Phân tích chung thực trạng tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011-6T/2014

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 42)

2011-6T/2014

Tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng chứa nhiều rủi ro. Do đó, hiệu quả hoạt động tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay qua bốn chỉ tiêu chủ yếu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu có thể đánh giá qui mô tín dụng của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ cũng như chất luợng tín dụng của ngân hàng. Kết quả tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân giai đoạn 2011-6T/2014 được trình bày trong bảng 4.3.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua DSCV có thể biết được thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Từ bảng số liệu có thể thấy rõ DSCV của chi nhánh liên tục tăng qua ba năm.

Năm 2011 DSCV đạt 462.681 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên đạt 521.161 triệu đồng tương ứng tăng 12,64% so với năm 2011. Do trong năm 2012, ngân hàng tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 13/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cụ thể các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; sản xuất; xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ gia đình) là 13%/năm. Với sự hỗ trợ lãi suất này đã góp phần làm tăng DSCV trong năm 2012.

Năm 2013 danh số này tiếp tục tăng 99.265 triệu đồng so với năm 2012, đạt 620.426 triệu đồng. DSCV trong năm 2013 là do NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các đối tượng mở rộng cho vay như: Kinh tế hộ, các đối tượng theo Nghị định 41/NĐ- CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ, đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, các doanh nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

32 Bảng 4.3 Kết quả tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2011-6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 462.681 521.161 620.426 245.449 315.135 58.480 12,64 99.265 19,05 69.686 28,39

Ngắn hạn 432.114 491.331 578.253 232.274 262.971 59.217 13,70 86.922 17,69 30.697 13,21 Trung và dài hạn 30.567 29.830 42.173 13.175 52.164 (737) (2,41) 12.343 41,38 38.989 295,93 Doanh số thu nợ 415.977 442.767 526.329 228.808 333.527 26.790 6,44 83.562 18,87 104.719 45,77 Ngắn hạn 382.057 409.409 498.289 217.814 315.375 27.352 7,16 88.880 21,71 97.561 44,79 Trung và dài hạn 33.920 33.358 28.040 10.994 18.152 (562) (562) (5.318) (15,94) 7.158 65,11 Dư nợ 295.466 373.860 467.957 390.501 372.109 78.394 26,53 94.097 25,17 (18.392) (4,71) Ngắn hạn 245.179 327.101 407.065 341.561 289.157 81.922 33,41 79.964 24,44 (52.404) (15,34) Trung và dài hạn 50.287 46.759 60.892 48.940 82.952 (3.528) (23,73) 14.133 30,22 34.012 69,50 Nợ xấu 1.001 597 389 275 641 (404) (40,36) (208) (34,84) 366 133,09 Ngắn hạn 559 295 320 168 459 (264) (47,23) 25 8,47 291 173,21 Trung và dài hạn 442 302 69 107 182 (140) (31,67) (233) (77,15) 75 70,09

33

Sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đạt 315.135 triệu đồng, tăng 28,39% so với cùng kỳ năm trước. Theo NHNN, năm 2014 định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12- 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. NHNN sẽ tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014. Theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngân hàng luôn tạo điều kiện cho các đối tượng trên vay vốn, dẫn đến doanh số cho vay tăng lên.

Về cơ cấu, DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao so với DSCV trung và dài hạn, luôn chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn là hoạt động chủ chốt của ngân hàng được quan tâm nhiều và rất chú trọng phát triển. Nguyên nhân là do huyện Bình Tân có diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn nên khách hàng đến vay vốn là để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi hay hộ sản xuất kinh doanh nhỏ nên nhu cầu về tín dung ngắn hạn tương đối cao. Và những năm gần đây, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp và không ổn định, ngân hàng ngại cho vay thời gian dài mà chỉ tập chung cho vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn nhanh nên làm giảm danh số cho vay trung và dài hạn.

4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Bên cạnh DSCV phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng thì DSTN thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng trong công tác quản lý nợ. Dựa vào DSTN ta có thể đánh giá tình hình thu hồi vốn của ngân hàng, từ đó có thể thấy được mức độ hoạt động tín dụng của ngân hàng có đạt hiệu quả hay không.

Nhìn vào bảng 4.3, ta thấy DSTN của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 DSTN của ngân hàng là 415.977 triệu đồng, năm 2012 con số này đạt 442.767 triệu đồng, tức tăng 6,44 % so với năm 2011, sang năm 2013 DSTN của ngân hàng đạt 526.329 triệu đồng, tức tăng 18,87% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 DSTN tiếp tục tăng lên đạt 333.527 triệu đồng, tăng 45,77% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã cho thấy, công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay, cũng như giám sát và quản lý việc thu hồi nợ của các cán bộ thẩm định đạt hiệu quả cao. Cùng với những nỗ lực của khách hàng tạo ra thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

34

Cũng như DSCV, DSTN ngắn hạn của ngân hàng trong ba năm qua đều tăng. DSTN ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn DSTN trung và dài hạn. DSTN ngắn hạn của ngân hàng chiếm trên 90% trên tổng DSTN. Nguyên nhân là các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay không lớn mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng cho nên công tác thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn. Mặt khác là, do đặc điểm của cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ được thu hồi trong năm.

4.2.1.3 Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay và quá trình thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay mà vẫn chưa thu hồi được tính đến thời điểm báo cáo. Dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Cụ thể đối với khoản dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Bình Tân qua giai đoạn 2011-6T/2014 tương đối khá ổn định và luôn ở mức khá cao: Năm 2011 là 295.466 triệu đồng, sang năm 2012 là 373.860 triệu đồng, tăng 78.394 triệu đồng, tức tăng 26,53% so với năm 2011 và năm 2013 là 467.957 triệu đồng, tăng 94.097 triệu đồng, tức tăng 25,17% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ của ngân hàng đã giảm nhẹ đạt 372.109 triệu đồng, tức giảm 4,71% so với cùng kỳ năm trước.

Dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng liên tục qua giai đoạn này, cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn được mở rộng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, là một tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đó là nhờ ngân hàng luôn đảm bảo tính hiệu quả, tuân thủ đúng qui trình, đặc biệt luôn chú trọng đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ và tạo sự tin tưởng đối với các khách hàng khi đến với ngân hàng, vì vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn.

Về cơ cấu, cũng như DSCV ngắn hạn và DSTN ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ của ngân hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng không ngừng tăng quy mô tín dụng đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh việc đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng đã có chủ trương mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình, sản xuất nông nghiệp hoặc cho vay tiêu dùng,...

4.2.1.4 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Nợ xấu là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt chú trọng quan tâm trong quá trình hoạt động. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ

35

rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nợ xấu là do biến động của nền kinh tế, nguyên nhân đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng. Chính vì vậy, điều quan trọng là ngân hàng tìm ra được nguyên nhân của nợ xấu và tìm ra phương pháp giảm thiểu nợ xấu để nâng cao tình hình hoạt động của ngân hàng.

Nhìn chung, tình hình tổng nợ xấu của ngân hàng đã giảm qua các năm, đây là dấu hiệu tốt cho ngân hàng. Năm 2011 tổng nợ xấu là 1.001 triệu đồng, đến năm 2012 nợ xấu được giảm mạnh chỉ còn 597 triệu đồng tương đương giảm 40,36% so với năm 2011. Tiếp tục giảm mạnh 208 triệu đồng vào năm 2013 nên tổng nợ xấu của ngân hàng chỉ ở mức 389 triệu đồng với tốc độ giảm 34,84% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng tăng cường đẩy mạnh công tác thu hồi, xử lý nợ quá hạn của các năm trước và thường xuyên kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của ngân tăng lên cao so với cùng kỳ năm trước, tức tăng 133,09%, còn 641 triệu đồng. Do các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như sức mua của thị trường còn thấp, hàng tồn kho tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm tăng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vòng quay vốn nên một số doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn được cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 42)