ngân hàng giai đoạn 2011-6T/2014
Việc ngân hàng cho vay theo từng ngành kinh tế thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Giúp ngân hàng phân tán được rủi ro, từ đó các nhà quản trị ngân hàng biết được đối tượng nào cần được quan tâm hơn, đối tượng nào cần duy trì mối quan hệ lâu dài để từ đó có chính sách phát triển phù hợp.
4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn
Để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không thì người ta căn cứ vào DSCV của ngân hàng càng nhiều thì có thể xem là ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại nếu DSCV giảm mà nguồn vốn tăng tức không phù hợp với nguồn vốn thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm, thậm chí có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bình Tân nằm trên địa bàn trung tâm của huyện và ngành kinh tế mà ngân hàng cho vay chủ yếu là nông nghiệp. Các khoản cho vay thương mại dịch vụ và các ngành khác thì rất ít. DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng được trình bày trong bảng 4.4.
36
Bảng 4.4 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-6T/2014
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân)
Ngành kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014
So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông Nghiệp 401.474 443.426 526.268 209.859 232.643 41.952 10,45 82.842 18,68 22.784 10,86 Công Nghiệp - - - - TMDV 2.850 3.191 5.136 2.114 3.325 341 11,96 1.945 60,95 1.211 57,28 Khác 27.790 44.744 46.849 20.301 27.003 16.954 61,01 2.105 4,70 6.702 33,01 Tổng cộng 432.114 491.331 578.253 232.274 262.971 59.217 13,70 86.922 17,69 30.697 13,21
37
Thông qua số liệu bảng 4.4 có thể thấy DSCV đối với tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2012 doanh số tăng lên tăng 59.217 triệu đồng so với năm 2011 đạt 491.331 triệu đồng tương ứng tăng 13,70%, sang năm 2013 doanh số cho vay so với năm 2012 tăng 86.922 triệu đồng tương ứng tăng 17,69% làm cho doanh số cho vay đạt 578.253 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 262.971 triệu đồng, tăng 13,21% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được là do Chi nhánh đã có chính sách mở rộng tín dụng thu hút khách hàng đến vay, bên cạnh đó có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm giúp đỡ khách hàng, các chính sách ưu đãi cũng là một nguyên nhân thu hút khách hàng đến với NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân.
Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp ở huyện Bình Tân được xem là những thế mạnh của huyện, góp phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của huyện. So với các ngành khác thì DSCV trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV ngắn hạn của ngân hàng và có sự biến động phức tạp qua các năm. ngành Nông nghiệp được đánh giá là ngành chịu rủi ro cao do bị ảnh hưởng bởi nhiều tình hình thời tiết khí hậu, tuy nhiên tỷ trọng DSCV ngắn hạn lại luôn đạt ở mức cao nhất là 90,25% năm 2011, đã tăng lên 93,19% ở năm 2012 và năm 2013 tuy giảm nhưng ở mức cao chiếm 91,01% tỷ trọng trên tổng DSCV ngắn hạn.
Nhìn chung DSCV ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp tăng liên tục tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 DSCV ngắn hạn đạt 401.474 triệu đồng. Đến năm 2012 con số này đạt 443.426 triệu đồng tăng 41.952 triệu đồng, tức tăng 10,45% so với năm 2011. Do trong năm 2012, ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định của Chính phủ và NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ như: Tập trung tín dụng cho bốn đối tượng kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ; Thực hiện đúng các quy định về trần lãi suất huy động về ngoại tệ và USD, giảm lãi suất cho vay, đến nay lãi suất cho vay phổ biến từ 10%/năm đến dưới 13%/năm; Tiếp tục đổi mới quản trị, điều hành kinh doanh để kiểm soát tín dụng tăng trưởng theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng.
Trong năm 2013 ngân hàng đẩy mạnh công tác tín dụng, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và cho vay thực hiện các chương trình kinh tế phục vụ nông nghiệp, nông thôn... Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh
38
niên phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận trong toàn hệ thống; tổ chức phát động các phong trào thi đua, khuyến khích động viên, khen thưởng cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì vậy DSCV ngắn hạn trong ngành này luôn được ngân hàng hổ trợ và đạt 526.268 triệu đồng tăng 18,68% so với năm 2012.
Ngày 17/03/2014, Agribank ban hành văn bản số 1711/NHNo-KHNV về quy định lãi suất cho vay bằng VND theo Quyết định 499/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc “Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014” và lãi suất cho vay ngắn hạn, áp dụng lãi suất cho vay tối đa 8%/năm; phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên ngân hàng luôn tạo điều kiện cho các nông dân vay vốn, phát triển sản xuất nông nghiệp ở địa bàn huyện, vì vậy DSCV ngắn hạn của ngành trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên so với cùng kỳ năm trước tăng 10,86%, đạt 232.643 triệu đồng.
