Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy.
Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển.
Dân số: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2013, tỉnh Tuyên Quang có 727.505 người. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314 người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tầy có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộc Dao có 77.015 người, chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người, chiếm 8,0%; dân tộc Mông có 14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có 12.891 người, chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có
11.007 người, chiếm 1,62%; các dân tộc khác chiếm 1,28%.
Tình hình kinh tế xã hội: Chủ động xây dựng phương án bù đắp sản phẩm thiếu hụt; tích cực khắc phục khó khăn về nguyên, nhiên, vật liệu; thị trường vốn, lao động, bất động sản, điện phục vụ sản xuất kinh doanh. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 3.420/3.393,3 tỷ đồng tăng trên 17% so với năm 2012; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2012. Hoàn thành đưa vào sản xuất nhà máy đường Tuyên Quang công suất 2.000 tấn mía cây/ngày, nhà máy thủy điện Chiêm Hóa công suất 48MW, nhà máy luyện gang công suất 150.000 tấn/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt trên 10.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch giao, tăng 18,8% so cùng kỳ năm 2012. Giá trị xuất khẩu hàng hóa 57,3 triệu USD, đạt 207,4% kế hoạch, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2012. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh và thực hiện các đề án, chương trình phát triển du lịch đã được phê duyệt để thu hút đầu tư và khách du lịch; đón 860 nghìn lượt khách du lịch, đạt 107,5% kế hoạch, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2012; doanh thu xã hội từ du lịch 750 tỷ đồng, đạt 115,4% kế hoạch, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2012. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo tại các xã, thôn bản thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, đã hỗ trợ 255.092,9 kg giống lúa lai, ngô lai (lúa lai 185.298,4 kg, ngô lai 69.794,5 kg). Sản lượng lương thực có hạt đạt 33,5 vạn tấn, bằng 102% kế hoạch, trong đó thóc 26,6 vạn tấn, ngô 6,9 vạn tấn; ổn định và phát triển các các vùng chuyên canh với 8.288 ha chè, 10.774,6 ha mía và 6.002,8 ha cây ăn quả.
Tập trung chỉ đạo trồng 13.788 ha rừng, bằng 102,1% kế hoạch, trong đó diện tích trồng rừng tập trung 13.222 ha, trồng cây phân tán quy diện tích 566 ha.
Thường xuyên đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch bố trí sắp xếp, ổn định dân cư năm 2013, đã di chuyển được 125 hộ/128 hộ đạt 99,6% kế hoạch. Chỉ đạo xử lý việc lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục
đích và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%. Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 112 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 206 tỷ đồng; xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh 43 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 44,8 tỷ đồng; tổng số doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 991 doanh nghiệp với tổng số vốn 6.403 tỷ đồng; cấp 23 giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký trên 1.066 tỷ đồng, điều chỉnh 02 giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn 253 tỷ đồng; toàn tỉnh có 88 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 17.800 tỷ đồng (trong đó 5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài).
GD&ĐT: Hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì kết quả phổ cập các cấp học, chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục có chuyển biến. Hoàn thành các nhiệm vụ năm học 2012-2013, 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 94,8%, tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 100%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo 100%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Duy trì, củng cố và giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Hoàn thành việc kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở tất các các xã, phường, thị trấn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục
Cấp THCS: Hạnh kiểm Tốt đạt 60,43%, Khá 32,35%, Trung bình 6,97%; Yếu còn 0,25% ; Học lực Giỏi đạt 7,04%, Học lực Khá 35,99%; Trung bình: 53,05%; Yếu: 3,86% và Kém còn 0,06%.
Yếu còn 1,03%; Học lực Giỏi đạt 2,02%, Học lực Khá 25,16%; Trung bình: 58,06%; Yếu: 14,71% và Kém còn 0,06% (Kết quả chi tiết theo biểu đính kèm).
Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Tính đến tháng 12/2012, có 138/141 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, đạt tỷ lệ 97,87%; trong đó, 01 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, đạt tỷ lệ 0,71%; 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt tỷ lệ 100%; 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục THCS; tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục THCS. [30].