Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 27)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho

Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ: việc quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian…), nhận ra những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.

Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả là những rung động thẩm mỹ (cảm xúc về cái đẹp của hình, màu, nhịp điệu…). Từ xúc cảm thẩm mỹ mà hình thành nên tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật. Sự phối hợp của khả năng tri giác thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ với yếu tố tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ sẽ làm cho quá trình tiếp xúc, quan sát tìm hiểu các đối tượng miêu tả trong tạo hình thực sự trở thành một quá trình cảm thụ thẩm mỹ.

Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực quan (đường nét, hình dạng, màu sắc…) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú hơn.

Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình không chỉ là cơ hội thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, luôn được rèn luyện

trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn nảy sinh và nuôi dưỡng ở chúng hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)