PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 53)

CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ.

4.3.1 Phân tích hoạt động cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2011-2013

4.3.1.1 Doanh số cho vay A. Cho vay tiêu dùng A. Cho vay tiêu dùng

Nhằm đạt sự tăng trưởng tín dụng bền vững đối với mảng cho vay khách hàng cá nhân chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và thực hiện những gói vay phù hợp hơn với cá nhân như cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng có nguồn thu nhập ổn định qua các năm nhằm đẩy mạnh nhu cầu chi tiêu, cho vay tín chấp đối với cán bộ, công nhân viên chức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu làm cho tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 70% qua 3 năm. Năm 2012, cho vay cá nhân sụt giảm mạnh, nguyên nhân là do tình hình nợ xấu cuối năm 2011 làm cho hoạt động cho vay được thắt chặt, có kiểm soát

41

Bảng 4.5: Cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Bảng doanh số cho vay 2011 – 2013 tại Eximbank chi nhánh Cần Thơ.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Doanh số cho vay 2.089.840 100,00 1.079.666 100,00 1.486.488 100,00 -1.010.175 -48,34 406.822 37,68

Tiêu dùng 1.427.934 68,33 736.225 68,19 1.175.613 79,09 -691.709 -48,44 439.388 59,68 Sản xuất kinh doanh 661.906 31,67 343.441 31,81 310.875 20,91 -318.466 -48,11 -32.566 -9,48

Doanh số thu nợ 2.358.422 100,00 989.246 100,00 1.630.956 100,00 -1.369.176 -58,05 641.710 64,87

Tiêu dùng 1.668.526 70,75 592.218 59,87 1.289.879 79,09 -1.076.308 -64,51 697.661 117,80 Sản xuất kinh doanh 689.897 29,25 397.028 40,13 341.077 20,91 -292.868 -42,45 -55.951 -14,09

Dƣ nợ 593.422 100,00 682.909 100,00 538.299 100,00 89.488 15,08 -144.610 -21,18

Tiêu dùng 401.958 67,74 545.396 79,86 431.134 80,09 143.438 35,68 -114.262 -20,95

Sản xuất kinh doanh 191.464 32,26 137.513 20,14 107.165 19,91 -53.951 -28,18 -30.348 -22,07

Nợ quá hạn 43.420 100,00 44.484 100,00 79.113 100,00 1.064 2,45 34.628 77,84

Tiêu dùng 32.209 74,18 33.515 75,34 58.928 74,49 1.307 4,06 25.412 75,82

42

chặt chẽ hơn, các món vay mua-sửa chữa hay xây dựng nhà cũng bị giảm mạnh, bênh cạnh đó, lãi vay năm 2012 cao hơn so với năm 2011 dẫn đến cá nhân có nhu cầu cao nhưng không thể vay vì lãi nặng, hầu như các mục đích vay đều giảm mạnh làm cho doanh số cho vay tiêu dùng sụt giảm 691.709 triệu đồng, tương đương giảm 48,44% so với năm 2011, nhưng tỷ trọng cho vay tiêu dùng gần như không thay đổi so với năm 2011, năm 2012 tỷ trọng cho vay tiêu dùng là 68,19%.

Chuyển sang năm 2013, tình hình cho vay có vẻ khả quan hơn, chi nhánh sử dụng chính sách lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng có nguồn trả nợ tốt, hay có tài sản đảm bảo chất lượng, không phạt lãi đối với khách hàng trả trước hạn,… để thu hút lại lượng khách hàng vay vốn trong năm, bên cạnh đó chi nhánh còn quan tâm vào nhu cầu tri thức ngày càng cao của người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ để cho ra gói vay du học, hỗ trợ cho vay mua nhà ở, sữa chữa nhà, đã tạo cho doanh số cho vay tăng 439.388 triệu đồng, tương đương 59,68% so với năm 2012.

B. Cho vay sản xuất kinh doanh

Qua bảng 4.3 ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh đều giảm trong giai đoạn 2011 – 2013, nhất là giai đoạn 2011 – 2012. Năm 2012, với việc người dân cả nước nói chung và thành phố nói riêng thắt chặt chi tiêu thì việc kinh doanh của các tiểu thương cũng trở nên khó khăn, hạn chế mở rộng kinh doanh, sự đi xuống chung của các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng,… đều giảm mạnh, có biến động bất thường làm cho tình hình đầu tư trở nên rất rủi ro, nên người đi vay cũng ngại vay để đầu tư mà chi nhánh cũng kiểm soát chặt chẽ hơn trong vấn đề cho vay, hoạt động sản xuất kinh doanh không đem lại lợi nhuận trong khi lãi vay cao làm chùn bước các cơ sở kinh doanh trong việc vay vốn tăng cường sản xuất, làm cho doanh số cho vay năm 2012 giảm 318.466 triệu đồng, tương đương 48,11% so với năm 2012.

Sang năm 2013, tuy có nhiều cố gắn để khắc phục tình trạng trên, nhưng khó khăn chung của nền kinh tế làm cho các doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất và chi nhánh chắt lọc gắt gao hơn khi cho các doanh nghiệp vay, đều đó làm cho doanh số cho vay năm 2013 lại tiếp tục giảm32.566 triệu đồng so với năm 2012.

4.3.1.2 Doanh số thu nợ A. Cho vay tiêu dùng A. Cho vay tiêu dùng

43

Năm 2012, doanh số thu nợ vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân là 592.218 triệu đồng, giảm 1.076.308 triệu đồng, tương đương giảm 64,51% so với năm 2011. Nguyên nhân là do lãi suất năm 2012 được đẩy lên cao, lượng vốn cho vay ra của chi nhánh sụt giảm. Thêm vào đó là giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng liên tục trong năm, hầu hết người dân trên địa bàn đều thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu dùng làm cho doanh số cho vay tiêu dùng giảm hơn so với năm 2011, việc trả nợ cho chi nhánh chậm lại, hoặc trễ hạn trả nợ xảy ra nhiều hơn trong năm, hầu hết các món vay thu hồi lại khó khăn.

Năm 2013, doanh số thu nợ vay tiêu dùng tại chi nhánh là 1.289.879 triệu đồng, tăng 697.661 triệu đồng so với năm 2012, do chi nhánh đánh mạnh vào cho vay tiêu dùng đối với người có thu nhập ổn định, cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu cao, đưa ra các mục mục đích vay như: vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức, vay cầm cố tiết kiệm, vay mua sữa chữa nhà với lãi suất ưu đãi, vay hạn mức tín dụng phù hợp với tiêu dùng hay những gói vay đáp ứng nhu cầu cao hơn như vay mua ôtô, vay đáp ứng nhu cầu tri thức như vay du học,… phù hợp với mục đích vay và tư vấn thời gian trả nợ thích hợp làm cho doanh số thu nợ đối với phần lớn các mục đích vay tiêu dùng thời hạn ngắn đều tốt.

B. Cho vay sản xuất kinh doanh

Các hình thức cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân thường ngắn hạn nên thu nợ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi doanh số cho vay trong năm.

Năm 2012 tỷ giá biến động mạnh, lạm phát tiếp tục tăng vọt, giá cả hàng hóa không ngừng tăng lên làm cho sản xuất kinh doanh tư nhân trì trệ từ năm 2011 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2012, các kênh đầu tư trong năm kém hiệu quả, mang lại rủi ro cao do giá cả biến động thất thường khó dự đoán trước, kéo theo đó là các mặt hàng buôn bán ở chợ tăng giá ào liên tục, cạnh tranh của các siêu thị với mức giá tốt hơn làm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mua sắm hơn. Chính những khó khăn đó đã làm cho tiểu thương, nhà đầu tư, hay chủ sản xuất hạn chế tối đa nguồn vốn vay từ bên ngoài để giảm bớt gánh nặng lãi vay khi mà chưa tìm được nguồn trả nợ tốt làm cho thu nợ của chi nhánh năm 2012 giảm mạnh 292.868 triệu đồng, tương đương sụt giảm 42,45% so với năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua năm 2013, tình hình cũng không có gì khá hơn so với năm 2012, doanh số thu nợ tiếp tục giảm so với năm 2012, giảm 55.951 triệu đồng, tương đương14,09%. Nguyên nhân là do tác động của tình hình kinh tế khó khăn,

44

các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, bị ứ đọng sản phẩm nên gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ.

4.3.1.3 Dư nợ cho vay A. Cho vay tiêu dùng A. Cho vay tiêu dùng

Năm 2012 các hoạt động cho vay cũng như thu nợ của chi nhánh đều giảm sút. Trong đó, doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ trong năm 2012 làm cho dư nợ của chi nhánh tăng 143.438 triệu đồng, tương đương tăng 35,68%. Nguyên nhân chính là do biến động giá cả làm cho người dân thắt chặt chi tiêu, đồng thời lãi suất cho vay năm 2012 cao lãi vay nặng làm chùn bước người dân có ý định vay vốn sửa chữa, nâng cấp hay xây dựng nhà, hay cấp hạn mức tín dụng cũng sụt giảm mạnh. Nguồn trả nợ cũng eo hẹp hơn năm trước làm chậm trả các món vay.

Sang năm 2013, dư nợ giảm 114.262 triệu đồng, tương đương 20,95% so với năm 2012, do trong năm 2013 tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng cao hơn so với cho vay.

B. Cho vay sản xuất kinh doanh

Từ bảng 4.5 ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, dự nợ cho vay sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể là năm 2011 dư nợ là 191.464 triệu đồng, năm 2012 giảm 53.951 triệu đồng còn 137.513 triệu đồng, tương đương giảm 28,18%, năm 2013 giảm 30.348 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi nhánh có chuyển dịch cơ cấu cho vay sang tiêu dùng để hạn chế rủi ro và mở rộng thị trường hơn nên đã đẩy mạnh việc thu nợ cho vay sản xuất kinh doanh, trong khi đó cho vay thì ngày bị thu hẹp.

4.3.1.4 Nợ quá hạn

A. Cho vay tiêu dùng

Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao qua các năm, trên khoảng 70% trên tổng nợ quá hạn cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng.

Đối với các mục đích vay du học hay vay cầm cố sổ tiết kiệm có tỉ lệ quá hạn thấp và gần như không đáng kể trong nợ quá hạn tiêu dùng vì các mục đích vay này có tinh đảm bảo cao và gần như chắc ăn với nguồn trả nợ tốt. Còn các mục đích vay tiêu dùng khác đều có rủi ro tùy thuộc tác động ít nhiều của biến động kinh tế.

Nợ quá hạn ở mức báo động đang là vấn đề đang lo của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2012, chính vì thế thắt chặt cho vay, kiểm soát chặt

45

chẽ món vay hơn đã và đang là vấn đề cấp bách của các ngân hàng. Chi nhánh cũng đang có những nổ lực riêng để hạn chế sự tăng lên về nợ quá hạn, nợ quá hạn tiêu dùng tăng chậm ở mức 1.307 triệu đồng, tăng 4,06% so với năm 2011.

Năm 2013, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tăng mạnh 25.412 triệu đồng, tương đương 75,82% so với năm 2012. Do tình hình khó khăn của nền kinh tế, các kênh đầu tư ngày càng khó khăn, công việc không ổn định vì do nhiều doanh nghiệp, công ty cắt giảm nhân sự làm cho các cá nhân chậm trễ trong việc trả nợ cho ngân hàng.

B. Cho vay sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh luôn là hoạt động chứa ẩn nhiều rủi ro không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả với cá nhân kinh doanh. Và điều này được thể hiện qua nợ quá hạn của cho vay sản xuất kinh doanh luôn tăng cao trong giai đoạn 2011-2013. Nợ quá hạn từ 11.211 triệu đồng năm 2011 tăng lên 20.185 triệu đồng vào năm 2013. Cho thấy hoạt kinh doanh của cá nhân tuy ít chịu ảnh hưởng của kinh tế suy thoái nhưng vốn vay đầu tư kém hiệu quả, các kênh đầu tư lợi nhuận cao năm 2013 cũng dễ dàng làm nhà đầu tư mất vốn. Những năm gần đây giá cả hàng hóa không ổn định làm cho tiểu thương vay vốn nhập hàng vào những tháng cuối năm nhưng lại bán ra chậm làm vốn bị chôn chân trong khi lãi vay cao dẫn đến nợ quá hạn không ngừng tăng lên và tỷ lệ tăng ở mức khoảng 84,02% vào năm 2013 so với năm 2012.

