệt đầy đủ và cụ thể hoá các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu đối với thành phố Tuyên Quang là triển khai có hiệu quả và tạo ra một xã hội tập luyện TDTT thường xuyên ngày càng đông đảo, rộng rãi, phong phú và tiến bộ. Bên cạnh đó phải thực hiện nghiêm túc chương trình GDTC trong nhà trường các cấp, nhằm không ngừng nâng cao sức khoẻ, thể lực và tầm vóc những cán bộ tương lai của thành phố và đất nước.

* Thực hiện xã hội hoá TDTT từng bước và có trọng điểm

Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thành phố Tuyên Quang đã xác định những mục tiêu cơ bản nhất của TDTT quần chúng để triển khai có hiệu quả:

sinh - sinh viên, thanh - thiếu niên, lực lượng vũ trang, cán bộ công chức và đông đảo nhân dân để thường xuyên tập luyện TDTT.

- Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, huấn luyện viên và giáo viên TDTT.

Với nền kinh tế đang phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều hạn chế, sự cân đối ngân sách cho hoạt động TDTT còn thấp ... yêu cầu bức thiết của ngành TDTT là xã hội hoá, mà địa bàn chiến lược là trường học, đối tượng chiến lược là học sinh - sinh viên, là lực lượng đông đảo nhất, là tương lai của đất nước. Đây là lực lượng chưa chịu áp lực kinh tế, chưa trực tiếp làm ra sản phẩm...

* Đảm bảo phù hợp với nhu cầu TDTT của xã hội

Nội dung hoạt động của TDTT phải đa dạng và phong phú phù hợp với từng đối tượng, để nó trở thành hoạt động ngoài giờ sản xuất đối với người lao động, trở thành hoạt động tự nguyện đối với công nhân viên chức, trở thành hoạt động trong thời gian rảnh rỗi đối với các đối tượng khác...

Với đối tượng là học sinh - sinh viên các trường, thì trước hết đây là những đối tượng bắt buộc trong công tác GDTC rèn luyện sức khoẻ, giáo dục nhân cách và cả trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống học tập và thực dụng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu và hiệu quả GDTC cần phân rõ nội dung yêu cầu chương trình bắt buộc với khuyến khích phong trào ngoại khoá cũng như các điều kiện tác động khác tạo sự đồng bộ trong các biện pháp.

Thực hiện xã hội hoá công tác GDTC hay thể thao trường học để bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh cần phải: vận động các ngành, các tổ chức xã hội hỗ trợ nhà trường các điều kiện để triển khai có hiệu quả ... phối hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh để thống nhất biện pháp chăm sóc học sinh ở trường cũng như ở nhà.

Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu được ý nghĩa tác dụng của TDTT, đó là: muốn phòng tránh bệnh tật, nâng cao sức

khoẻ thì con đường tiết kiệm và hiệu quả nhất là thường xuyên tập luyện TDTT một cách có hệ thống, liên tục và kéo dài.

* Những cơ sở pháp lý trong đề xuất biện pháp xã hội hoá TDTT

Để thực hiện các nhiệm vụ của phong trào của TDTT cần phải có một bộ phận hoàn chỉnh các văn bản tiêu chuẩn pháp quy, là một trong những điều kiện để đạt được việc quản lý có phối hợp hợp lý và dân chủ hoá, phải đáp ứng mọi lợi ích của xã hội và tạo điều kiện thúc đẩy đạt mục đích chung.

Trong hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành TDTT các cấp đối với công tác TDTT, có những yếu tố mang tính xã hội hoá và được tập trung ở một số loại văn bản sau:

- Đề án về nội dung và các văn bản triển khai chủ trương xã hội hoá TDTT (số 235/UB-TDTT, ngày 26/09/1998).

- Nghị định 73/1999/NĐ – CP, ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT. Đây là một văn bản pháp quy mang tíng chuyên đề, tập trung về xã hội hoá nhằm khuyến khích và huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cũng như sự tham gia rộng rãi của mọi đối tượng, tập thể; từ tập thể đến cá nhân, các thành phần từ nhà nước đến tư nhân, kể cả hoạt động liên doanh liên kết ... để tham gia hoạt động TDTT sâu rộng.

- Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương về phát triển TDTT đến năm 2010, tiếp tục đánh giá việc thực hiện chỉ thị 36- CT/TW và Thông tư 03-TT/TW, đồng thời xác định các chủ trương và những giải pháp lớn để đẩy mạnh xã hội hoá TDTT, khuyến khích nhân dân và mọi tổ chức tham gia hoạt động để phát triển TDTT quần chúng đến tận cơ sở, kể cả vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học. Tiến tới bảo đảm mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC, xem đây là một tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc gia.

- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT. Theo tinh thần của Nghị quyết tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều thi đua lập thành tích về việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và đặc biệt là TDTT.

- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 3/2/2010 về Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam), việc xây dựng Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển TDTT Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Đối với các cấp của ngành TDTT thành phố Tuyên Quang, cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức điều hành các lĩnh vực hoạt động TDTT của thành phố đã quán triệt và cụ thể hoá thành chương trình hành động, kế hoạch sự nghiệp TDTT hàng năm, định kỳ dài hạn và ngắn hạn bằng những nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp tổ chức thực hiện ở các cấp các ngành. Quan điểm đó được cụ thể hoá bằng "Quy hoạch phát triển TDTT của thành phố Tuyên Quang đến 2010 và định hướng phát triển TDTT đến 2020" [29].

3.2.1.2 Những cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang

Qua kết quả khảo sát phỏng vấn 28 giáo viên chuyên trách TDTT ở các trường THPT thành phố Tuyên Quang về sự đánh giá lựa chọn theo mức độ quan trọng của các yếu tố tiềm năng liên quan đến thể thao trường học là: nhóm các yếu tố về tự nhiên; nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội; nhóm các

yếu tố về con người và tổ chức quản lý; nhóm các yếu tố về chuyên môn.

Sự đánh giá lựa chọn các yếu tố thành phần trong 4 nhóm trên là cơ sở thực tiễn để lựa chọn và hướng đầu tư vào các yếu tố quan trọng có tác động lớn và hiệu quả đối với hoạt động TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang. Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy:

Tổng hợp ý kiến của 28 giáo viên chuyên trách TDTT ở các trường THPT thành phố Tuyên Quang cho thấy mức độ quan trọng của các tiêu chí chung được trình bày cụ thể trong bảng 3.1: Nhóm các yếu tố về con người và tổ chức quản lý cùng với nhóm các yếu tố về chuyên môn đều đạt tỷ lệ trên 90% cho thấy là rất quan trọng, tiếp đó là nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội và cuối cùng là nhóm các yếu tố về tự nhiên.

Bảng 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang (n = 28)

TT

Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá

Tổng điểm đánh giá Tỷ lệ % Xếp thứ tự

1 Các yếu tố điều kiện tự nhiên 85 60,71 4

2 Các yếu tố về kinh tế - xã hội 105 75,00 3

3 Các yếu tố về con người và cơ chế tổ chức 139 99,28 1

4 Các yếu tố về chuyên môn 130 92,85 2

5 Các yếu tố khác - - -

Về mức độ quan trọng của các yếu tố tự nhiên đã được các thầy cô giáo đánh giá qua phiếu phỏng vấn (Bảng 3.2):

Bảng 3.2. Mức độ quan trọng của các yếu tố tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến quá trình xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang (n

TT

Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá

Tổng điểm

đánh giá Tỷ lệ %

Xếp thứ tự

1 Sân vận động, nhà tập 134 95,71 1

2 Khuôn viên có thể sử dụng để tập luyện 130 91,4 2

3 Các công trình văn hoá, di tích lịch sử … 87 62,14 4

4 Núi, sông, rừng, đất trống … 92 65,71 3

5 Các loại khác - - -

Qua bảng 3.2 cho thấy mức độ quan trọng của các yếu tố đều khác nhau, được xếp theo thứ tự là: Sân vận động và nhà tập đạt 95,71%; khuôn viên có thể sử dụng để tập luyện đạt 76,42%; núi, sông, đất trống ... đạt 65,71% và các công trình văn hoá, di tích lịch sử ... đạt 62,14%.