Ngành Thương mại-Dịch vụ
Trong thực tế nhu cầu vốn ngắn hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, luân chuyển hàng hoá, các tiểu thương trong các chợ là rất lớn, nhưng nhóm ngành này luôn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Là ngành nghề chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, tuy nhiên có xu hướng được mở rộng trong cơ cấu DSCV ngắn hạn các ngành kinh tế của ngân hàng.
Nhìn chung DSCV ngắn hạn đối với ngành TM-DV tăng không đều qua 3 năm: Cụ thể DSCV ngắn hạn trong lĩnh vực này năm 2011 đạt 2.850 triệu đồng, tỷ trọng của ngành này là 0,66% trong tổng DSCV ngắn hạn. Đến năm 2012 với nhiều khó khăn trong nền kinh tế đã làm ảnh hưởng các ngành trong nhóm ngành TM-DV như bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, bưu chính - viễn thông nhưng DSCV ngắn hạn năm 2012 tăng lên xuống đạt 3.191 triệu đồng, tương ứng tăng 11,96% so với năm 2011 và tỷ trọng của ngành tăng nhẹ lên chiếm 0,65%. Trong năm 2013, kinh tế nước ta dần phục hồi, mức thu nhập của người dân được cải thiện thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí cũng từ đó tăng theo nên xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ mới nên DSCV ngắn hạn của ngành đã tăng với tốc độ cao tăng
39
60,95% so với năm 2012 và đạt 5.136 triệu đồng và chiếm 0,89% trong tổng DSCV ngắn hạn.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong cả nước phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả… Ngân hàng luôn hỗ trợ vốn cho các ngành tại địa bàn huyện phát triển nên đến 6 tháng đầu năm 2014, DSCV ngắn hạn của ngành tiếp tăng lên 57,28% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.325 triệu đồng.
Các ngành khác
DSCV ngắn hạn ở một số ngành khác (xây dựng, thủy sản, sửa chửa nhà ở,… ) cũng có sự tăng trưởng rất ổn định và ngày càng tăng cao qua 3 năm. Năm 2012 DSCV ngắn hạn trong các ngành đạt 44.744 triệu đồng, đã tăng thêm 16.954 triệu đồng, tức tăng 60,01% so với năm 2011. Sang năm 2013 tiếp tục tăng 2.105 triệu đồng, tương ứng tăng 4,70% so với năm 2012, đạt mức 46.849 triệu đồng. Nguyên nhân là do thủy sản cũng là một trong những thế mạnh của huyện Bình Tân và ngành xây dựng ở huyện đang được Chính quyền địa phương chỉ đạo xây dựng thêm đường xá, trường học… phục vụ cho người dân nên ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện thuận cho khách hàng đến vay vốn.
Bên cạnh đó là những tín hiệu lạc quan về sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan cũng như triển vọng phát triển của ngành thủy sản, cùng với Chính quyền địa phương hướng dẫn hộ nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ KHKT trong sản xuất đã tạo niềm tin, tâm lý lạc quan cho người dân vay vốn mở rộng và gia tăng sản xuất. Nhằm phục vụ hộ nuôi trồng thủy sản có thêm nguồn vốn phát triển nên đến 6 tháng đầu năm 2014 DSCV ngắn hạn tại ngân hàng của các ngành này tiếp tăng lên so với cùng kỳ năm trước tăng 33,01%, đạt 27.003 triệu đồng.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn
Khi đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên doanh số cho vay là chưa đủ nếu hoạt động thu nợ không có. Nếu việc trả nợ của khách hàng đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn của mình có hiệu quả. Vì vậy thu nợ đúng hạn trả mới đảm bảo được nguồn vốn cho vay tiếp theo, do đó thu hồi vốn được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng được trình bày cụ thể qua bảng 4.5.
Nhìn chung DSTN ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng lên trong giai đoạn này, cụ thể: Năm 2012 DSTN đạt mức 409.409 triệu đồng tương ứng tăng 7,16% so với năm 2011, sang năm 2013 DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng lên
40
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-6T/2014
Đvt: Triệu đồng
Ngành kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014
So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông Nghiệp 362.040 369.123 454.064 195.650 287.655 7.083 1,95 84.941 23,01 92.005 47,02 Công Nghiệp - - - - TMDV 2.450 3.053 4.723 2.974 4.621 603 24,61 1.670 54,70 1.647 55,37 Khác 17.567 37.233 39.502 19.190 23.099 19.666 111,94 2.269 6,09 3.909 20,37 Tổng cộng 382.057 409.409 498.289 217.814 315.375 27.352 7,16 88.880 21,71 97.561 44,79
41
đạt 498.289 triệu đồng, tăng 88.880 triệu đồng so với 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 315.375 triệu đồng, tăng lên 44,79% so với cùng kỳ năm trước. Nếu DSCV thể hiện số lượng, quy mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay thì DSTN thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong tương lai ngân hàng nên phát huy và cố gắng duy trì tốc độ này và có thể tăng tốc độ thu nợ hơn nữa để đạt một kết quả thu nợ tốt nhất.
Ngành nông nghiệp
Đây là lĩnh vực mà ngân hàng chú trọng quan tâm, không ngừng đẩy nhanh tốc độ hoạt động để nâng cao chất lượng tín dụng, vì đây là đối tượng cho vay quan trọng của chi nhánh. Cùng với DSCV ngắn hạn thì DSTN ngắn hạn của nhóm ngành này cũng chiếm tỷ trọng hàng đầu và cũng tăng lên từng năm. Cụ thể: năm 2012 DSTN ngắn hạn đạt 369.123 triệu đồng, tăng 7.083 triệu đồng tức tăng 1,95% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 90,16% trên tổng DSTN ngắn hạn. Đến cuối năm 2013 DSTN ngắn hạn cũng tăng mạnh với mức tăng 23,01% so với năm 2012, đạt 454.064 triệu đồng, đồng thời mức tỷ trọng tăng lên chiếm 91,12% trên tổng DSTN ngắn hạn. Đây là một sự tăng lên đáng kể doanh số thu nợ cũng như tỷ trọng. Nguyên nhân thu nợ tốt là do người dân áp dụng nhiều tiến bộ KHKT trong canh tác nên thu hoạch được mùa có thêm thu nhập trả nợ đúng hạn cho ngân và cùng với cán bộ tín dụng thực hiện công tác thu hồi nợ đúng kế hoạch, đúng thời điểm, luôn gửi giấy báo nợ nhắc nhở người vay và người vay chấp hành tốt việc trả nợ của mình.
Đến 6 tháng đầu năm 2014, DSTN ngắn hạn của ngành tăng mạnh và lớn hơn cả DSCV ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm này, đạt 287.655 triệu đồng, tăng 47,02% so với cùng kỳ năm trước. Nó thể hiện một khả năng quản lý và thu hồi các khoản nợ ngắn hạn rất hiệu quả của các cán bộ tại ngân hàng.
Ngành Thương mại-dịch vụ
Trong lĩnh vực thu nợ này, tình hình thu nợ tăng không đều nhưng nhìn chung vẫn ổn định. Điển hình năm 2011 DSTN ngắn hạn đạt 2.540 triệu đồng và chiếm 0,64% tổng DSTN ngắn hạn, sang năm 2012 DSTN ngắn hạn đạt 3.053 triệu đồng tương ứng tăng 24,61% so với năm 2011 và tỷ trọng chỉ chiếm 0,75% trong tổng DSTN ngắn hạn, tăng lên 0,11% so với năm 2011. Đến năm 2013 DSTN ngắn hạn ở ngành này đạt đến 4.723 triệu đồng, với mức tăng 54,70% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 0,63% trong tổng DSTN ngắn hạn. Nguyên nhân của tình hình thu nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm là do tình hình sản xuất kinh doanh đã dần đi vào ổn định, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ được đẩy mạnh, các dịch vụ ăn, uống giải trí được mở rộng và kinh doanh
42
có lời do đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Những điều kiện thuận lợi trên đã giúp các doanh nghiệp và các cá nhân đầu tư vào lĩnh vực TM-DV đạt kết quả tốt, có đủ vốn trả nợ khi đến hạn, làm tăng DSTN ngắn hạn của ngân hàng trong giai đoạn này. Cho thấy ngành này đang có triển vọng phát triển rất cao trong thời gian tới nên ngành đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn do đó doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng lên.
DSTN ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 của ngành tăng mạnh và lớn hơn cả DSCV trong 6 tháng đầu năm, đạt 4.621 triệu đồng, tăng 55,37% so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy công tác thu hồi nợ tốt của cán bộ tín dụng, thu được các khoản dư nợ của năm trước, giúp ngân hàng giảm đi rủi ro về nợ xấu.
Các ngành khác
Nhìn chung DSTN ngắn hạn đối với các ngành khác có nhiều biến động tăng không ổn định qua 3 năm. Năm 2012 DSTN ngắn hạn của các ngành này đã tăng lên đạt 37.233 triệu đồng chiếm 9,09% trên tổng DSTN ngắn hạn, tăng 19.666 triệu đồng tương đương với mức tăng khá cao 111,94% so với năm 2011. Sang năm 2013 tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này đã giảm xuống chiếm 7,93% trên tổng DSTN ngắn hạn của ngân hàng, đạt 39.502 triệu đồng tức tương tăng 6,09% so với cùng kỳ năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, DSTN ngắn hạn của các ngành này đạt 23.099 triệu đồng, tăng 20,37% so với 6 tháng đầu năm 2013. DSTN ngắn hạn đối với các ngành liên tục là do trong những năm gần đây ngành thủy sản đang phát triển ổn định, người dân có kinh nghiệm nuôi trồng và cùng với điều kiện địa lý thuận lợi, trong tương lai ngành sẽ phát triển hơn nữa và ngành xây dựng hiện nay cũng đang được chú trọng đầu tư phát triển tại địa bàn huyện nên ngân hàng cần mở rộng cho vay với các ngành này, do đây là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai nên đầu tư vào hoạt động này để góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
4.2.2.3 Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt