Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 29)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí

2.2.1.1. Khái niệm trang trí

Theo cách hiểu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù đó là ai và sống trong hoàn cảnh nào. Những ngày lễ, ngày Tết ai cũng muốn gọn gàng, sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, trang trí nhà cửa sao cho hấp dẫn, sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố được trang hoàng bằng những băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa…

Trong các cuộc hội họp quan trọng thì việc trang trí hội trường được chuẩn bị rất kỹ lưỡng vì nó chính là bộ mặt của đơn vị đứng ra tổ chức.

Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều đồ vật mà ta thường sử dụng như bát, đĩa, ấm, chén, lọ, khăn bàn, quần áo, đồng hồ, xe đạp, xe máy, ô tô, bàn ghế, giường tủ… tất cả đều có những họa tiết trang trí nhằm làm cho đồ vật đó đẹp thêm, hấp dẫn và có giá trị thẩm mỹ hơn. Những hình trang trí đó rất phong phú, nhằm làm cho đồ vật đẹp hơn, tạo cho người xem cảm giác gần gũi hơn. Đó chính là nét nổi bật của nghệ thuật trang trí.

Vì vậy, trang trí là cái đẹp do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống, giúp cho đời sống và xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

2.2.1.2. Khái niệm vẽ trang trí

Vẽ trang trí là nghệ thuật ứng ụng. Hiện nay, trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta, từ thành thị đến nông thôn đều rất cần đến nghệ thuật trang trí như: trang trí phòng ở, trang trí sân khấu, trang trí đồ dùng, vật dụng… Thực tế cuộc sống, từ việc trồng cây, làm vườn hoa, quy hoạch đô thị đến việc sắp xếp nhà ở gọn gang, ngăn nắp, mọi vật được xếp đặt đúng chỗ, thuận tiện và ưa nhìn đều mang ý nghĩa nghệ thuật trang trí. Từ ngàn xưa, ý nghĩa của trang trí được con người ứng dụng để đưa vào cuộc sống hằng ngày. Nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy từ việc tạo ra đồ trang sức như vòng tay, chuỗi hạt đến những đồ dùng, vật dụng trong gia đình như đồ gốm, đồ binh khí và lớn

hơn là những công trình kiến trúc, vườn hoa, cây cảnh đều được con người ý thức lồng vào đó những ý nghĩa của nghệ thuật trang trí ứng dụng, ví dụ như việc tạo hình dáng cho đồ gốm gia dụng nào đó rồi dùng họa tiết và màu men để tô điểm. Khi xây một công trình kiến trúc, chúng ta không chỉ quan tâm đến hình dáng, kiểu cách và cách chạm khắc và hơn thế nữa, không gian chứa đựng nó cũng cần được tính toán, cân nhắc sao cho phù hợp, tiện lợi và hấp dẫn người dùng.

Tóm lại, vẽ trang trí là mĩ thuật ứng dụng, là nghệ thuật trang hoàng, tô điểm để làm đẹp mắt. Nghệ thuật luôn đi sát với đời sống để sắp xếp và bố trí các vật dụng sao cho đẹp mắt và tiện nghi. Nghệ thuật trang trí dùng màu sắc và chất liệu tốt, đẹp để tạo ra những vật dụng cần thiết cho cuộc sống theo đúng yêu cầu, vừa đáp ứng nhu cầu tạo ra cái đẹp, vừa tiện nghi cho sinh hoạt hoạt hàng ngày.

Trong khuôn khổ những bài tập trang trí những hình cơ bản, thì trang trí là sự khéo léo sắp xếp họa tiết, xử lý đường nét, màu sắc và độ đậm nhạt hợp lý, tạo nên những cảm giác vui mắt, đẹp mắt.

2.2.1.3. Các nguyên tắc trang trí cơ bản

Tất cả mọi công trình và tác phẩm trang trí đều có các nguyên tắc chung của luật trang trí. Có bốn nguyên tắc phổ biến mà chúng ta cần nắm bắt:

Nguyên tắc cân đối và đăng đối

Cân đối là sự tạo cân bằng trong một hình. Các họa tiết được lặp lại

một cách đều đặn, chính xác qua trục đối xứng tạo sự cân bằng và chính xác. Cân đối có hai loại : cân đối tương đối và cân đối tuyệt đối.

