Lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 34)

Kinh tế - xã hội nước ta ở giai đoạn này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ chuyển đổi liên tục đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Tân nói riêng. Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở giai đoạn 2011-6T/2014 thì lợi nhuận giảm dần qua các năm và giảm mạnh ở năm 2013.

Cụ thể tổng lợi nhuận năm 2011 đạt 11.909 triệu đồng, sang năm 2012 giảm xuống đạt 10.328 triệu đồng, tức giảm 1.581 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,27% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng lợi nhuận của ngân hàng đạt 7.050 triệu đồng, giảm mạnh xuống 3.278 triệu đồng so với năm

24

2012. Do ngân hàng trong năm 2013 phải trả chi phí lớn cho việc sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục giảm mạnh tức giảm 74,74% so với cùng kỳ năm trước. Do trong những tháng đầu năm này ngân phải trả chi phí rất cao cho các khoản tiền gửi của khách hàng, trong khi các khoản thu từ cho vay không cao dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Qua đó cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi, do trong giai đoạn có nhiều biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên để hoạt động tốt trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các NHTM và tổ chức tài chính khác; Ngân hàng cần có sự phấn đấu hết mình của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên trong việc tìm kiếm thị trường tăng nhanh doanh thu, giảm thiểu chi phí tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.

25

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2011-6T/2014

4.1.1 Khái quát nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011 6T/2014 6T/2014

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng luôn đóng vai trò chủ đạo mang tính chất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải tạo cho nguồn vốn luôn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn của khách hàng, để đảm bảo vốn trong việc cho vay.

Cũng như các NHTM khác, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bình Tân phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế từ đó ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở chính. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động nên chi nhánh càng hạn chế được vốn điều chuyển càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2011-6T/2014 được trình bày trong bảng 4.1.

Qua số liệu ở bảng 4.1, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2011-6T/2014, ta thấy nguồn huy động vốn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn điều chuyển trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên sự biến động của cả hai nguồn vốn này tương đối ổn định qua các năm là nguồn vốn huy động chiếm khoảng trên 60% và nguồn vốn lưu chuyển chỉ chiếm khoảng gần 40% trên tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên tục tăng qua giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012 nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đạt 533.860 triệu đồng tăng 34.394 triệu đồng, tức tăng 6,89% so với năm 2011. Sang năm 2013 tình hình nguồn vốn hoạt động Chi nhánh tiếp tục được tăng lên mức 645.839 triệu đồng, tăng 20,98% tương ứng tăng 111.979 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng, tăng 19,77% so với cùng kỳ năm trước, đạt 652.422 triệu đồng. Nguyên nhân tổng nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng là do ngân

26

hàng đang thực hiện tốt công tác huy động vốn và ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Nguồn vốn huy động

Nhìn chung, vốn huy động của ngân hàng trong giai đoạn này luôn tăng cao, cụ thể: Năm 2012 vốn huy động tăng đến 20.844 triệu đồng lên con số 373.592 triệu đồng, tức là đã tăng 59,09% so với năm 2011. Do ngân hàng đã triển khai nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ hiện có, song song với việc tổ chức các chương trình khuyến mãi chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi với lợi ích thiết thực. Đến năm 2013, doanh số huy động vốn tăng 9.084 triệu đồng so với năm 2012, đạt 382.676 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2014 tình hình huy động diễn biến khả quan, tăng 33,63% so 6 tháng đầu năm 2013, đạt 465.354 triệu đồng.

Vốn huy động tăng qua các năm, cho thấy hoạt động huy động vốn và thu hút khách hàng đã được ngân hàng làm rất tốt. Nguyên nhân chính là do ngân hàng luôn chú trọng trong công tác huy động vốn ở địa phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh và đã từng bước tiếp cận với khách háng có nguồn vốn nhàn rỗi, khuyến khích người dân gởi tiền vào ngân hàng.

Nguồn vốn điều chuyển

Nhìn chung, nguồn vốn này qua các năm điều tăng, cụ thể: Năm 2012 vốn điều chuyển của ngân hàng tăng lên đạt 160.268 triệu đồng, tăng 13.550 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 vốn điều chuyển đã tăng mạnh 263.163 triệu đồng tương ứng tăng 64,20% so với năm 2012, ngân hàng vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn điểu chuyển. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng nên nguồn vốn do cấp trên điều chuyển xuống cho ngân hàng cũng tăng theo.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 nguồn điều chuyển có xu hướng giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 187.068 triệu đồng. Do thực hiện tốt công tác huy động nên nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao, đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn vay của khách hàng. Đây là dấu hiệu khả quan, ngân hàng cần duy trì kết quả trên ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ hơn nhằm huy động được nhiều nguồn vốn hơn và hạn chế sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để giảm chi phí cho ngân hàng.

27 Bảng 4.1 Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2011-6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 352.748 373.592 382.676 348.251 465.354 20.844 59,09 9.084 2,43 117.103 33,63 Vốn điều chuyển 146.718 160.268 263.163 196.481 187.068 13.550 9,23 102.895 64,20 (9.413) (4,79) Tổng cộng 499.466 533.860 645.839 544.732 652.422 34.394 6,89 111.979 20,98 107.690 19,77

28

4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2011-6T/2014 2011-6T/2014

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng sẽ không có đủ nguồn vốn thực hiện các hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và từ đó thì có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Nhận thức được tính quan trọng đó, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân luôn đặt công tác huy động vốn lên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện Bình Tân nói riêng cũng như của tỉnh Vĩnh Long nói riêng, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Kết quả huy động vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện trong bảng 4.2.

