Nguyên nhân chung mắc lỗi chính tả

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng đúng chính tả cho học sinh lớp 2 và lớp 3 trong phân môn chính tả và tập làm văn (Trang 51)

1. 5.4.2 Dạy bài mới

3.1.2. Nguyên nhân chung mắc lỗi chính tả

Trong phạm vi giao tiếp chúng ta bắt gặp không ít các dạng lỗi chính tả khác nhau. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi chính tả ở HS TH, chúng tôi thấy có ba nguyên nhân chủ yếu sau:

* Thứ nhất, do không nắm chắc các quy tắc chính tả.

Chính tả Tiếng Việt so với nhiều loại chính tả ghi âm vị thì không

phải là hệ thống quy tắc phức tạp. Nhưng trong thực tế lại không ít trường hơp phạm lỗi do người viết không nắm được đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái trong chữ viết Tiếng Việt và quy tắc ghi dấu thanh.

Ví dụ: khúc khuỷ, ngoằn ngèo. . .

Nằm ở nhóm viết sai vì không nắm được quy tắc còn phải kể đến hai trường hợp:

+ Trường hợp 1: Phiên âm sai + Trường hợp 2: Viết hoa sai

* Thứ hai, do không nắm được sự tương ứng giữa chữ và nghĩa

Ở Bắc Bộ người ta gọi d là dờ- đờ và gọi gi là dê - i. Điều này chứng tỏ

họ chỉ phân biệt trên cơ sở chính tả mà thôi. Sự lẫn lộn này là do không nắm vững sự tương ứng giữa chữ và nghĩa mà nó biểu thị như ở trường hơp viết các chữ có âm đầu /z/.

SVTH: Nguyễn Hồng Hải 45 K34B - GDTH

Nguyên nhân nữa là tình trạng không khớp nhau ít nhiều giữa âm và chữ. Chúng ta thấy rằng chữ viết được đặt ra là để ghi lại ngôn ngữ âm thanh nhưng ngôn ngữ âm thanh lại có xu hướng bảo thủ. Qua thời gian sự tích tụ giữa âm và chữ ngày càng gây khăn cho chính tả.

* Thứ ba, lỗi phát âm không phân biệt

Chính tả là loại hình ghi âm nên ảnh hưởng của biến thể ngôn ngữ trên bình ổn ngữ âm là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng sai chính tả.

Mặt khác, Tiếng Việt là ngôn ngữ chung nhưng ở từng vùng lại tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau. Điều này dẫn đến có nhiều loại lỗi chính tả đặc trưng cho từng vùng phương ngữ. Chẳng hạn, người Bắc Bộ bỏ mất thói quen

quặt lưỡi khi phát âm các âm cho nên họ đọc tr thành ch, s thành x, r thành

d...

Vì không phân biệt nên HS một số nơi ở vùng này gọi s là “ xờ nặng"' và gọi x là " xờ nhẹ”

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng đúng chính tả cho học sinh lớp 2 và lớp 3 trong phân môn chính tả và tập làm văn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)