Nguồn nhân lực và phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thảo trung (Trang 31)

nhỏ ở Việt Nam

1.2.3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu. Gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng.

Xét về nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam: Trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và nhân viên phản ánh nguồn tri thức cơ bản và tính sẵn sàng về mặt tri thức của doanh nghiệp để có thể tiếp nhận tri thức mới. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa

21

số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Có thể nói trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá thấp. Gần 90% chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận luôn vai trò là người quản lý điều hành; phần lớn doanh nghiệp không có sự phân biệt giữa chức năng lãnh đạo, xây dựng chiến lược của chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý việc vận hành của người quản lý, khiến chủ doanh nghiệp không đủ năng lực và thời gian cho việc xây dựng chiến lược phát triển và chỉ hoạt động mang tính ứng phó với thị trường.

Khối lượng công việc do khu vực này tạo ra khá lớn, song lao động chủ yếu trong khu vực này là lao động phổ thông; phần lớn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp; nguồn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh quốc tế. Khoảng 63% doanh nghiệp không thuê được lao động có kỹ năng như mong muốn. Tỷ lệ giữa đào tạo đại học- trung học- công nhân kỹ thuật là 1- 4- 10. Điều này đặt nặng vấn đề đào tạo cho chính các doanh nghiệp; động lực làm việc của người lao động chủ yế là thu nhập; tính chất không ổn định do thay đổi công việc ở lao động còn phổ biến khi 65% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giữ người lao động ổn định lâu dài. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; nguồn nhân lực trẻ, có ý chí và khát khao phấn đấu vươn lên, song lại không được đào tạo, không ổn định, năng suất và hiệu quả làm việc chưa cao đang chi phối mạnh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

Về cơ cấu tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đa số các doanh nghiệp đều bố trí cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến. Đặc điểm chung là cơ cấu chỉ nhằm thực hiện chức năng kế toán, tức là có nhân viên, bộ phận đảm nhận riêng; còn các chức năng quản trị khác như tài chính,

22

nhân sự, marketing, chiến lược… không có bộ phận đảm nhận riêng, hoặc không được phân công rõ rang; quyền quyết định mọi vấn đề tập trung ở chủ doanh nghiệp. Đây là một hạn chế kìm hãm doanh nghiệp khi không phân tích được một cách sau sắc về nguồn lực sử dụng và hiệu quả hoạt động, sự hạn chế tri thức quản lý chuyên sâu về tất cả các mặt của chủ doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp không có những chiến lược phát triển tối ưu nhất.

1.2.3.2 Tình hình phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Theo điều tra của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía bắc là rất thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 2,16%.

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý, trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.

Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào

23

tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp... Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập trung hỗ trợ; đồng thời cũng là một thị trường đang cần rất nhiều dịch vụ đào đạo chất lượng cao, là cơ hội cho các đại học, các viện nghiên cứu...

Lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có một động lực lao động là lương. Các chế độ đãi ngộ, chế độ phúc lợi xã hội, vấn đề sức khỏe, nghỉ ngơi, an toàn lao động, cải thiện môi trường làm việc chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức; người lao động không có nhiều động lực làm việc, thường dễ dàng nghỉ việc khi có một công việc mới lương cao hơn,… Một thực tế thường thấy là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có đủ lao động hoạt động sản xuất sau các đợt nghỉ Tết… Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không đều, mang tính mùa vụ. Do vậy, tính ổn định và mức độ đảm bảo số lượng lao động tại các doanh nghiệp không cao.

Thực tế đa số lao động trong các khối doanh nghiệp này ít được đào tạo cơ bản qua các lớp đào tạo chính thống. Lao động mới vào làm việc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có trình độ chuyên môn; song đa số không được doanh nghiệp tổ chức đào tạo một cách hệ thống, chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, hoặc người lao động tự học hỏi. Do vậy, khả năng nắm bắt, thực hiện công việc khi mới được tuyển dụng còn rất hạn chế. Việc duy trì các hoạt động tái đào tạo, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động thường không được doanh nghiệp quan tâm; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng cập nhất các kiến thức, kỹ năng mới, hiện đại của đội ngũ nhân lực tại các doanh nghiệp này rất hạn chế.

Do không có sự chuyên trách của bộ phận nhân lực, nên có thể nói công tác phát triển nguồn nhân lực từ công tác tuyển dụng, đào tạo đến việc

24

xây dựng và thực hiện các chiến lược nâng cao thể lực, tâm lực và hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty thông qua cơ cấu lao động còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thảo trung (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)