Việc tổ chức và thực hiện các phương pháp nhằm giáo dục thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 46)

7. Cấu trúc khóa luận

3.3. Việc tổ chức và thực hiện các phương pháp nhằm giáo dục thẩm mỹ

cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí

Mức độ tham khảo, nội dung, ý nghĩa, sử dụng các phương pháp trong giáo dục thẩm mỹ

Tất cả các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vẽ trang trí đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn. Các cô đã tham khảo được hết nội dung, ý nghĩa thẩm mỹ của các sản phẩm tạo hình và đã biết sử dụng các phương pháp trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong giờ học, tuy nhiên chưa kết hợp linh hoạt các phương pháp đó với nhau, điều này sẽ làm giảm khả năng tạo hình của trẻ. Đây là điểm còn hạn chế trong giáo dục thẩm mỹ nói chung và trong hoạt động vẽ trang trí nói riêng.

Bên cạnh đó giáo viên chủ yếu bám vào chương trình gợi ý của Bộ giáo dục, chưa chủ động trong việc thiết kế các bài dạy với những nội dung mới, tài liệu tham khảo cho giáo viên còn hạn chế.

Hình thức tổ chức hoạt động vẽ trang trí

Nhìn chung, tỉ lệ sử dụng các hình thức dạy học ở các trường không chênh lệch nhau nhiều. Phần lớn giáo viên sử dụng kết hợp ngoài trời và trong lớp. Đây là phương án tối ưu và hiệu quả đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động vẽ trang trí. Hình thức dạy học trong lớp là hình thức nhằm cung cấp, củng cố kiến thức, góp phần giáo dục, hình thành thế giới quan cho trẻ. Vì vậy việc kết hợp các hình thức này sẽ bổ sung, hộ trợ cho nhau làm cho việc giáo dục thẩm mỹ đạt hiệu quả cao. Nếu chỉ sử dụng hình thức trong lớp thì trẻ chỉ tiếp thu được những kiến thức một cách khuôn mẫu, trẻ làm bài lặp đi lặp lại sẽ chán không phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ. Hình thức dạy học ngoài trời là một hình thức hiệu quả để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Qua việc tìm hiểu thế giới bên ngoài được trẻ tiếp xúc với cái đẹp nhiều hơn, tạo cảm xúc mới lạ cho trẻ…nhưng hình thức này các giáo viên lại

sử dụng ít. Và nếu kết hợp hình thức dạy học trong lớp thì hiệu quả thẩm mỹ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Điều này cho thấy, việc sử dụng các hình thức dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, chưa phát huy được ý nghĩa của nó.

Đa số các giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp các hình thức đó với nhau để giúp trẻ lĩnh hội cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên nhiều hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả thẩm mỹ trong việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động vẽ trang trí. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa phát huy được việc kết hợp hai hình thức đó, mà chỉ là lựa chọn một hình thức giảng dạy cho trẻ. Đó là mặt hạn chế của các giáo viên mầm non.

Việc khuyến khích các hoạt động sáng tạo để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động vẽ trang trí

Giáo viên chưa thực sự tin vào khả năng sáng tạo của trẻ nên đôi khi chưa phát huy được sự sáng tạo mà chủ yếu trẻ vẫn phải thao tác làm giống cô. Khi trẻ vẽ theo ý thích của mình như vẽ con cá đang bơi bằng những nét nguệch ngoạc và bảo đó là con cá nhưng giáo viên lại không cho đó là con cá và không cho trẻ vẽ theo ý của nó. Đây chính là những sai lầm của giáo viên khi hạn ché ý định tạo hình của trẻ, bởi khi vẽ, ý định tạo hình của trẻ đã được tạo hình trong ý nghĩ, trẻ vẽ theo tưởng tượng của mình. Đó chính là lúc trẻ hoạt động độc lập sáng tạo. Vì vậy, giáo viên cần phải khuyến khích trẻ vẽ để phát triển óc sáng tạo cho trẻ.

Nhiều trẻ vẽ rất đẹp và sáng tạo, đó là năng khiếu mà các giáo viên và các bậc cha mẹ cần quan tâm và phát triển, chúng ta cần khuyến khích, khích lệ trẻ.

Tóm lại, để phát triển tính độc lập sáng tạo cần giúp trẻ chú động thực hiện tốt nhiệm vụ tạo hình được đặt ra và định hướng cho hoạt động tưởng tượng của trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vẽ trang trí (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)