1. 5.4.2 Dạy bài mới
3.2.1 Biện pháp chung
3.2.1.1. Tập phát âm cho đúng
Phát âm đúng ở đây được hiểu là phát âm theo những phân biệt đã ghi
nhận trong chính tả. Chẳng hạn người Hà Nội khi phát âm cần phân biệt ch với tr, s với x.,n/l . . Người Huế khi phát âm cần phân biệt thanh hỏi và
thanh ngã, khi phát âm người S à i Gòn phát âm phân biệt r với d/gi. Cách
này có phần phi lí vì muốn phát âm đúng như chính tả thì phải biết chính tả trước đã. Thêm vào đó thay đổi thói quen phát âm là chuyện đòi hỏi nhiều thời gian và phần nào đó khó thực hiện trong tình hình nước ta hiện nay chưa có một cách phát âm nào thực tế được coi là chuẩn.
3.2.1.2. Cố gắng nhớ từng chữ một
SVTH: Nguyễn Hồng Hải 49 K34B - GDTH
hoạt động học, viết hàng ngày. Tất cả những người viết giỏi đều trải qua quá trình rèn luyện như vậy. Tuy nhiên đây là một phương pháp khó thấy ngay kết quả và đòi hỏi người ta phải nhẫn nại và dày công tập luyện.
3.2.1.3. Dùng các mẹo luật chính tả
Các mẹo luật chính tả có tác dụng như những "đơn thuốc" mà các nhà
ngôn ngữ học đã pha chế sẵn cho ta và giúp cho việc chữa lỗi chính tả hàng ngày. Tuy nhiên vấn đề là không có mẹo nào là vạn năng để có thể giải quyết mọi lỗi mà mỗi mẹo chỉ có thể giúp chữa một loại lỗi nào đó, chẳng
hạn phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, mẹo phân biệt ch và tr Do đó, để giải
quyết các lỗi chính tả thì cần có rất nhiều mẹo khầc nhau dẫn tới việc nhớ được các mẹo ấy cứng là một vấn đề nan giải.
Đó là chưa kể đến sự thể các mẹo đó có những ngoại lệ nhất định và cũng đòi hỏi nhiều công sức để ghi nhớ.
Về mặt phương pháp luận, việc giải quyết lỗi chính tả phải phù hợp với đối tượng. Bởi vì người Việt viết sai chính tả một cách khác nhau, tuỳ theo tiếng địa phương của mình. Công việc đó phải được chú trọng ở trường phổ thông và thông qua một quá trình rèn luyện nghiêm túc và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
Trong đề tài này trên cơ sở kế thừa những thành tựu của thế hệ đi trước, chúng tôi chỉ trình bày một cách tóm tắt những lỗi tiêu biểu của một số địa phương và đưa ra những chú giải cần thiết cũng như giới thiệu một vài mẹo có tính ứng dụng thực tế giúp giải quyết phần nào những lỗi đó.
3.2.2. Một số biện pháp cụ thể
3.2.2.1. Phân tích và so sánh
Đây là biện pháp giúp HS giảm bớt lỗi chính tả. Với những tiếng khó GV áp dụng biện pháp cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh
SVTH: Nguyễn Hồng Hải 50 K34B - GDTH
những điểm khác nhau để các em ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết từng "dòng" trong từ ''dòng sông" một số HS lẫn lộn với
tiếng "ròng" ta có thể phân tích cấu tạo hai tiếng này như sau:
- Dòng = D + ong + thanh huyền - Ròng = R + ong + thanh huyền
So sánh để thấy được sự khác nhau: tiếng "dòng” có âm đầu là "d", còn tiếng "ròng" có âm đầu là "r". Ghi nhớ điều này thì khi viết các em sẽ không
viết sai
3.2.2.2. Giải nghĩa từ
Để khắc phục lỗi chính tả cho HS thì ta có thể áp dụng biện pháp giải nghĩa từ. Việc giải nghĩa từ thường được áp dụng trong tiết Luyện từ và câu,
Tập đọc. . . nhưng nó cũng rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi HS không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
Có nhiều cách giải nghĩa từ cho HS: GV có thể cho HS đọc chú giải, đặt câu (nếu HS đặt câu đúng tức là HS đã hiểu nghĩa của từ) bắng cách so sánh đối chiếu với từ khác hay tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hay sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, . . .
Ví dụ: Phân biệt hai từ "chiêng" và "chiên”
+ Giải nghĩa từ “chiêng": GV có thể cho HS quan sát tranh, ảnh cái
chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng là đạo cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang xa).
+ Giải nghĩa từ "chiên": GV có thể giải nghĩa bằng định nghĩa (chiên là
làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ và đun trực tiếp
trên bếp lửa) hoặc có thể cho HS đặt câu với từ chiên.
3.2.2.3 Luyện phát âm
SVTH: Nguyễn Hồng Hải 51 K34B - GDTH
phát âm để có thể phân biệt các thanh, các âm đầu và âm cuối vì chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm - âm như thế nào thì ghi âm lại như thế ấy.
- Việc rèn luyện phát âm không chỉ thực hiện trong tiết Tập đọc mà còn thực hiện liên tục và lâu dài trong tất cả các tiết học khác như: Chính tả và Luyện từ và câu,...
- Với những HS có vấn đề về mặt phát âm, GV lưu ý cho các em chú ý nghe cô giáo phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, GV phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp HS viết đúng được.