Mức độ quan trọng của các yếu tố về kinh tế xã hội được trình bày trong bảng 3.3 cho thấy, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai hoạt động xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang được các thầy cô giáo đánh giá cao, mức độ quan trọng nhất là yếu tố về ngân sách của nhà trường, của Nhà nước đầu tư cho hoạt động GDTC và thể thao trường học đạt 92,85%

Bảng 3.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó đến quá trình xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố

Tuyên Quang (n = 28)

TT

Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá

Tổng điểm

đánh giá Tỷ lệ % Xếp thứ tự

1 Thu nhập của người dân 107 76,42 4

2 Tài trợ của các tổ chức xã hội và cá nhân 129 92,1 2

4 Ngân sách của Trường, Thành phố, Nhà nước

cho GDTC 130 92,85 1

5 Các loại khác - - -

Kết quả điều tra về yếu tố con người và cơ chế tổ chức (Bảng 3.4):

Bảng 3.4. Mức độ quan trọng của các yếu tố về con người và cơ chế tổ chức ảnh hưởng đến quá trình xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang (n = 28)

TT

Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá

Tổng điểm đánh giá Tỷ lệ % Xếp thứ tự 1 Hiểu biết của HS và GV về tác dụng do tập luyện TDTT 128 91,42 3

2 Sự ham thích và nhu cầu giải trí (theo dõi) 91 65,00 9

3 Nhu cầu về tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất 120 85,71 5 4 Vai trò tổ chức quản lý về hoạt động GDTC trường học 98 70,00 8

5 Vai trò của công tác chủ nhiệm 126 90,00 4

6 Vai trò của giáo viên thể dục 135 96,42 1

7 Quan tâm của gia đình đối với sự phát triển thể chất HS 129 92,14 2 8 Các chế độ chính sách trong khen thưởng HS đạt giải 107 76,42 7

9 Tổ chức học chéo buổi cho môn TD 118 84,28 6

10 Các yếu tố khác - - -

Qua phân tích số liệu ở bảng 3.4, cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về con người và cơ chế tổ chức đến quá trình xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang chiếm tỷ lệ khá cao, thể hiện ở tỷ lệ điểm trên 90% là các yếu tố: vai trò của giáo viên chuyên trách TDTT trong tuyên truyền về vai trò tác dụng của TDTT và hướng dẫn các em tập luyện; quan tâm của gia đình đối với sự phát triển thể chất của học sinh; hiểu biết của đội ngũ học sinh và giáo viên về tác dụng do tập luyện TDTT; vai trò của công

động TDTT.

Đối với các yếu tố về chuyên môn, được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động xã hội hoá TDTT trong các trường THPT, các yếu tố đều được đánh giá trên 90%, đó là: các yếu tố về đổi mới chương trình nâng cao hiệu quả giờ học GDTC; về tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức; về tổ chức nhiều loại hình hoạt động như câu lạc bộ của từng môn thể thao để thuận lợi cho các em đăng ký theo sở thích (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Mức độ quan trọng của các yếu tố về chuyên môn ảnh hưởng đến quá trình xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang (n = 28)

TT

Mức độ đánh giá

Nội dung đánh giá

Tổng điểm đánh

giá

Tỷ lệ % Xếp thứ tự 1 Tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao

nhận thức 130 92,85 3

2 Tổ chức nhiều loại hình h.động: CLB từng môn

thể thao 134 95,71 1

3 Nâng cao vai trò tự quản, tự chủ trong hoạt động

TDTT 79 56,42 8

4 Tăng cường các hình thức thi đấu TDTT 96 68,57 7

5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị tập

luyện 77 55,00 9

6 Đổi mới chương trình nâng cao hiệu quả giờ học

GDTC 133 95,00 2

7 Định kỳ tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV TDTT 124 88,57 4 8 Thông tin kịp thời và thường xuyên về sức khoẻ

HS 103 73,57 6

khuyến khích

10 Yếu tố khác - - -

Bên cạnh đó các yếu tố khác trong nội dung điều tra cũng đều được đánh giá trên mức trung bình về mức độ quan trọng của nó, đó là các yếu tố về: nâng cao vai trò tự quản, tự chủ trong hoạt động TDTT; tăng cường các hình thức thi đấu TDTT; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị tập luyện; định kỳ tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên chuyên trách TDTT; thông tin kịp thời và

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu tiềm năng thực hiện chủ trương xã hội hóa thể dục thể thao trong các trường THPT Thành phố Tuyên Quang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w