7. Cấu trúc khóa luận
2.2.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 –6 tuổi) qua hoạt động
trí hình tam giác…
Ngoài ra ở trường học có thể cho trẻ vẽ tranh trang trí các góc, trang trí thiệp tặng cô, tặng mẹ nhân ngày 20 – 11, ngày 8 – 3, ngày 20 – 10…
2.2.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) qua hoạt động vẽ trang trí vẽ trang trí
2.2.2.1. Đặc điểm hoạt động vẽ và vẽ trang trí của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Qua 4 năm ở trường mẫu giáo, các em lứa tuổi này đã quen với nền nếp sinh hoạt, học tập:
- Trẻ em đã nắm được các kỹ năng tạo hình và hoạt động hứng thú, có kết quả khả quan.
- Các sản phẩm các em tạo ra hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng về hình thức và màu sắc.
- Thể hiện được sự cảm thụ, hiểu biết cuộc sống xung quanh.
Về quan sát, nhận biết:
- Trẻ em 5- 6 tuổi đã quan sát có chủ định hơn – quan sát có nhận xét để hiểu biết về đối tượng. Ví dụ:
+ Biết so sánh để nhận biết sự khác nhau của đối tượng về:
. Hình dáng (các hình cơ bản như hình tròn, hình dài, hình vuông…), kích thước (ở đây không phải là đo bao nhiêu cm mà là trẻ biết được thế nào là to – nhỏ, cao – thấp, trước – sau, trên – dưới…) và màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…).
. Nhận biết thêm một số đồ vật, hoa quả và các con vật.
+ Biết một số thể loại tạo hình và đặt tên cho sản phẩm của mình như: tranh tĩnh vật, tranh chân dung, phong cảnh…
Về sử dụng phương tiện tạo hình:
- Trẻ em 5 – 6 tuổi đã cầm bút, sáp, màu,… gọn, nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
- Điều khiển các khớp ngón tay, cổ tay linh hoạt, do đó khi vẽ, nặn, xé, dán, xếp hình dễ dàng.
Về vẽ nét, vẽ hình:
- Trẻ em 5 – 6 tuổi vẽ nét theo ý muốn, định hướng được dài – ngắn, cao – thấp – vừa với bố cục ở phần giấy cho phép, không vượt qua ranh giới chung.
- Nét vẽ tự nhiên, không bị gò bó về kỹ thuật, mà đưa nét theo sự thích thú. Vì thế nét vẽ đã hạn chế được đậm, nhạt đều đều, khô cứng đã có chỗ đậm nhạt, chỗ lửng (ngắt quãng), biểu cảm hơn.
- Hình vẽ đã rõ đặc điểm đối tượng, những hình ảnh phụ phục vụ cho nội dung xuất hiện ngày càng nhiều tạo cho bài vẽ rõ đề tài, phong phú và vui nhất.
- Tuy nhiên hình vẽ, bài vẽ của một số trẻ ở lứa tuổi này còn có những điểm cần chú ý. Ví dụ:
+ Vẽ hình nhỏ và làm đều cho bài vẽ vụn. + Vẽ hình nhiều, bài vẽ trở nên rối.
+ Sắp xếp hình vẽ như kể, liệt kê, ít che khuất, thường là theo hàng ngang, không có trên – dưới.
Về vẽ màu:
- Vẽ màu tươi sáng, đã chú ý đến độ đậm nhạt của màu và vẽ màu gọn trong hình.
- Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế sau:
+ Còn yếu về vẽ bột và màu nước. Lý do là vì nhiều nơi không có chất liệu này (vừa đắt vừa khó sử dụng).
2.2.2.2. Nội dung Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí
Đến độ tuổi này phần lớn trẻ đã có đầy đủ các kỹ năng tạo hình, nếu có sự hướng dẫn, giúp đỡ. Trước hết cần dạy cho trẻ biết cách cầm bút vẽ, và tư thế ngồi đúng để vẽ những đường cơ bản như: đường thẳng, đường tròn,… Tuy nhiên, cách dạy ở đây không cần bài bản y như giờ dạy ở trường phổ thông, mà phải hết sức tự nhiên, lồng vào những sự vật sinh động đầy hấp dẫn vào các đường nét khô cứng ấy thì hiệu quả hơn rất nhiều.
Ví dụ: Vẽ đường ngang người lớn cần tạo cho trẻ “chúng ta hãy vẽ
những con đường ô tô chạy” hay để vẽ đường xiên thì "chúng ta hãy vẽ những hạt mưa rơi từ trên xuống”…
Trong hoạt động vẽ thì hướng dẫn quan sát là rất quan trọng. Qua quan sát trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí, nhận ra cách vẽ họa tiết, cách vẽ màu, thấy được các cách trang trí các hình, giáo viên có thể dùng hình cắt sẵn (bông hoa, hình vuông, hình tròn, quả hay con vật,…) xếp vào các khung hình cho trước (hình đường diềm, hình vuông, cái đĩa, cái áo…). Dựa vào đó giáo viên nêu ra các tình huống như: xếp họa tiết có khoảng cách không đều hoặc xếp màu lộn xộn,… yêu cầu trẻ nhận xét và điều chỉnh.
Trước khi vẽ vào giấy cần hướng dẫn trẻ giơ tay vẽ vào không khí theo động tác từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, đưa tay quay tròn theo đường kim đồng hồ giúp trẻ nắm được các thao tác vẽ.
Trẻ tập dùng bút màu vẽ một chi tiết trước, để khoảng trống cách đều nhau sau đó đổi bút màu khác để vẽ chi tiết thứ hai xen kẽ vào khoảng trống. Sắp xếp các họa tiết (đường nét, hình mảng, hình khối…) trên mặt phẳng; trên các mẫu có hình dạng khác nhau như hình tròn, vuông, chữ nhật; trên các đồ
vật thật như rổ rá, con ốc, viên gạch, cái quạt…để tạo nên những sản phẩm đẹp, độc đáo.
Sử dụng các đường nét, các hình hình học, hình tự nhiên đơn giản để tạo ra các đường hoa văn, tập tạo nhịp khi xây dựng các bố cục trang trí theo hàng, đối xứng theo trục, đăng đối và không đối xứng. Tích cực cho trẻ làm quen với các phương thức trang trí mang tính dân tộc trong các sản phẩm mĩ thuật, hàng thủ công mỹ nghệ.
Thể hiện chiều sâu, các tầng cảnh trong bố cục tranh. Cho trẻ làm quen với một số nguyên tắc đơn giản của luật phối cảnh (phối đường nét, phối không gian).
Biết sử dụng 7 màu: đỏ, xanh, vàng, hồng, nâu, tím, da cam và vận dụng những hiểu biết về màu sắc, hình dạng để nói lên mối liên hệ màu sắc với các trạng thái của sự cảm nhận : màu vui – màu buồn, màu nóng – màu lạnh, màu xa – màu gần, màu sáng – màu tối, biết cách phối màu để tạo ra bức tranh có màu sắc hài hòa.
2.2.2.3. Một số phương pháp chủ yếu sử dụng trong hoạt động vẽ trang trí Phương pháp quan sát
Khi quan sát một vật, cần giúp trẻ biết bắt đầu bằng quan sát bao quát toàn bộ diện mạo của đối tượng, cho trẻ tích cực so sánh, đối chiếu, tìm mối quan hệ giữa các tính chất, đặc điểm của sự vật với các chuẩn cảm giác mà trẻ biết. Chất lượng của quá trình quan sát phụ thuộc phần lớn vào sự tham gia tích cực của trẻ, vào mối liên hệ với hoạt động lời nói và việc thực hiện các thao tác tri giác.
Việc tổ chức quan sát các hiện tượng, khung cảnh thiên nhiên, các sự kiện, cảnh sinh hoạt trong xã hội của giáo viên cần:
- Lựa chọn thời điểm, góc độ quan sát làm sao cho trẻ thấy rõ mọi chi tiết đặc trưng nhất.
- Suy nghĩ các câu hỏi hướng sự chú ý của trẻ vào những nét cơ bản của đối tượng, vào những đặc điểm cần thiết cho quá trình miêu tả của trẻ sau này.
Phương pháp chỉ dẫn trực quan
Khi bắt đầu cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình, trẻ cần phải học cách thức sử dụng các dụng cụ và vật liệu (bút chì, bút sáp, giấy, kéo, hồ dán, đất nặn, các khối gỗ…).
Khi sử dụng phương pháp chỉ dẫn trực quan cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng biện pháp này khi trẻ lần đầu tiên được làm quen hoặc trẻ chưa nắm vững cách vẽ, nặn, cắt, xếp hình mới.
- Có thể cho trẻ tham gia vào hướng dẫn cách vẽ, nặn, cắt, dán, xếp cho cả lớp xem.
Phương pháp dùng lời
Các phương pháp, biện pháp dùng lời gồm: những lời dẫn, lời kể, những lời nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích, chỉ dẫn, những câu hỏi – trả lời, những đàm thoại, trao đổi và cả thủ pháp ngôn ngữ kích thích xúc cảm như những bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện.
Những biện pháp dùng lời nói có thể được sử dụng trong cả quá trình miêu tả (xác định lại trình tự hành động, nhắc nhở, hỏi lại những gì mà trẻ quên, gợi cho trẻ nhớ lại, gợi cho trẻ bổ sung, làm phong phú cho hình ảnh được miêu tả).
Trong một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật như hoạt động tạo hình cần tích cực sử dụng ngôn ngữ văn học, những lời nói so sánh, hình tượng hóa. Lời nói của cô giáo cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận xét các tác phẩm hoạt động của trẻ.
Bằng lời nói của mình, giáo viên cần rèn ở trẻ khả năng nhận xét kết quả hoạt động lời nói của mình, nhận ra những thiếu sót và hướng dẫn sửa chữa những thiếu sót đó.
Phương pháp thực hành – ôn luyện
Để quá trình thực hành – ôn luyện mang tính tích cực, cần hạn chế sự sao chép, hạn chế sự hình thành khuôn mẫu. Muốn vậy, giáo viên cần thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ suy nghĩ, liên hệ, thay đổi phương thức và lời chỉ dẫn.
Có thể áp dụng các giải pháp sau: - Tổ chức quan sát bổ sung.
- Cải tiến, đa dạng mẫu mã đối tượng miêu tả. - Phát triển, mở rộng nội dung các đề tài.
Phương pháp tìm tòi – sáng tạo
Trong phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm quen hoạt động tạo hình, người ta xác định một số con đường cơ bản để kích thích quá trình hình thành ý định tạo hình, khuyến khích hoạt động sáng tạo của trẻ như:
Con đường thứ nhất
Giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú và xúc cảm, tình cảm về các sự vật, các hiện tượng xung quanh. Đây là cả một quá trình đòi hỏi được tổ chức liên tục, có hệ thống, với mức độ nâng dần, phong phú dần.
Trong quá trình này cần chú ý chỉ cho trẻ thấy rõ những nét khác biệt nổi bật, đặc trưng giữa các sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó có sự phân nhóm, khái quát hóa, tìm ra những nét độc đáo của các họa sĩ.
Con đường thứ hai
Tổ chức thực tiễn tạo ra sản phẩm tạo hình, đây là quá trình trẻ được trải nghiệm lại những cảm xúc, ấn tượng, “làm sống lại” các biểu tượng, hình
ảnh mà chúng nhớ được, chúng tưởng tượng ra. Có thể nói đây là quá trình trẻ biến ước mơ của mình thành hiện thực. Chính trong quá trình này, ý định tạo hình sẽ được trẻ nhận thức lại, bổ sung làm cho phong phú hơn, hấp dẫn hơn.
Con đường thứ ba
Hướng dẫn, dẫn dắt trẻ tới hoạt động tìm kiếm, khám phá, đưa vào sản phẩm tạo hình những nét mới lạ, những suy nghĩ “của riêng mình”. Kịp thời khuyến khích và phổ biến những sáng kiến trong việc giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề tạo hình.
Con đường thứ tư
Tổ chức và tạo mối liên hệ mật thiết giữa hoạt động tạo hình với các hoạt động thẩm mỹ khác như âm nhạc, thơ, văn.
Đề tài của các tác phẩm văn học, âm nhạc…, các hình tượng nghệ thuật, cần được trẻ tìm kiếm, lựa chọn và thể hiện vào tranh vẽ, hình nặn… với những sắc thái rất khác nhau và bằng các phương tiện tạo hình khác nhau.
Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp mang tính vui chơi để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
Các biện pháp mang tính vui chơi được sử dụng trong hoạt động tạo hình cần được phân loại theo mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, theo tính chất của phương pháp tổ chức hoạt động mà nó bổ trợ. Cụ thể, có thể phân các biện pháp thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh
Nhóm biện này bao gồm các tình huống, các loại trò chơi nhằm tổ chức cho trẻ tìm hiểu, tiếp thu, củng cố hiểu biết về các sự vật hiện tượng xung quanh, củng cố hệ thống hóa chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt động.
Nhóm 2: Các biện pháp chơi – miêu tả có chủ đề
Nhóm này bao gồm nhiều hoạt động tạo hình mang tính “sắm vai”. Áp dụng các biện pháp này, giáo viên cần tạo cơ hội để nội dung chơi gắn với nội
dung tạo hình, động cơ chơi gắn với động cơ tạo hình và các hoạt động chơi thích ứng với các hoạt động tạo hình.
Nhóm 3: Các biện pháp chơi – ôn luyện
Đây là nhóm các biện pháp giúp cho quá trình rèn luyện, ôn luyện, củng cố không bị nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
Tính nhịp điệu của sự lặp đi lặp lại các thao tác tạo hình và các hình ảnh trong trò chơi tạo hình là yếu tố tạo nên ở trẻ nhỏ sự vui thích, cảm hứng trong hoạt động. Bởi vậy, các biện pháp này thường được dùng khi tổ chức hoạt động cho trẻ ở các độ tuổi nhỏ.
Nhóm 4 : Các biện pháp “trò chơi hóa” sản phẩm tạo hình
Đây là biện pháp được sử dụng khi đã có các sản phẩm tạo hình hoàn thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
2.2.2.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 5 – 6 tuổi
Để đạt được hiệu quả vẽ trang trí cho trẻ 5 – 6 tuổi có thể tổ chức trong lớp học: tổ chức vẽ trang trí theo nhóm, tổ chức thông qua các trò chơi, hoạt động chơi như trang trí quần áo, trang trí thiệp tặng cô…, tổ chức vẽ trang trí theo cá nhân, tổ chức quan sát tranh trang trí…
Ngoài ra có thể tổ chức cho trẻ vẽ trang trí ngoài lớp học: tham quan, quan sát, tham dự các lễ hội, triển lãm có các họa tiết, hình thức trang trí đẹp, bắt mắt. Qua đó phân tích giúp trẻ nhận biết trang trí ứng dụng trên cột, các lá cờ, trên quần áo,… Trên mỗi một đồ vật có thể có một hoặc nhiều họa tiết trang trí, đó là bông hoa trên áo, hình vẽ trên quạt, các hoa văn chạm trổ công phu trên cột đình, chùa…tất cả đều là trang trí, giúp trẻ nhận biết được những vấn đề đó là góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giúp chúng tiếp cận gần với cái đẹp, nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho trẻ.
Cho trẻ trang trí các đồ vật đơn giản, quen thuộc gần gũi với trẻ
Như vậy hình thức tổ chức trang trí rất đa dạng, giúp trẻ nhận thức được kiến thức, kỹ năng về cái đẹp ngay trong cuộc sống, giúp trẻ tiếp cận với cái đẹp mọi lúc mọi nơi, tạo tiền đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Kết luận: Thông qua hoạt động vẽ trang trí phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hiệu quả nếu giáo viên nắm được các đặc điểm tâm lý, tạo hình của trẻ.
CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẼ TRANG TRÍ Ở
TRƯỜNG MẦM NON
Việc chăm sóc cho thế hệ trẻ - nhất là các em ở lứa tuổi mầm non ngày càng được quan tâm nhiều hơn tuy nhiên trình độ nhận thức của các giáo viên về việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động vẽ trang trí còn có sự hạn chế. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng, hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động vẽ trang trí nhưng việc vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy của các giáo viên thì lại còn nhiều hạn chế, các giáo viên chưa thể hiện được sự sáng tạo của mình trong giảng dạy các tiết học này, chưa có sự kết hợp nhiều hình thức và các phương pháp giảng dạy với nhau hoặc giảng dạy một cách máy móc, theo khuôn mẫu, nên quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ, chưa biết vận dụng