Qua số liệu ở bảng 4.2, ta thấy tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân có chiều hướng ngày càng tăng qua các năm và trong tổng nguồn vốn huy động được thì tiền gửi của dân cư chiếm ưu thế nhất, chiếm tỷ trọng rất cao với mức tăng liên tục qua các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Tiền gửi của dân cư

Tiền gửi dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, mục đích của loại tiền gửi này của khách hàng là nhằm mục đích sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình.

Trong những năm qua nguồn vốn huy động này tăng khá nhanh. Năm 2011 nguồn vốn thu được từ tiền gửi tiết kiệm là 280.405 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 19.540 triệu đồng so với năm 2011 và đạt 299.945 triệu đồng. Năm 2012, NHNN nhiều đợt điều chỉnh giảm lãi suất, lãi suất của tiền gửi đã giảm từ 14% từ đầu năm 2012 xuống còn 8%/năm vào ngày 24/12/2012, nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng cao. Cũng một phần là trong tình hình hiện nay kinh tế xã hội có quá nhiều biến động tạo cho khách hành cảm giác không an toàn trong đầu tư thì việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn là lựa chọn an toàn cho mình. Do khách hàng ngày càng hiểu rõ hơn lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng, một mặt có thể an toàn, một mặt tiết kiệm trong chi tiêu và được hưởng lãi suất cao hơn.

Đến năm 2013 đạt 330.570 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 30.625 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,21%. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng 31,71% so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 392.742 triệu đồng. Do từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014, ngân hàng cũng áp dụng chính sách lãi

29

suất linh hoạt, phù hợp trong từng giai đoạn, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm huy động vốn mới như tiết kiệm rút gốc từng phần, tiền gửi trực tuyến, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Trong nguồn vốn huy động từ TGTK thì hình thức gửi có kỳ hạn luôn chiếm phần lớn hơn rất nhiều so với hình thức không kỳ hạn, bởi vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Thấy rõ qua giai đoạn này thì loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm trên 85% trong tiền gửi tiết kiệm. Một ưu điểm nổi trội của nguồn vốn huy động có kỳ hạn là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này so với nguồn vốn huy động không có thời hạn. Vì thế ngân hàng luôn cố gắn thu hút càng nhiều nguồn vốn này thì càng tốt.

b )Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Chủ yếu là tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán) của các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng nhằm mục đích để thanh toán, chi trả. Đây là nguồn vốn huy động ngân hàng có thể sử dụng với chi phí rất thấp, vì đặc thù của loại tiền gửi này là ngân hàng có thể bị rút tiền bất cứ lúc nào khách hàng muốn. Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và mức huy động trong lĩnh vực này biến động tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2012, ngân hàng huy động được 73.647 triệu đồng, tăng 1.304 triệu đồng tức tăng 1,80% so với mức của năm 2011 là 72.343 triệu đồng. Ngân hàng luôn chú trọng trong việc mở rộng dịch vụ tiện ích và các ưu đãi nhằm góp phần tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng.

Tuy nhiên, đến năm 2013 đã giảm xuống 29,24% tương ứng giảm 21.541 triệu đồng so với năm 2012, đạt mức 52.106 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng giảm, điều này đòi hỏi ngân hàng phải có thêm các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh mở tài khoản tại các ngân hàng, làm sao để họ thấy được những tiện ích mà dịch vụ này mang lại.

Sang 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn này đã tăng lên đạt 72.612 triệu đồng tăng 15,16% so với 6 tháng đầu năm 2013. Hoạt động huy động vốn và thu hút khách hàng đã được ngân hàng làm rất tốt, nguồn vốn này đang ngày càng được mở rộng, điều này cho thấy với sự uy tín, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, thái độ phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp đã giúp ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với các TCKT, thu hút nguồn vốn giá rẻ từ các TCKT trên địa bàn.

30 Bảng 4.2 Kết quả huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2011-6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi của

TCKT 72.343 73.647 52.106 63.055 72.612 1.304 1,80 (21.541) (29,24) 9.557 15,16

Tiền gửi dân

280.405 299.945 330.570 285.196 392.742 19.540 6,97 30.625 10,21 107.546 31,71

Không kỳ hạn 43.229 31.067 51.340 38.832 62.941 (12.162) (28,13) 20.273 65,25 24.109 62,08

Có kỳ hạn 237.176 268.878 279.230 246.364 329.801 31.702 13,37 10.352 3,85 83.437 33,87

Tổng cộng 352.748 373.592 382.676 348.251 465.354 20.844 59,09 9.084 2,43 117.103 33,63

31

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

4.2.1 Phân tích chung thực trạng tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011-6T/2014 2011-6T/2014

Tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng chứa nhiều rủi ro. Do đó, hiệu quả hoạt động tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay qua bốn chỉ tiêu chủ yếu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu có thể đánh giá qui mô tín dụng của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ cũng như chất luợng tín dụng của ngân hàng. Kết quả tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân giai đoạn 2011-6T/2014 được trình bày trong bảng 4.3.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua DSCV có thể biết được thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Từ bảng số liệu có thể thấy rõ DSCV của chi nhánh liên tục tăng qua ba năm.

Năm 2011 DSCV đạt 462.681 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên đạt 521.161 triệu đồng tương ứng tăng 12,64% so với năm 2011. Do trong năm 2012, ngân hàng tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 13/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cụ thể các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; sản xuất; xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ gia đình) là 13%/năm. Với sự hỗ trợ lãi suất này đã góp phần làm tăng DSCV trong năm 2012.

Năm 2013 danh số này tiếp tục tăng 99.265 triệu đồng so với năm 2012, đạt 620.426 triệu đồng. DSCV trong năm 2013 là do NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các đối

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 34)