Thực trạng về NNL tại Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thảo trung (Trang 45)

2.2.1.1. Quy mô và sự biến động nguồn lao động của công ty trong những năm gần đây

* Số lượng lao động và biến động lao động

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thảo Trung là một doanh nghiệp có quy mô vừa phải nên lực lượng lao động chưa được đông đảo. Sau 7 năm hoạt động số lượng lao động của công ty đã tăng từ trên 60 người lên 220 người.

35

Bảng 3.4: Số lượng lao động và biến động lao động

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số LĐ 60 169 197 201 170

Chênh lệch tuyệt đối

(người) - 109 28 4 -31

Chênh lệch tương đối (%)

- 181,6% 16,5% 2,03% -15,4%

Lao động đi - 7 21 15 49

Lao động đến - 116 49 19 18

(Nguồn: Phòng Tổ chức)

Qua bảng thống kê số lượng lao động và biến động lao động tại công ty trong những năm gần đây có thể thấy trong giai đoạn 2009-2010, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, số lượng lao động của công ty có sự gia tăng, đặc biệt năm 2010 lao động tăng trên 181%; giai đoạn 2012 - 2013 do tác động của suy thoái chung trong ngành xây dựng nên số lượng lao động trong công ty không có sự tăng trưởng, thậm chí có sự suy giảm.

Mặc dù xét chung về số lượng lao động của công ty qua từng năm không có sự biến động đáng kể, song xét về sự biến động ra - vào của lao động qua từng năm ta nhận thấy lượng lao động biến động trên tổng số lao động của công ty là tương đối lớn. Tuy công tác tuyển dụng luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu số lượng lao động của công ty, thì sự thiếu ổn định về đội ngũ nhân lực cũng là một bất lợi lớn cho công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty.

36

* Số lượng và biến động lao động trong từng bộ phận

Bảng 3.5: Số lượng lao động và biến động lao động trong từng bộ phận

ĐVT: Người Các Bộ phận 2009 2010 2011 2012 2013 Bộ phận Tài chính 2 5 5 5 5 Lao động đi - 0 1 0 2 Lao động đến - 3 1 0 2 Bộ phận tổ chức 2 4 4 4 4 Lao động đi - 0 0 1 1 Lao động đến - 2 0 1 1 Bộ phận kế hoạch 2 4 4 4 4 Lao động đi - 0 0 0 1 Lao động đến - 2 0 0 1 Bộ phận kỹ thuật 5 11 10 10 10 Lao động đi - 0 1 0 1 Lao động đến - 6 0 0 1 Bộ phận sản xuất 18 67 76 78 52 Lao động đi - 8 5 6 15 Lao động đến - 57 14 8 41 Bộ phận thi công 30 75 95 98 93 Lao động đi - 0 3 5 5 Lao động đến - 35 23 8 0 Bộ phận thương mại 1 3 3 2 2 Lao động đi - 0 0 1 0 Lao động đến - 2 0 0 0 (Nguồn: Phòng Tổ chức)

Các bộ phận tài chính, kế hoạch, tổ chức và kỹ thuật có số lượng lao động chiếm tỷ trọng ít nhất, song có mức độ ổn định cao nhất. Trong các bộ

37

phận sản xuất, thi công và thương mại số lượng lao động lớn nhất, đồng thời có sự biến động lao động cao nhất. Như vậy, có thể thấy công ty đã duy trì được sự ổn định của cơ cấu lao động cứng.

Trong bộ phận thi công: Với tính chất đặc thù là lao động phụ thuộc vào số lượng, quy mô và tiến độ thực hiện các công trình, có thể nói công việc trong khu vực này mang tính chất thời vụ. Trong một năm, mức độ các công việc thi công xây dựng trong giai đoạn cuối năm sẽ cao hơn trong các thời điểm khác. Khi có các dự án lớn hoặc có nhiều dự án một thời điểm; hoặc tiến độ thi công gấp thì nhu cầu về số lượng lao động cũng tăng lên đáng kể .

2.2.1.2. Cơ cấu lao động tại công ty

* Cơ cấu lao động theo giới tính

Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty là xây dựng- một ngành khô khan, môi trường làm việc khắc nghiêt- công trường do vậy yêu cầu sức khỏe tốt, ngoài ra phải thường thường xuyên đi theo công trình … lao động nữ làm việc trong ngành này gặp khá nhiều khó khăn về điều kiện, thời gian, sức khỏe,…Do vậy, số lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ, lao động nữ chủ yếu làm việc trong khối văn phòng và sản xuất.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động phân bổ theo giới tính

Giới tính 2009 2010 2011 2012 2013 Số người % Số người % Số người % Số người % Số người % Tổng số LĐ 60 100 169 100 197 100 201 100 170 100 Nam 48 80 137 81,1 158 80,3 163 81,1 135 79,5 Nữ 12 20 32 18,9 39 19,7 38 18,9 35 20,5 (Nguồn: Phòng Tổ chức)

38

* Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Theo bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi dưới đây có thể thấy lực lượng lao động của công ty là lực lượng trẻ.

- Lực lượng lao động đông nhất ở độ tuổi 20-35 tuổi, chủ yếu là lao động trong bộ phận sản xuất, thi công và thương mại.

- Lao động trong độ tuổi 36-50 chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động trong công ty. Các vị trí chủ chốt, chức danh quản lý của công ty hầu hết do lực lượng lao động trong độ tuổi này đảm nhiệm.

- Lao động ở độ tuổi 51-60 chiếm tỷ trọng thấp nhất và đa số làm trong lĩnh vực kỹ thuật.

Đây là một lợi thế rất lớn của công ty khi cơ cấu độ tuổi của công ty khá hợp lý; phát huy sức mạnh của tuổi trẻ tại những vị trí cần năng lực thể chất và kinh nghiệm công tác của người lao động tại những vị trí ưu tiên kỹ năng, kinh nghiệm như những vị trí kỹ thuật.

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Tuổi 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số LĐ 60 169 197 201 170 20-35 28 99 105 115 99 36-50 21 55 65 67 55 51-60 11 15 27 19 16 (Nguồn: Phòng Tổ chức)

* Cơ cấu lao động theo trình độ:

Qua bảng cơ cấu lao động theo trình độ của công ty dưới đây nhận thấy trình độ lao động của Công ty tăng tương đối ổn định và đồng đều qua các năm :

- Trình độ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật cao, đại học và trên đại học: Có sự gia tăng và duy trì tương đối ổn định.

- Lao động phổ thông chưa quan đào tạo: Với đặc thù có lĩnh vực thi công xây dựng, sản xuất, số lượng công việc lao động đơn giản, lao động sử

39

dụng sức khỏe cơ bắp tương đối lớn, do vậy số lượng lao động phổ thông tương đối lớn.

Bảng 3.8: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ 2009 2010 2011 2012 2013

Thạc sỹ 1 1 1 1 1

Cử nhân, kỹ sư 9 15 17 17 15

Cao đẳng 3 5 6 7 7

Trung cấp 7 21 24 25 20

Công nhân kỹ thuật

bậc 3 - bậc 6 10 16 19 20 20

Lao động phổ thông 30 111 130 131 107

Tổng số 60 169 197 201 170

(Nguồn: Phòng Tổ chức) 2.2.1.3. Chất lượng nguồn lao động

* Thể lực

Năm 2013, lao động tại công ty có 94% số lao động trong độ tuổi từ 20- 50, trong đó lao động nằm trong độ tuổi trẻ, khỏe, sung sức 20-35 đạt 58% tổng số lao động tại công ty (theo bảng 2.7 cơ cấu lao động theo độ tuổi); bên cạnh đó 79,5% lao động là nam giới (theo bảng 2.6 cơ cấu lao động theo giới tính).

Công ty CP ĐT Xây dựng & Thương mại Thảo Trung kinh doanh trong lĩnh vực khá đặc thù, ngoài các nhân viên làm trên văn phòng thì hầu hết các nhân viên còn lại của Công ty đều làm việc ở ngoài công trường, phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động của môi trường nên yêu cầu về thể lực của những người lao động có thể coi là một tiêu chí hàng đầu trong tuyển dụng lao động nhằm đảm bảo khả năng thực hiện công việc và an toàn lao động. Có thể khẳng định công ty có nguồn nhân lực trẻ, khỏe. Đây là lợi thế đầu tiên cho sự phát triển của công ty trong giai đoạn kinh tế đang phát triển như vũ bão ngày nay.

40 * Trình độ chuyên môn

Tuy Thảo Trung chỉ là một Công ty nhỏ nhưng vấn đề trình độ chuyên môn của người lao động vẫn khá được ban lãnh đạo Công ty quan tâm. Lượng kỹ sư, cử nhân hay công nhân kỹ thuật luôn tăng dần qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay đặc biệt về ngành xây dựng thì lao động là một trong các tiêu chuẩn quan trọng để nhà thầu xét thầu, nó có ảnh hưởng đến việc thắng thầu hay không của tổ chức xây dựng. Như vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu tổ chức xây dựng phải có một đội ngũ công nhân thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý và thực hiện hợp đồng.

Thông qua số liệu bảng 2.8 về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tại công ty, nhận thấy có trên 48 % lao động tại công ty đã qua đào tạo chuyên môn, trong đó khoảng 0,6 % trình độ thạc sỹ, 8,9% trình độ cử nhân, kỹ sư, 4,1% trình độ cao đẳng, 11,7% trình độ trung cấp và 11,7% là công nhân kỹ thuật bậc 3-6; số lao động còn lại chưa qua đào tạo chính thức làm các công việc giản đơn.

Như vậy, có thể nói năm 2013 kỹ năng lao động và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực của Thảo Trung vừa đủ để đáp ứng với yêu cầu sản xuất đặt ra tại vị trí sử dụng lao động. Tuy nhiên, khả năng chuyên môn còn hạn chế đối với những yêu cầu cao hơn khi Công ty phát triển mở rộng quy mô sản xuất cũng như khi tiếp cận với công nghệ mới.

* Kinh nghiệm lao động thực tế

Qua khảo sát thực tế đội ngũ lao động quản lý tại công ty cho thấy: 69% cán bộ quản lý đều đã qua công tác quản lý ở các doanh nghiệp khác và

41

đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý một thời gian (ít nhất 1 năm) còn lại đều đã làm việc thực tế tại công ty, có kinh nghiệm và được tín nhiệm cử làm cán bộ quản lý.

Đối với đội ngũ lao động trực tiếp tại công ty: Qua khảo sát cho thấy 35% lao động đã làm công việc tương tự tại công ty khác; 65% lao động chưa có kinh nghiệm công việc thực tế trước khi làm việc tại công ty.

* Khả năng đảm nhận công việc thực tế

Thông qua số liệu thống kê bảng hỏi đội ngũ lao động đã qua đào tạo tại công ty cho thấy:

15% số lao động trả lời chuyên môn họ được đào tạo không phù hợp với công việc họ đang đảm nhận (chủ yếu ở bộ phận sản xuất, kinh doanh); 19% trả lời tạm phù hợp; còn lại trả lời hoàn toàn phù hợp.

60% lao động trả lời trình độ chuyên môn được đào tạo của họ hiện nay mới chỉ đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại; 26% trả lời trình độ đào tạo của họ đáp ứng được công việc trong cả hiện tại và tương lai; 14% trả lời mức độ chuyên ngành đào tạo chưa đáp ứng được công việc.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy 79% lao động của công ty (đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo) cho rằng họ cần phải nâng cao trình độ học vấn để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và có mong muốn được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Kết quả khảo sát trên cho thấy nhìn chung trình độ lao động của công ty hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Yêu cầu quan trọng đặt ra là cần nhanh chóng hình thành đội ngũ lao động đủ tầm để đáp ứng công việc hiện tại và những thay đổi nhanh chóng của một xã hội tri thức bùng nổ.

* Kết quả sản xuất kinh doanh của người lao động

Kết quả sản xuất kinh doanh có thể được coi là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng lao động ở các doanh nghiệp. Trong những năm qua, kết

42

quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của công ty dù chưa cao, nhưng trong giai đoạn khó khăn này của ngành xây dựng có thể thể hiện sự nỗ lực, cố gắng cả đội ngũ quản lý lẫn đội ngũ lao động trực tiếp.

Bảng 3.9: Bảng đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các bộ phận

Tên phòng ban

Tỷ lệ phần trăm hoàn thành nhiệm vụ - (%) 2011 2012 2013 Phòng Tổ chức 92 91,5 93 Phòng Kế hoạch 90 91 90,5 Phòng Kỹ thuật 92 90 89 Phòng Tài chính 88 87,5 94

Bộ phận thi công xây dựng 89 89 90

Bộ phận sản xuất vật tư xây dựng 90,5 91 90,5 Bộ phần kinh doanh, thương mại 91,5 91 92

(Nguồn : Phòng tổ chức)

Tuy nhiên, Qua kết quả đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các bộ phận tại công ty (Bảng 2.9) cho thấy, các bộ phần đều chưa hoàn thành công việc được giao. Phòng tài chính kế toán là nơi mà tỷ lệ hoàn thành công việc trong năm các năm là thấp nhất, tuy nhiên đến năm 2013 phòng lại đạt tỷ lệ hoàn thành cao nhất so với các phòng ban khác trong công ty. Qua thực tế trên lãnh đạo công ty cần phải đưa ra các biện pháp để chấn chỉnh tư duy làm việc, và sự lỗ lực làm việc để các bộ phận đều hoàn thành công việc được giao.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thảo trung (Trang 45)