Đăng đối (đối xứng) chính là sự cân bằng qua trục ngang hoặc trục

dọc. Họa tiết hai bên hoặc bên trên và bên dưới giống nhau về hình và họa tiết. Đăng đối là cân đối tuyệt đối.

Cân đối và đăng đối nói chung giống nhau về cách phân chia họa tiết. Tuy nhiên, đăng đối nhất thiết phải có sự cân đối, còn sự cân đối không nhất thiết phải đăng đối.

Nguyên tắc nhắc lại

Là các họa tiết được nhắc đi nhắc lại trong một hình trang trí, có thể là một hình hoặc một nhóm hình. Nhắc lại cùng chiều hoặc đổi chiều.

Nguyên tắc nhắc lại này tạo sự vững chãi của một hình trang trí qua trục dọc hoặc trục ngang, tạo được cảm giác về sự hoàn thiện của mình, thể hiện sự chặt chẽ và hoàn chỉnh của một bố cục trong một hình trang trí.

Nguyên tắc xen kẽ

Dùng một họa tiết này xếp xen kẽ với một hoặc một nhóm họa tiết khác để bố cục them phong phú và sinh động. Nếu chỉ dùng một họa tiết sẽ gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Xen kẽ họa tiết phụ bên cạnh họa tiết chính để tạo sự nhịp nhàng, cân đối và hấp dẫn, là hình thức nhằm tôn họa tiết chính lên, gây cảm giác cân bằng và hoàn chỉnh cho một tổng thể thống nhất.

Nguyên tắc phá thế

Là phương pháp nhằm giảm bớt đi những mảng hình đậm nhạt có xu hướng lấn át bố cục chung. Ví dụ: khi có quá nhiều đường thẳng, nhất thiết phải đưa vào những đường cong. Bên những mảng hình lớn phải có những mảng nhỏ. Cạnh cái đậm phải có cái nhạt, bên cái cứng phải có cái mềm, bên cái tươi phải có cái êm dịu,… Nguyên tắc phá thế là những thay đổi đột ngột nhưng vẫn gây được cảm giác hài hòa và mềm mại. Nguyên tắc phá thế thể hiện:

Phá thế về đường nét

Bên cạnh đường thẳng có những đường cong hoặc những đường xiên chếch làm cân bằng bố cục.

Bên cạnh những hình lớn đều có những hình nhỏ làm bố cục thêm sinh động. Hình tròn có những hình bầu dục hoặc vuông phối hợp.

Phá thế về độ đậm nhạt

Bên cạnh những màu giống nhau có những màu thật đậm hoặc thật sáng để nhấn mạnh trọng tâm hoặc gây sự chú ý về độ màu.

Khi làm trang trí cần nắm vững 4 nguyên tắc trang trí trên để vận dụng một cách có sáng tạo. Tuy nhiên không nên vận dụng cứng nhắc tất cả 4 nguyên tắc trên mà phải áp dụng linh hoạt, sáng tạo.

Điều chủ yếu nhất là sáng tác được một mẫu trang trí đẹp mắt về hình thức, về giá trị nội dung, về cách cấu trúc của các mảng hình và phân bố màu sắc để tạo nên một tổng thể hài hòa, hợp lý nhất qua cách biểu hiện của người vẽ.

2.2.1.4. Các loại trang trí ở mầm non

Trong chương trình học ở trường mầm non vẽ trang trí bao gồm: vẽ trang trí các đồ vật và vẽ trang trí cơ bản.

Vẽ trang trí các đồ vật gồm trang trí một số đồ vật cơ bản quen thuộc, gần gũi với trẻ như: quần áo, cốc, chén, quạt,… bằng các họa tiết đơn giản, đẹp mắt giúp cho các đồ vật đó đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)