- Tiêu chí 4: phối hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác giáo dục thể chất, hoạt động TDTT và đánh giá thực trạng công tác GDTC
Hoạt động ngoại khoá TDTT
3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tôi đã thực hiện phỏng vấn, khảo sát bằng các phiếu điều tra đến 51 người, bao gồm: 03 cán bộ của Sở GD&ĐT Tuyên Quang; 10 Chuyên viên Phòng GD ở thành phố; 10 Chuyên viên Phòng Văn hoá, thể thao và Du lịch; 28 giáo viên chuyên trách TDTT trường THPT. Nội dung đi sâu vào hai vấn đề là tính cấp
bày trong bảng 3.7 và bảng 3.8.
Bảng 3.7. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp.
Nội dung Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Nhóm biện pháp phát huy nhân tố con người và cơ cấu tổ chức
Hình thành mô hình tổ chức và quản lý hoạt động GDTC trường học theo hướng xã hội hoá TDTT
65,6 30,5 3,9 0,0
Phát huy vai trò của giáo viên chủ
nhiệm 63,2 32,9 3,9 0,0
Phát huy vai trò của giáo viên thể dục 71,2 26,4 1,9 0,0
Nhóm biện pháp chuyên môn
Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và thể thao ngoại khóa
74,1 24,0 1,9 0,0
Tăng cường thông tin, tuyên truyền
nâng cao nhận thức 84,5 15,5 0,0 0,0
Nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện xã hội hóa TDTT trong các trường THPT
69,2 26,9 3,9 0,0
Nâng cao công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên TDTT trong công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học
78,4 21,6 0,0 0,0
Tăng ngân sách của trường, thành phố, nhà nước cho GDTC và hoạt động TDTT
60,7 35,4 3,9 0,0
Tăng cường sự đầu tư cho GDTC và hoạt động TDTT thông qua sự tài trợ, đóng góp của các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm và gia đình học sinh
62,7 35,4 1,9 0,0
Qua kết quả được trình bày trong bảng, việc khẳng định nhóm biện pháp mà đề tài nghiên cứu là cần thiết, tuy với mức độ khác nhau nhưng đều có tính khả thi.
Vấn đề cấp thiết nhất của chủ trương xã hội hoá TDTT trong các trường THPT là vấn đề nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện xã hội hóa TDTT trong các trường THPT, được đánh gia cao nhất, đây cũng thực sự là vấn đề phải đi đầu để từ đó có sự chuyển động, thay đổi về động cơ, hành động phù hợp với thực tế.
Về tính khả thi của các biện pháp cũng được đại đa số khẳng định các biện pháp đã nêu là có khả thi. Việc tập trung nhiều hơn vào biện pháp thứ nhất, nhấn mạnh việc hình thành mô hình tổ chức hoạt động GDTC trường học theo hướng xã hội hoá TDTT cần có sự đầu tư tập trung ở mức cao của các cá nhân, các tổ chức vào một nội dung cụ thể. Đây là biện pháp được trông chờ và dễ được đồng thuận nhất trong các biện pháp thực hiện xã hội hoá thể thao trường học hiện nay. Qua khảo nghiệm cũng cho thấy tính hiệu quả của công tác xã hội hoá TDTT trong trường THPT, nếu phối hợp được các biện pháp một cách hợp lý, trong từng trường hợp cụ thể và tính đến đặc thù của các địa phương của từng trường.
Bảng 3.8. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Nhóm biện pháp phát huy nhân tố con người và cơ cấu tổ chức
Hình thành mô hình tổ chức và quản lý hoạt động GDTC trường học theo hướng xã hội hoá TDTT
60,1 36,0 3,9 0,0
Phát huy vai trò của giáo viên chủ
nhiệm 63,4 34,7 1,9 0,0
Phát huy vai trò của giáo viên thể dục 67,2 31,6 1,9 0,0
Nhóm biện pháp chuyên môn
Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và thể thao ngoại khóa
66,7 31,4 1,9 0,0
Tăng cường thông tin, tuyên truyền
nâng cao nhận thức 64,3 33,8 1,9 0,0
Nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện xã hội hóa TDTT trong các trường THPT
61,4 34,7 3,9 0,0
Nâng cao công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên TDTT trong công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học
66,9 29,2 3.9 0,0
Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả các yếu tố kinh tế xã hội
Tăng ngân sách của trường, thành phố, nhà nước cho GDTC và hoạt động TDTT
47,1 47,1 5,8 0,0
Tăng cường sự đầu tư cho GDTC và hoạt động TDTT thông qua sự tài trợ,
đóng góp của các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm và gia đình học sinh
Xuất phát từ thực tế và qua khảo nghiệm, một lần nữa khẳng định việc thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong các nhà trường THPT thành phố Tuyên Quang cần tập trung vào các biện pháp cơ bản nêu trên. Từ định hướng chung đến việc thiết kế, xây dựng cơ chế hoạt động có tính đồng bộ đảm bảo cho việc tổ chức tham gia của toàn xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhân dân là chủ trong sự nghiệp xã hội hoá. Những biện pháp nghiên cứu của đề tài, không chỉ có ý nghĩa cần thiết trong hiện tại mà còn mang tính lâu dài trong công tác quản lý chỉ đạo để chủ trương xã hội hoá TDTT trong các nhà trường thành hiện thực trong những năm tiếp theo.
Các biện pháp thực sự cấp thiết, có khả năng thực hiện trong thực tế và mang tính khả thi để tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể triển khai thêm một hoặc nhiều biện pháp nữa cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường. Một điều căn bản có ý nghĩa quan trọng để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên là chỉ khi nào đội ngũ các nhà quản lý làm việc có kế hoạch, năng động và linh hoạt mới tạo được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, tham gia đầu tư và quan tâm đến sự nghiệp TDTT, góp phần nâng cao chất lượng của công tác xã hội hoá TDTT trong hệ thống nhà trường phổ thông nói chung và các trường THPT thành phố Tuyên Quang nói riêng.