Phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn theo chủ thể vay của ngân hàng gia

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 59)

ngân hàng giai đoạn 2011-6T/2014

Ngoài cách phân chia DSCV theo ngành kinh tế, còn có cách phân chia khác đó là theo chủ thể vay. Việc phân chia DSCV ngắn hạn như vậy giúp ngân hàng hiểu được đặc điểm từng đối tượng khách hàng cụ thể, xác định được khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng để phát triển. Qua cách phân chia này thì tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân cho vay theo chủ yếu 3 nhóm là: Doanh nghiệp (bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần); nhóm thứ 2 là hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh hoặc trồng trọt hay chăn nuôi...; nhóm thứ 3 là các cá nhân có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng.

49

4.2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn

Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng, thì DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn do nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp cũng như cho việc luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên. Đặc biệt là đa phần người dân trồng trọt, chăn nuôi ngắn hạn, cần vốn để sản xuất trong năm nhiều hơn là khoản vay trung và dài hạn. Chính vì thế, nhu cầu tín dụng ngắn hạn là rất lớn đối với hộ sản xuất. Mức độ tăng giảm DSCV ngắn hạn theo chủ thể vay từ 2011-6T/2014 của ngân hàng được thể hiện rõ trong bảng 4.8.

Doanh nghiệp

DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng DSCV ngắn hạn của ngân hàng, nhưng đây đang là chủ thể vay tiềm năng của ngân hàng. Qua bảng 4.8 ta thấy DSCV ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tăng liên tục qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2014. Bởi vì trong huyện phần lớn là các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ nên đối với các doanh nghiệp, ngân hàng đã hướng tới cho vay nhiều hơn, đây là lượng khách hàng tiềm năng rất lớn trong tương lai, và do qui mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để sản xuất nên cần nguồn tài trợ từ ngân hàng để phát triển sản xuất.

Năm 2011 DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp là 6.090 triệu đồng sang năm 2012 chỉ tiêu này có sự sụt giảm và chỉ đạt mức 5.720 triệu đồng, tương ứng giảm 6,07% về tốc độ so với năm trước. Trong năm 2012, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm là do kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi sức tiêu thụ hàng hóa tại thị trường xuất khẩu chính của nước ta như Mỹ, Châu Âu... giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, đã ảnh hưởng đến giá hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại địa bàn huyện. Hoạt động kinh doanh không hiệu quả, cùng với thị trường cạnh tranh gay gắt nên các doanh nghiệp nhỏ bị các doanh nghiệp lớn ở các huyện khác cạnh tranh, dẫn đến tình trạng không còn khả năng sản xuất nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và ngân hàng đã hạn chế cho vay nhiều đối với các doanh nghiệp này.

Trong năm 2103 DSCV ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng lên với tốc độ 25,87% tương đương mức tăng 1.480 triệu đồng so với năm 2012, đạt 7.200 triệu đồng. Do trong năm 2013 với nhiều chính sách của Nhà nước trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm 2010 -2015 nên một số doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất ưu đãi và nền kinh tế năm 2013 có xu hướng phục hồi lại nên các doanh nghiệp tranh thủ trả nợ cho ngân

50

Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo chủ thể vay giai đoạn 2011-6T/2014

Đvt: Triệu đồng

Chủ thể vay Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp 6.090 5.720 7.200 3.850 7.462 (370) (6,07) 1.480 25,87 3.612 93,82 Hộ sản xuất 422.520 482.257 566.292 226.357 251.958 59.737 14,14 84.035 17,43 25.601 11,31 Cá nhân 3.504 3.354 4.761 2.067 3.551 (150) (4,28) 1.407 41,95 1.484 71,79 Tổng cộng 432.114 491.331 578.253 232.274 262.971 59.217 13,70 86.922 17,69 30.697 13,21

51

hàng để nếu theo chìu hướng kinh tế tốt lên sẽ dễ dàng vay vốn để mở rộng kinh doanh.

Ngày 18/03/2014, ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn, với lãi suất cho vay tối đa 8%/năm, phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nên đến 6 tháng đầu năm 2014, DSCV ngắn hạn của doanh nghiệp đạt 7.462 triệu đồng tăng 93,82% so với cùng kỳ năm trước.

