9. Những điểm mạnh, yếu về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thể dục (kết quả phỏng vấn 28 giáo viên thể dục)
2.3.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá công tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang
thành phố Tuyên Quang
2.3.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá công tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang các trường THPT thành phố Tuyên Quang
tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang
Theo Từ điển xã hội học: Xã hội hoá là quá trình tương tác giữa các cá nhân và xã hội, trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, kỹ năng và phương pháp cần thiết để hội nhập với xã hội.
Trong nhiều năm gần đây, xã hội hoá là thuật ngữ được quy ước để chỉ cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội nào đó bằng con đường giác ngộ, tổ chức huy động tổng sức mạnh toàn dân, làm cho hoạt động này không chỉ được thực hiện ở một ngành, một đoàn thể hay một tổ chức xã hội nào đó, mà phải được tiến hành ở tất cả các ngành, các giới, các lực lượng xã hội, cũng như mỗi người dân đều phải nhận thấy đó là nhiệm vụ chính của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính họ là người được hưởng thụ mọi thành quả do hoạt động đó đem lại. Bản chất của xã hội hoá là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi lực lượng xã hội, tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự quản lý thống nhất của các cấp chính quyền, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Như vậy Xã hội hoá TDTT trường học là sự phối hợp hành động của mọi lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược nhằm làm cho TDTT trường học trở thành sự nghiêp của toàn dân, của toàn xã hội.
Mục đích của xã hội hoá TDTT trường học là nhằm tạo ra động lực và nguồn lực mới cho sự phát triển của TDTT trong trường học ; đem các hoạt động TDTT trường học đến với toàn trường, toàn học sinh; làm cho học sinh tự giác, tự nguyện tham gia hoạt động TDTT để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ các giá trị của TDTT.
Bản chất của xã hội hóa TDTT ở trường học là một quá trình gồm hai mặt: một là, xác định đúng trách nhiệm của nhà nước, nhà trường đối với
đối với công tác TDTT trong nhà trường.
Xã hội hoá TDTT trường học được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước, nhà trường. Xã hội hóa TDTT ở trường học có nội dung cơ bản sau:
- Đối với những nhà lãnh đạo: xã hội hóa TDTT trường học là một quá trình tổ chức và đổi mới tổ chức hoạt động TDTT trong nhà trường; là quá trình quản lý và đổi mới công tác quản lý Nhà nước và quản lý xã hội về TDTT trường học; là quá trình huy động, phối hợp nhiều lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động TDTT trong nhà trường.
- Đối với các lực lượng xã hội: xã hội hóa TDTT trường học là quá trình phối hợp, lồng ghép hoạt động TDTT với các hoạt động khác; là quá trình đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động TDTT; là quá trình tự vận động và tác động lẫn nhau.
- Đối với mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, mỗi người dân, mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh: xã hội hóa TDTT trường học là một quá trình chuyển đổi, nâng cao nhận thức về TDTT trường học và hình thành thói quen, nếp sống rèn luyện TDTT hàng ngày cũng như tham gia hoạt động TDTT trường học một cách chủ động, tích cực góp phần nâng cao chất lượng TDTT cũng như nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2.3.1.2. Lựa chọn các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang
Căn cứ vào các cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội hóa TDTT đề tài đã lựa chọn ra các tiêu chí để đánh giá công tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn với 10 chuyên gia, các 12 hiệu trưởng, hiệu phó và 26 giáo viên đang giảng dạy TDTT trong các trường phổ thông, kết quả phỏng vấn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.7. Bảng phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên
Quang
Các tiêu chí, tiêu chuẩn Kết quả
(n=50)
SL %
Tiêu chí 1: Sự phối hợp các lực lượng xã hội trong quá trình tổ
chức hoạt động TDTT trường học 49 98
Tiêu chuẩn1: Sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường Tiêu chuẩn 2: Sự phối hợp của các tổ chức ngoài nhà trường
Tiêu chí 2: Khả năng huy động tài chính đầu tư trực tiếp cho hoạt
động TDTT 47 94
Tiêu chuẩn 1: Khả năng huy động tài chính từ nguồn đầu tư của nhà nước 43 86 Tiêu chuẩn 2: Khả năng huy động tài chính từ nguồn đầu tư khác 47 94
Tiêu chí 3: Nhận thức về mục đích, ý nghĩa của công tác GDTC và
thể thao trường học 48 96
Tiêu chuẩn 1: nhận thức của phụ huynh về GDTC và thể thao trường học 48 96 Tiêu chuẩn 2: nhận thức của học sinh về GDTC và thể thao trường học 30 60 Tiêu chuẩn 3: Nhận thức của nhà trường trong công tác GDTC và thể
thao trường học 32 64
Tiêu chuẩn 4: Nhận thức của giáo viên trong công tác GDTC và thể
thao trường học 31 62
Tiêu chuẩn 5: Nhận thức giáo viên chủ nhiệm trong công tác GDTC
và thể thao trường học 45 90
Tiêu chí 4: phối hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác giáo dục thể chất, hoạt động TDTT và đánh giá tình trạng thể chất của học sinh.
43 86
Tiêu chuẩn 1: phối hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác giáo
dục thể chất, hoạt động TDTT 41 82
Tiêu chuẩn 2: phối hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác đánh
Qua bảng 2.7 cho thấy các tiêu chí và tiêu chuẩn mà đề tài đã lựa chọn đều có số người đồng ý trên 60%. Điều đó cho thấy đại đa số người được phỏng vấn đều cho rằng các tiêu chí và tiêu chuẩn trên có thể lựa chọn làm những tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa TDTT trường học. Tuy nhiên đề tài chỉ lựa chọn những tiêu chí và tiêu chuẩn có số người đồng ý trên 80% để làm các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa TDTT trong các trường THPT thành phố Tuyên Quang gồm 4 tiêu chí và 8 tiêu chuẩn sau: