Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao việc

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 48)

7. Cấu trúc khóa luận

3.5. Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao việc

giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí

Trong thực tế vẽ trang trí là một hoạt động khó đối với trẻ mầm non bởi vì trang trí đòi hỏi người vẽ đáp ứng được các nguyên tắc về hình, màu, họa tiết…nên trẻ khó có thể thực hiện. Vì thế sự hứng thú của trẻ đối với loại hình này cũng bị hạn chế.

Về phía giáo viên, trong chương trình cũng ít khi tổ chức các hoạt động vẽ trang trí như các loại hình vẽ khác hoặc có tổ chức các hình thức nhưng chưa đáp ứng, thu hút được sự hứng thú của trẻ.

Chính vì vậy chúng tôi thông qua đề tài này muốn đưa ra một số biện pháp để nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí:

* Về hình thức tổ chức:

Tổ chức hoạt động đa dạng ở nhiều địa điểm như trong lớp, ngoài trời, tổ chức theo nhóm, cá nhân… Việc tổ chức hoạt động như vậy giúp thay đổi không gian học, trẻ sẽ không cảm thấy nhàm chán, giúp trẻ có thêm hứng thú, từ đó tiếp thu nhanh hơn những kiến thức giáo viên muốn truyền đạt cho trẻ.

Hình thức học ngoài trời giúp trẻ tăng hứng thú học

Tổ chức hoạt động trang trí thông qua trò chơi, lễ hội. Ở vùng sinh sống trẻ tiếp xúc với loại hình dân gian nào nên tổ chức hoạt động vẽ trang trí gắn với loại hình đó. Ví dụ: ở miền xuôi có thể tổ chức cho trẻ trang trí mặt nạ trên nền là rổ rá, trang trí quạt… Ở miền núi có thể tổ chức cho trẻ trang trí quần áo, váy bằng các họa tiết thường thấy ở nơi mình sinh sống, các hoa văn thổ cẩm…

Giáo viên có thể cho trẻ tham quan, quan sát các công trình kiến trúc ở địa phương cho trẻ thấy được nét đẹp của văn hóa truyền thống.

Giáo viên cũng có thể cho trẻ vẽ các bức tranh để trang trí các góc trong lớp, trang trí thiệp tặng mẹ, tặng cô nhân dịp các ngày lễ…, đồng thời thông qua các hoạt động cộng đồng giúp trẻ hiểu biết thêm về truyền thống dân tộc qua các ngày kỉ niệm, ngày sinh nhật Bác, ngày Tết …

Cho trẻ tham gia vào các ngày lễ, Tết

Mỗi một lần tổ chức tạo sự hào hứng cho trẻ được chơi, được tham gia , được sống trong không khí lễ hội chứ không đơn thuần là vẽ giúp trẻ được nhận thức thẩm mỹ cao hơn.

* Về phương pháp:

Giáo viên luôn luôn đổi mới các phương pháp phù hợp với hình thức tổ chức, phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng trường, tùy thuộc vào môi trường sống, mức độ, đặc điểm học sinh từng vùng. Nếu trường có cơ sở vật chất tốt có thể áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại như bảng thông minh, máy chiếu…, là vùng cao, miền núi kiến thức truyền tải cho trẻ sẽ nhẹ nhàng hơn…

Trong thực hành trang trí có thể cho trẻ thực hành theo từng bước riêng lẻ như luyện tập các nguyên tắc trang trí: chơi xếp hình (xếp các mô hình họa

tiết theo nguyên tắc) chỉ vẽ riêng các họa tiết (vẽ hoa lá trang trí chiếc quạt, khăn tay, lọ hoa, cốc, bát…)

Có thể tổ chức cho trẻ tô màu, vẽ màu theo nguyên tắc trong trang trí: thường có sẵn các sản phẩm để trẻ luyện tập như sách Bé tập tô màu, tượng thạch cao…

Ngoài ra để nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động vẽ trang trí chúng ta còn cần phải quan tâm đến cơ sở vật chất, các giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ:

