Đối với công tác cho vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 77)

Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng càng nhiều và với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị tồn động, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Các biện pháp sau đây nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của ngân hàng. Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết tiếp các nhu cầu mới của họ như: ưu đãi lãi suất, phí suất tín dụng, khuyến mãi về phương thức thanh toán, thẻ... Trong cho vay cần phải linh động, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm thì có thể giải quyết cho vay.

Trong công tác cho vay phải được cán bộ triệt để tuân thủ từ việc tiếp nhận hồ sơ, phân tích và thẩm định khách hàng,... đến giải ngân, kiểm tra giám sát đến khi thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình này phải được xây dựng chặt chẽ với những điều kiện, những thủ tục cần thiết để đảm bảo cho mục tiêu sinh lời và an toàn cho các khoản vay. Bên cạnh đó, ngân hàng

67

cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi cho vay đến khi thu được nợ, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để ngân hàng có những chính sách kịp thời như: thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình khách hàng gặp khó khăn… để kịp thời xử lý không để tình trạng nợ xấu xảy ra.

Phân tích, đánh giá chính xác thông tin về khách hàng và sàng lọc khách hàng khi cho vay. Nắm bắt đầy đủ thông tin về khách hàng, tiến hành phân loại và xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp (khách hàng có uy tín, trả nợ đúng hạn và khách hàng trả nợ trễ hẹn), từ đó áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng tốt và xử lý đối với khách hàng không có thiện chí trả nợ đúng hạn, ngân hàng cần nhanh chóng tiến hành khởi kiện ra tòa án nhằm phát mãi tài sản để thu hồi nợ.

Ngân hàng không nên tập trung cho vay một khoản tiền lớn vào một khách hàng hay một lĩnh vực đầu tư. Cũng như tạo sự cân bằng trong cơ cấu cho vay, ngân hàng cần tăng cường cho vay trung dài hạn nhằm phân tán rủi ro trong cho vay. Cần chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân có thu nhập ổn định, tăng dần tỷ trọng cho vay có đảm bảo tài sản giúp ngân hàng giảm rủi ro. Chủ yếu cho vay để bổ sung vốn lưu động, đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển dịch vụ như các cửa hàng bách hóa, cho thuê nhà trọ,... và hạn chế cho vay các lĩnh vực có mức rủi ro cao như: Nuôi trồng thủy hải sản, cho vay để kinh doanh chứng khoán,…

Ngân hàng nên tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngày càng giỏi về nghiệp vụ giàu kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Muốn như vậy ngân hàng có thể đầu tư cho nhân viên thông qua việc đào tạo điều kiện cho họ có dịp tìm hiểu, học hỏi nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ với mọi hình thức: công tác đào tạo, tái đào tạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời phải kiên quyết loại bỏ những cán bộ yếu kém về tư cách đạo đức, thiếu trung thực và chuyên môn nghiệp vụ.

68

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Tân giai đoạn 2011-6T/2014, có kết luận như sau:

Về khái quát kết quả hoạt động: Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng giảm dần qua giai đoạn này, thu nhập tăng trưởng với mức cao, bên cạnh đó chi phí cũng tăng theo. Nguồn vốn của ngân hàng tăng dần từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, trong đó vốn điều chuyển đang có xu hướng tăng dần, do đó trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách thu hút để huy động vốn nhiều hơn, chủ động được nguồn vốn cho vay và hạn chế sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, giúp làm giảm chi phí cho hoạt động của ngân hàng.

Về thực trạng tín dụng ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đều tăng qua giai đoạn này, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành nông nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao. Dư nợ ngắn hạn và nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng giảm không ổn định, nhưng nợ xấu ngắn hạn đang giảm dần về mặt tỷ trọng. Đều đó đã chứng minh nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đã tiếp cận rộng rãi đến với người dân địa phương và đã phát huy được hiệu quả thiết thực của nó trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

Về đánh giá thực trạng tín dụng ngắn hạn thông qua các tỷ số tài chính: Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động và tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn của ngân hàng có mức tăng trưởng dần trong giai đoạn này, cho thấy nguồn vốn của ngân hàng luôn đầu tư nhiều vào tín dụng ngắn hạn. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013, nhưng chỉ tăng nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2014 và tỷ lệ này rất thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao, rủi ro tín dụng thấp. Bên cạnh đó, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có xu hướng giảm dần nhưng hiệu quả sử dụng vốn tương đối tốt vì vòng quay vốn của ngân hàng luôn lớn hơn 1. Tình hình thu nợ khách hàng của ngân hàng có xu hướng tăng giảm không ổn định thể hiện thông qua hệ số thu nợ ngắn hạn, hệ số tăng dần từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước, nên ngân hàng cần giữ được kết quả khả quan trên và tăng cường công tác thu hồi nợ giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển thêm.

69

Thông qua kết quả phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân dựa trên cơ sở những khó khăn của ngân hàng mà các giải pháp đã được đề ra, nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long

Tăng cường thanh tra, kiểm soát để phát hiện những sai phạm trong hoạt động của chi nhánh, phát hiện sớm những sai lầm mắc phải để kịp thời khắc phục.

Tìm hiểu, phân tích, đánh giá kỹ càng nhu cầu vốn của từng chi nhánh để đáp ứng đủ, kịp thời cho từng chi nhánh của từng huyện.

Ngân hàng cấp trên cần hỗ trợ cho chi nhánh trang thiết bị hiện đại để thực hiện các dịch vụ thanh toán đồng thời có thể huy động vốn thông qua loại hình thanh toán này.

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Đối với UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường ở huyện cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân để thế chấp xin vay vốn của ngân hàng.

Việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng, ngân hàng cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, tòa án, phòng thi hành án nhằm giúp đỡ ngân hàng trong khâu xử lý và thu hồi nợ các khoản nợ có hiệu quả hơn.

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cùng với các ban ngành chức năng có liên quan tăng cường hỗ trợ cho nông dân trong việc lựa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, cần tạo điều kiện để tiêu thụ và ổn định giá nông sản để nông dân yên tâm sản xuất.

70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại trong nền kinh tế toàn cầu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động.

2. Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự, 2011. Tiền tệ ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Thành Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lí thuyết tài chính - tiền tệ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

7. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

8. Đoàn Minh Duy, 2013. “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại Học Cần Thơ.

9. Vũ Thị Minh Trang, 2013. “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ ”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại Học Cần Thơ.

10. Nguyễn Duy Tiến, 2012.“Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện U Minh Thượng”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại Học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 77)