4.3.2 Cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

4.3.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn, trên 80%. Trong những tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay giảm 256.391 triệu đồng, tương đương 29,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó cho vay tiêu dùng giảm 189.665 triệu đồng, tương đương 26,59% và cho vay sản xuất kinh doanh giảm 66.726 triệu đồng, tương đương 40,33%. Sự sụt giảm này là do khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp công ty cắt giảm nhân sự làm cho cá nhân thắt chặc chi tiêu, tiết kiệm hơn để tránh đi vay, bên cạnh đó cũng do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác ngày càng gây gắt.

4.3.2.2 Doanh số thu nợ

Thu nợ năm 2014 có phần khó khăn hơn, giảm 265.174 triệu đồng, tương đương 27,61% so với năm 2013, thu nợ tiêu dùng giảm 198.075 triệu đồng và

46

Bảng 4.6: Cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ %

Doanh số cho vay 878.732 100,00 622.341 100,00 -256.391 -29,18

Tiêu dùng 713.300 81,17 523.635 84,14 -189.665 -26,59

Sản xuất kinh doanh 165.432 18,83 98.706 15,86 -66.726 -40,33

Doanh số thu nợ 960.518 100,00 695.344 100,00 -265.174 -27,61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu dùng 767.827 79,94 569.752 81,94 -198.075 -25,80

Sản xuất kinh doanh 192.691 20,06 125.593 18,06 -67.098 -34,82

Dƣ nợ cho vay 601.021 100,00 465.136 100,00 -135.886 -22,61

Tiêu dùng 493.318 82,08 387.262 83,26 -106.056 -21,50

Sản xuất kinh doanh 107.703 17,92 77.873 16,74 -29.830 -27,70

Nợ quá hạn 44.145 100,00 59.735 100,00 15.590 35,32

Tiêu dùng 34.317 77,74 39.324 65,83 5.007 14,59

Sản xuất kinh doanh 9.828 22,26 20.411 34,17 10.583 107,69

Nguồn: Bảng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tại Eximbank chi nhánh Cần Thơ.

thu nợ sản xuất kinh doanh giảm 67.098 triệu đồng, có thể thấy tình hình kinh tế ngày càng khó khăn làm cho khả năng trả các món nợ càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó đo doanh số cho vay trong những tháng đầu năm 2014 cũng không được mở rộng.

4.3.2.3 Dư nợ cho vay

Dư nợ cá nhân đối với mục đích vay tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2014 giảm 135.886 triệu đồng so với cùng kì năm 2013, lãi suất thấp nên cá nhân trả nợ nhiều hơn để vay các món vay mới, nhưng có nhiều cá nhân không có nhu cầu vay vốn mới nên doanh số thu nợ cao hơn danh số cho vay làm cho dư nợ tiêu dùng giảm 106.056 triệu đồng. Đối với món vay mục đích sản xuất kinh doanh thì không có nhu cầu vốn vào những tháng đầu năm 2014 nên doanh số cho vay giảm mà doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay nên dư nợ cũng giảm 29.830 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013.

47

Nợ quá hạn những tháng đầu năm 2014 đang có xu hướng tăng so với năm 2013, vì cuối năm 2013 chi nhánh đã cơ cấu lại nợ xấu làm nó tăng cao, làm cho nợ quá hạn những tháng đầu năm 2014 tăng cao, tăng 15.590 triệu đồng, tương đương 35,32% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng là 5.007 triệu đồng và cho vay sản xuất kinh doanh là 10.583 triệu đồng.

Tóm lại, qua 3 năm ta thấy cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng trong cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng, trong khi đó do tình hình kinh tế khó khăn làm cho việc cho vay sản xuất kinh doanh giảm và chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn chung nợ quá hạn của cho vay theo mục đích sử dụng tăng dần nên ngân hàng cần quan tâm để tránh rủi ro đến cho ngân hàng.

4.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 53)