* Với nhà trường và các cấp quản lý:

Nâng cao cơ sở với vật chất cho từng lớp, tăng lượng đồ dùng, đồ chơi, hiện đại hóa các phương tiện hiện đại như: dạy học trên Internet, bổ sung nhiều bộ tranh truyện có màu sắc đẹp hay có tính thẩm mỹ…

Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên bằng cách tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi…, giáo viên với sự sáng tạo đồ dùng, đồ chơi…

Tăng số lượng giáo viên cho từng lớp làm sao giáo viên có khả năng bao quát, quan tâm đến hết các trẻ trong lớp.

* Với giáo viên mầm non

Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ cảm xúc về cái đẹp thông qua:

- Tạo môi trường lớp học: một lớp học đẹp sẽ tạo hứng thú cho trẻ tập trung vào các hoạt động tại lớp. Giáo viên cần tạo môi trường với các góc mở trưng bày các sản phẩm của trẻ, chủ yếu là hoạt động tạo hình.

- Trong góc tạo hình, chúng ta đều nhận thấy vẽ trang trí là một hoạt động nghệ thuật tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái mới lạ thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc thẩm mỹ… Vì vậy, trong góc tạo hình các giáo viên cần chia thành các góc nhỏ cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như: vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, bút dạ, tô màu…

- Cho trẻ lựa chọn các phương tiện để trẻ thể hiện tùy theo ý muốn, qua đó trẻ được học và phát triển những kỹ năng cơ bản, trẻ được vẽ bằng sự

tưởng tượng của chính mình. Qua đó trẻ thấy tự hào với sản phẩm của chính mình tạo ra và tự hào về sản phẩm đó.

- Trong các hoạt động góc thường xuyên để ý và bồi dưỡng trẻ.

Ví dụ: hướng trẻ vào các chủ điểm đang học. Khi dạy trẻ chủ điểm Tết

và mùa Xuân, giáo viên cần tạo quang cảnh về ngày Tết như cỏ hoa, bánh, có nhiều tranh cảnh phong phú để trẻ được tiếp xúc với những hình ảnh đó sâu sắc hơn.

- Nên thay đổi các góc chơi khác nhau. Ví dụ: ngày hôm nay cho trẻ chơi góc này, ngày mai cho trẻ chơi góc khác, đồng thời cần gây hứng thú kích thích tư duy của trẻ nhằm giúp trẻ phát huy về năng khiếu như: tổ chức các cuộc thi ngay trong tiết học tạo hình.

- Không những chỉ cho trẻ hoạt động tạo các góc mở mà để tránh nhàm chán cho trẻ, chúng ta cần sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau.

Ví dụ: khi trẻ chưa biết cầm bút vẽ được bông hoa thì chúng ta có thể

cho trẻ dùng bột màu vẽ bằng các ngón tay.

Dùng hệ thống câu hỏi kích thích tính tích cức sáng tạo của trẻ

- Thông qua việc trả lời hệ thống các câu hỏi và giáo viên nêu ra quá trình thực hiện hoạt động vẽ, tính tích cực nhận thức sáng tạo của trẻ sẽ được phát huy cao độ. Với các câu hỏi giáo viên đưa ra trẻ phải tự mình huy động vốn kinh nghiệm đã có để tìm kiếm tri thức mới, tự xây dựng trong đầu những mô hình về nội dung đề bài tạo hình yêu cầu thực hiện. Tự xây dựng ý tưởng sáng tạo của mình. Việc chỉ trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra giúp tư duy lôgic của trẻ phát triển, trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú, làm giàu tính chính xác thêm ngôn ngữ của trẻ tạo điều kiện thuật lợi cho khả năng giao tiếp. Để thực hiện biện pháp này, giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc đặt câu hỏi phải sáng tỏ về nội dung, gọn gàng về hình thức, thể hiện vấn đề cần truyền đạt, phù hợp với kình nghiệm mà trẻ đã có. Với mỗi câu hỏi chính, giáo viên phải xác định câu hỏi phụ để gợi ý, điều chỉnh tư duy của trẻ

đúng hướng, trả lời đúng những vấn đề cần tìm kiếm, hạn chế tối đa những câu hỏi có hoặc không vì những câu hỏi đó mang tính chất áp đặt, cần đặt những câu hỏi tạo ra sự hứng thú cho trẻ, nhu cầu vận dụng hiểu hiết và tình cảm của mình để trả lời.

