7. Cấu trúc khóa luận
2.1.2. Nguồn gốc, bản chất của hoạt động tạo hìnhcủa trẻ em
2.1.2.1. Nguồn gốc của hoạt động tạo hìnhcủa trẻ mầm non
Trẻ em phải hoạt động để phát triển và hoàn thiện về thể chất và nhận thức. Một trong những hoạt động thường thấy ở hoạt động tạo hình, mặc dù chúng chưa có ý thức, kiến thức về hoạt động này. Cũng như người xưa, hoạt đông tạo hình đối với trẻ là một trong những nhu cầu, có thể như không khí để thở, nước để uống và thực phẩm để ăn. Vì vậy, trẻ hoạt động rất tự nhiên không hề bị thúc ép bên ngoài.
2.1.2.2. Bản chất của hoạt động tạo hình của trẻ mầm non
Bản chất của hoạt động tạo hình trẻ em là tự thân – tự nhiên, không thể thiếu được, bởi:
- Chúng nhìn thế giới xung quanh với sự “lạ lẫm” trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, vì tất cả mọi điều đều mới lạ, đều hấp dẫn, bởi vốn hiểu biết của trẻ còn quá han hẹp mà thế giới xung quanh thì muôn màu muôn vẻ.
- Trẻ có tay để cầm và để nắm. Theo dõi trẻ ta thấy vớ được gì là không để yên trong tay: khi thì giữ chặt, khi thì vạch lên bàn, lên giấy, đất để tạo thành những nét thẳng, nét cong… chẳng ra hình thù gì, như những sợi chỉ rối mù. Song hoạt động này rất cần thiết vì nó phát triển thị giác, nâng cao nhận thức về sự vật và hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày mà chúng chưa được tiếp xúc, tạo điều kiện cho cơ bắp, khớp hoàn thiện và phát triển, giúp trẻ làm ra những sản phẩm đẹp, đó là nét và hình, mà trước đó là ở mặt đất, mặt giấy…
- Cách nhìn nhận, đánh giá tạo hình của trẻ có nhiều cách nhìn, nhận xét và đánh giá về nét vẽ ban đầu của trẻ, có thể nói là rất khác nhau như: không thấy tác dụng của hoạt động vẽ, một số người cho rằng trẻ vẽ linh tinh. Chứng tỏ người lớn chưa thực sự hiểu trẻ, quên tuổi thơ của mình, coi trẻ là mình, bắt chúng khôn trước tuổi. Vì thế, người lớn cấm hoặc hạn chế hoạt động này của
chúng, nhận xét vượt tầm của trẻ. Nét vẽ của trẻ rất tự nhiên, đơn giản mang tính khái quát, song chỉ có những hiểu biết về mỹ thuật mới thấy không phải trẻ nghĩ ra để làm như thế, trẻ vẽ bằng sự thích thú hơn là sự hiểu biết, hình vẽ của trẻ hồn nhiên và ngây thơ, vẽ nên những điều mình thấy…
Như vậy, hoạt động tạo hình có nguồn gốc từ xã hội, bản chất mang tính xã hội rõ rệt.
2.1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi