- Tiêu chí 4: phối hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác giáo dục thể chất, hoạt động TDTT và đánh giá thực trạng công tác GDTC
3.1.2. Tiềm năng về đội ngũ giáo viên TDTT và giáo viên chủ nhiệm lớp
đây cũng chính là nguồn tiềm năng vô cùng quan trọng trong thực hiện chiến lược xã hội hoá giáo dục nói chung và xã hội hoá TDTT trong nhà trường phổ thông các cấp nói riêng theo đúng tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ.
Học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã có sự quan tâm đến các hoạt động TDTT với 32% học sinh có sự quan tâm thường xuyên, số học sinh chưa quan tâm đến hoạt động TDTT chỉ chiếm tỷ lệ 11% (Bảng 2.3). Đa số các em học sinh đều có nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa hơn nữa nhu cầu tập luyện ngoại khoá của các em là tương đối giống nhau ở các độ tuổi cùng giới. Đa số các em nữ thường thích những môn trong nhà, nhẹ nhàng, quen thuộc, dễ tập, ít người. Còn các em nam thường thích những môn sôi động và quần chúng như: bóng đá, bóng rổ, cầu lông, võ thuật (bảng 2.5). đây cũng chính là những tiềm năng rất lớn để thực hiện công tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
3.1.2. Tiềm năng về đội ngũ giáo viên TDTT và giáo viên chủ nhiệm lớp lớp
Trong các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng, giáo viên TDTT là lực lượng quan trọng và cơ bản quyết định hiệu quả của công tác GDTC nhà trường. Vai trò của giáo viên TDTT là giảng dạy, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động TDTT, duy trì hoạt động rèn luyện thân thể thường xuyên
trong nhà trường, phát hiện, định hướng và lựa chọn những học sinh có năng khiếu thể thao để giới thiệu cho các lớp năng khiếu giúp các em có điều kiện phát triển thành những nhân tài thể thao. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là tuyên truyền, tổ chức các câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm như một mắt xích của sự kết hợp giữa các mối quan hệ với học sinh, gia đình, nhà trường. Nhiệm vụ học tập đòi hỏi có sự nỗ lực nhiều hơn từ phía học sinh, cần có sự hướng dẫn giúp đỡ các em từ phía thầy cô, nhà trường. Chính sự quan tâm, sâu sát từ giáo viên chủ nhiệm giúp các em xem trường học, lớp học như ngôi nhà chung để học tập, rèn luyện vui chơi, sinh hoạt tập thể, phát huy được hết khả năng của mình trước tập thể.
Qua bảng 2.2 cho thấy các trường phổ thông nằm trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có một đội ngũ giáo viên TDTT đảm bảo đủ số lượng. Tỉ lệ học sinh/giáo viên phù hợp so với mức quy định của Bộ Giáo dục nên các giờ học thể dục đều được thực hiện giảng dạy đầy đủ, đúng với quy định.
Về chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT: Các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có một đội ngũ giáo viên TDTT có trình độ cao: Kỹ năng thực hành tốt chiếm 67,86%, khả năng tổ chức các hoạt động TDTT tốt chiếm 71,43%, 82,14 % giáo viên yêu nghề, tâm huyết với nghề dạy học, 100% giáo viên đạt chuẩn về bằng cấp, số lượng giáo viên trong độ tuổi 30 đến 50 chiếm tỷ lệ cao 64,2%, đây là lực lượng đang đạt đến độ chín của nghề, điều đó rất thuận lợi cho việc đảm bảo chất lượng giảng dạy nội dung GDTC và phát triển phong trào TDTT trong mỗi nhà trường.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mạnh về số lượng 157 giáo viên, đây là những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, khả năng quản lý tốt mới được giao trọng trách chủ nhiệm.
Như vậy với một đội ngũ 157 giáo viên chủ nhiệm, cùng với 28 giáo viên chuyên trách TDTT có trình độ cao, yêu nghề, tâm huyết với nghề dạy học. Đây chính là một lực lượng hùng hậu nhất đối với một thành phố như
những chủ trương của Đảng, của ngành thành những hoạt động trực tiếp của các em học sinh một cách có hiệu quả nhất.