- Số lượng câu hỏi vừa đủ cho thời gian mỗi lần tổ chức hoạt động tạo hình.

- Giáo viên luôn phải khích lệ trẻ, tạo bầu không khí thoải mái để trẻ có tâm lý tốt.

- Sau mỗi bài dạy, giáo viên phải có điều chỉnh cân đối lại hệ thống câu hỏi cho hợp lý giữa nội dung yêu cầu và trình độ phát triển của trẻ trong thời gian cho phép.

Rèn luyện những kỹ năng vẽ cho những trẻ chưa thành thạo về vẽ, khuyến khích và tập cho trẻ miêu tả chủ đề tạo hình theo nhiều phương án khác nhau

- Rèn kỹ năng vẽ cho những trẻ chưa thành thạo trong hoạt động vẽ như: kỹ năng cầm bút tạo các đường nét nghệ thuật, cho trẻ làm quen với bút lông, nước;

- Tập cho trẻ miêu tả chủ đề tạo hình theo nhiều phương án khác nhau, sẽ giúp cho tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ phải vận dụng những điều đã biết để thiết kế nội dung vấn đề miêu tả nhiều cách khác nhau. Việc tập cho trẻ miêu tả chủ đề tạo hình theo nhiều phương án khác nhau nhằm làm phát triển ở trẻ khả năng hoạt động độc lập. Vì thế sản phẩm hoạt động tạo hình phản ánh rõ nét, độc đáo,sáng tạo riêng của mỗi trẻ. Biện pháp này tạo ra cho trẻ tầm hiểu biết rộng hơn qua việc quan sát học hỏi lẫn nhau làm cho kinh nghiệm sáng tạo của trẻ ngày càng phát triển.

Tổ chức hoạt động theo nhóm để mỗi trẻ có ý đồ sáng tạo riêng của mình. Hướng dẫn gợi ý trẻ đưa ra các ý đồ sáng tạo.

Thiết kế giáo án với khung giáo án hợp lý để mọi trẻ có thể phát huy tính sáng tạo của mình. Đảm bảo thời gian chung cho cả nhóm.

Giáo viên dự kiến các mẫu mô hình về vấn đề cần miêu tả (nội dung, hình thức…) lựa chọn trong chương trình nội dung tạo hình theo đề tài, mẫu…

Giáo viên xây dựng các mô hình khác nhau về đối tượng cần miêu tả. Có thể cho trẻ lựa chọn các thể loại tạo hình khác nhau để thể hiện mô hình và đề tài của mình.

Cho trẻ nhận xét về bài vẽ trang trí của mình và của bạn. So sánh sự khác nhau qua các hình thức trang trí khác nhau.

Lưu giữ những sản phẩm đẹp của trẻ đi dự thi.

Động viên, khen ngợi kịp thời những trẻ có thành tích, nỗ lực cố gắng, đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát.

Tạo điều kiện cho trẻ được tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. Biện pháp này giúp trẻ vận dụng các kiến thức tiếp thu được từ các nội dung giáo dục khác, phục vụ cho mục đích sáng tạo của hoạt động tạo hình và ngược lại trẻ mang các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của hoạt động tạo hình giải quyết các vấn đề mà các hoạt động giáo dục đặt ra. Khi trẻ được tạo hình ở mọi lúc mọi nơi thì tính tích cực hoạt động của trẻ được phát huy, tạo điều kiện cho trẻ nảy sinh và thể nghiệm các ý đồ, các kiến thức, kỹ năng kỹ xảo của hoạt động tạo hình, biết mang cái đẹp vào cuộc sống xung quanh nình, tạo cho trẻ niềm vui sự say mê sáng tạo nghệ thuật.