Hộ sản xuất

Các chủ thể hộ sản xuất của ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân với ngành sản xuất nông nghiệp là chính, là những khách hàng truyền thống và có mối quan hệ thường xuyên với ngân hàng. Nhìn chung, DSCV ngắn hạn của kinh tế cá thể lại có xu hướng tăng lên. Mặc dù mức cho vay ngắn hạn cho từng khách hàng là không lớn nhưng do lượng khách này đông nên xét về tổng thể DSCV ngắn hạn của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn từ 90% đến gần 98% trong giai đoạn 2011-6T/2014 này. Năm 2011 DSCV ngắn hạn đối với nhóm này là 422.520 triệu đồng, đến năm 2012 tăng 59.587 triệu đồng so với năm 2011 nên DSCV ngắn hạn là 482.257 triệu đồng. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay năm 2012 bắt đầu giảm, Chính Phủ và NHNN đặt trần lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 9%/năm, ngân hàng chủ động mở các gói ưu đãi lãi suất đối với các ngành nông nghiệp, thuỷ hải sản và xây dựng. Nhờ đó mặc dù kinh tế vẫn chưa có nhiều khởi sắc nhưng người dân đặc biệt là nông dân cần vốn để tái sản xuất, doanh nghiệp cũng cần vốn để sản xuất nên nhu cầu vốn tăng. Đồng thời năm 2012 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 22/2012/TT-NHNN hướng dẫn thức hiện quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn với lãi suất hỗ trợ để đầu tư máy móc, thiết bị, hạn chế tổn thất sau thu hoạch nông sản.

DSCV ngắn hạn năm 2013 tiếp tục tăng, do trong năm 2013 ngân hàng thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ-TTg và quyết định 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ đặc biệt hỗ trợ cho cá thể - hộ sản xuất nhằm giúp khách hàng bớt chi phí, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh trạnh và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trên thị trường, có điều kiện tái sản xuất, giúp nông dân yên tâm sản xuất. Do đó DSCV ngắn hạn năm 2013 đạt 566.292 triệu đồng tăng 17,43% so với năm 2012.

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, Agribank sẽ triển khai lãi suất cho vay mới theo mặt bằng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn,

52

xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ... là 8%/năm. Do với mức lãi suất thấp hộ nông dân dễ tiếp cận nguồn vốn vay, dẫn đến DSCV ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 11,31% so với cùng kỳ năm trước, đạt 251.958 triệu đồng.

Cá nhân

Ngoài nhu cầu vay vốn các chủ thể trên còn một bộ phận khách hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong DSCV ngắn hạn là cho vay tiêu dùng cá nhân. DSCV ngắn hạn của chủ thể này tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2012 DSCV ngắn hạn đạt 3.354 triệu đồng giảm 4,28% so với năm 2011, do nền kinh tế trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn, lạm phát và giá cả tăng cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, ngân hàng ưu tiên cho vay vốn đối với chủ thể sản xuất kinh doanh hơn so với lĩnh vực phi sản xuất để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn, vì vậy DSCV ngắn hạn của chủ thể này giảm xuống.

Đến năm 2013 tăng 41,95% so với năm 2012, đạt 4.761 triệu đồng và 6 tháng đều năm 2014 tăng mạnh với mức 71,79% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.551 triệu đồng. Do trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế dần ổn định, người dân cải thiện được thu nhập nên có nhu cầu về nhà ở, mua sắm xe, thiết bị cho gia đình,… dẫn đến DSCV ngắn hạn của chủ thể này gia tăng.

Qua phần phân tích ta thấy tỷ trọng DSCV ngắn hạn của doanh nghiệp và cá nhân chiếm không cao, ngân hàng tập trung cho vay các hộ sản xuất vì vậy ngân hàng cần phải xem xét chú trọng việc đầu tư vào chủ thể này một cách hợp lý để đạt kết quả cao trong quá trình kinh doanh mang lại lợi nhuận cho mình.

4.2.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Nhìn chung, DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân có sự biến động qua các năm. Tuy nhiên sự biến động không giống nhau, DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp tăng giảm không ổn định, còn DSTN ngắn hạn của hộ sản xuất và cá nhân thì tăng dần qua các năm. DSTN ngắn hạn theo chủ thể vay của ngân hàng được trình bày cụ thể qua bảng 4.9.

Doanh nghiệp

Năm 2011 DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp là 7.160 triệu đồng, đến năm 2012 giảm 24,45% so với năm 2011, đạt 5.409 triệu đồng. Nguyên nhân là trong năm 2012 sự suy giảm của DSCV ngắn hạn đối với nhóm ngành này; đồng thời các doanh nghiệp ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới, giá cả đầu vào của nguyên nhiên liệu tăng cao, khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa

53

làm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp khó khăn không thể đúng thời hạn trả nợ nên đã đưa đến tình trạng suy giảm DSTN ngắn hạn của nhóm doanh nghiệp trong năm.

Trong năm 2013 nền kinh tế đã dần ổn định lại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đã làm tình hình kinh doanh có hiệu quả dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng được đảm bảo. Một số khoản nợ gia hạn năm trước cũng thu hồi được đã làm DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 45,31% so với năm 2012, đạt mức 7.127 triệu đồng.

DSTN ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 của ngành tăng mạnh đạt 6.635 triệu đồng, tăng 159,08% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói rằng ngân hàng đã rất thành công trong việc thu hồi nợ đối với nhóm chủ thể này. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả nên có khả năng trả nợ đúng hạn, cùng với DSCV ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp tăng cao và với khả năng thu hồi nợ tốt của cán bộ ngân hàng dẫn đến DSTN ngắn hạn tăng mạnh.

Hộ sản xuất

Nhìn chung thì DSTN ngắn hạn của chủ thể vay này luôn tăng dần qua giai đoạn này và chiếm tỷ trọng khá cao luôn trên tổng DSTN ngắn hạn của ngân hàng.

Năm 2011 DSTN ngắn hạn của chủ thể này là 372.087 triệu đồng chiếm 97,39% trên tổng DSTN ngắn hạn của ngân hàng, sang năm 2012 DSTN ngắn hạn tăng 28.994 triệu đồng tương đương với tốc độ 7,79% so với năm trước đưa con số DSTN ngắn hạn của nhóm này đạt 401.081 triệu đồng. Do các hộ có kết quả sản xuất kinh doanh khả quan hơn, thu nhập ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện công tác thu hồi nợ đến hạn và nhờ vào công tác tìm kiếm, xét duyệt hồ sơ cho vay vốn của cán bộ tín dụng hợp lí, lựa chọn các hộ sản xuất có tình hình hoạt động tốt trong năm trước để cho vay.

Sang năm 2013 DSTN ngắn hạn của các chủ thể này lại tiếp tục tăng lên 85.740 triệu đồng, tăng 21,38% so với năm trước đưa DSTN ngắn hạn của nhóm này đạt 486.821 triệu đồng nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là do phần lớn khách hàng vay vốn kinh doanh là những khách hàng truyền thống có năng lực kinh doanh tương đối tốt, đồng thời nhằm gia tăng uy tín với ngân hàng để được hưởng những chính sách ưu đãi trong những hợp đồng vay vốn tiếp theo nên khách hàng tranh thủ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng với thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

54

Bảng 4.9 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo chủ thể vay giai đoạn 2011-6T/2014

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân)

Chủ thể vay Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp 7.160 5.409 7.127 2.561 6.635 (1.751) (24,45) 1.718 45,31 4.074 159,08 Hộ sản xuất 372.087 401.081 486.821 213.492 305.795 28.994 7,79 85.740 21,38 92.303 43,23 Cá nhân 2.810 2.919 4.341 1.734 2.945 109 3,88 1.422 48,72 1.211 69,84 Tổng cộng 382.057 409.409 498.289 217.787 315.375 27.352 7,16 88.880 21,71 97.561 44,79

55

DSTN ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 của hộ sản xuất tăng lên, đạt 305.795 triệu đồng, tăng 43,23% so với cùng kỳ năm trước. Do ngân hàng cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, thường chọn các hộ sản xuất có uy tín, có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể để đầu tư cho vay nên công tác thu nợ cũng dễ dàng hơn làm doanh số thu nợ tăng lên.

Cá nhân

DSTN ngắn hạn của cá nhân tăng đều qua giai đoạn này và chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng DSTN ngắn hạn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2012 đạt 2.919 triệu đồng tăng 3,88% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng 48,72% so với năm 2012 đạt 4.341 triệu đồng và đến 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng mạnh đạt 2.945 triệu đồng, tức tăng 69,84% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính do cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa, nền kinh tế dần ổn định làm cho thu nhập của cá nhân khá hơn nên DSTN ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng lên. Mặt khác, các khoản tiền vay này không nhiều, vay đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nên khách hàng muốn giữ uy tín để lần sau có thể vay một cách dễ dàng.

4.2.3.3 Dư nợ ngắn hạn

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình dư nợ ngắn hạn theo chủ thể vay của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân có nhiều biến động, đặc biệt là sự tăng trưởng ổn định của chủ thể hộ sản xuất. Sự biến động cụ thể của dư nợ ngắn hạn của các chủ thể vay sẽ được trình bày chi tiết qua bảng 4.10.

Doanh nghiệp

Dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đều tăng dần qua giai đoạn này, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Vào năm 2012 dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 16,90% so với năm 2011, đạt 2.151 triệu đồng và dư nợ ngắn hạn ở năm 2013 có xu hướng tiếp tục tăng lên 3,39% so với năm 2012, đạt 2.224 triệu đồng. Do trong giai đoạn này hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực, hai bên luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp, thường xuyên gặp gỡ trao đổi về các phương án kinh doanh cũng như là kế hoạch trả nợ nên làm cho dự nợ không ngừng tăng qua các năm. Cho thấy chủ thể vay này đang có triển vọng phát triển rất cao trong thời gian tới nên đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.

56

Dư nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 của doanh nghiệp đạt 2.785 triệu đồng, tăng 827 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức 42,24%. Tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, có thu nhập

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 59)