- Giáo viên cần xây dựng thời khóa biểu cân đối, hợp lý cho các hoạt động của trẻ. Đảm bảo đủ các nguyên vật liệu trang thiết bị cần thiết để trẻ thực hiện hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. Tránh tình trạng cho trẻ hoạt động một cách tùy tiện sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Mọi hoạt động của trẻ phải nằm trong kế hoạch dự kiến mới thực sự có tác động tích cực đến trẻ.

- Tạo môi trường thụận lợi cho trẻ thực hiện hoạt động tạo hình.

- Hướng dẫn từng trẻ thể hiện ý tưởng của mình với mỗi nội dung đưa ra. Hướng dẫn sử dụng nguyên vật liệu, thể hiện ý đồ sáng tạo phù hợp với nội dung.

- Động viên khích lệ trẻ kịp thời.

- Tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp. khi tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp (tích hợp các nội dung, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của các hoạt động giáo dục có ở vùng kiến thức phù hợp nhất và tích hợp trong nội bộ hoạt động tạo hình) sẽ kích thích được trẻ từ hứng thú sự say mê tìm tòi, khám phá, phát hiện ra mối liên hệ giữa các tri thức với nhau, các hình thức tồn tại, biểu hiện, ứng dụng của các hình thức đó. Việc tích hợp nội dung giáo dục và tích hợp các thể loại của hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ biết vận dụng kiến thức của các nội dung kỹ năng, kỹ xảo của các hình vào giải quyết các vấn đề hoạt động tạo hình đặt ra và ngược lại. Điều đó làm cho năng lực sáng tạo trên mọi lĩnh vực của trẻ được phát triển.

- Để biện pháp này có ý nghĩa, giáo viên cần:

+ Tránh tích hợp quá nhiều nội dung kiến thức vào một bài tạo hình sẽ làm mất thời gian và ảnh hưởng đến mục đích riêng của hoạt động tạo hình, dễ làm cho trẻ không nắm rõ được dấu hiệu bản chất nội dung vấn đề bài tạo hình cần miêu tả.

+ Nội dung kiến thức phù hợp với nội dung và mục tiêu của hoạt động tạo hình và phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.

+ Tích hợp phải đảm bảo tính cân đối, phù hợp, phải khích lệ động viên trẻ.

- Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao hoạt đông tạo hình cho trẻ và có sự đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta đều nhận thấy rằng tất cả những khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò của gia đình. Vì vậy ngay từ đầu năm học, để phụ

huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình giáo viên nên tổ chức một số tiết học mẫu để giúp phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tạo hình. Đồng thời, giáo viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ biết nhìn nhận và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc linh hoạt hơn, tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau.

- Khi tiến hành đề tài tạo hình, thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trao đổi, trò chuyện với trẻ tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề tài. Từ đó, trẻ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra.

Ví dụ: với đề tài Vẽ hoa mùa Xuân, chủ đề thế giới thực vật, giáo viên

hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi: Đây là hoa gì? Nó có màu gì? Cánh hoa như thế nào?...

- Động viên, khích lệ phụ huynh mua thêm đồ dùng, giấy bút, vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo tạp chí để phụ huynh có thể dạy trẻ.

- Phối hợp với phụ huynh tạo môi trường học tập cho con như: trang trí phòng ngủ và học với những hình ảnh, bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh có tính thẩm mỹ.

- Thường xuyên cho trẻ tham quan, dạo chơi ngoài trời.

- Nhắc nhở phụ huynh nên động viên, khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng.

Tóm lại, có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học thì đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ học tốt hơn, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ thông qua môn học này

KẾT LUẬN

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua môn học tạo hình là một trong những hình thức giáo dục thẩm mỹ đạt hiệu quả cao. Thông qua các

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)