GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 28)

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG LONG

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân là chi nhánh loại 3 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được chia tách từ NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Minh từ ngày 01/07/2008.

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân được đặt trụ sở tại: Tổ 1- ấp Tân Thuận - xã Tân Quới - huyện Bình Tân - T.Vĩnh Long.

- Có hai phòng giao dịch: Mỹ Thuận – Tân Lược. - Điện thoại : 0703760450 _ Fax: 0703766284.

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long, đồng thời chịu sự lãnh đạo của huyện ủy, UBND huyện về mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế địa phương. Tuy chỉ mới được thành lập khi chia tách huyện, song NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bình Tân đã góp phần thay đổi nền kinh tế của huyện, ngân hàng luôn đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng. Hàng năm, nguồn vốn ngân hàng cung ứng cho khách hàng không nhỏ cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn. Điều này đã góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn tại địa phương tạo điều kiện cho người dân tiến hành hoạt động sản xuất và nâng cao thu nhập. Về mạng lưới chi nhánh của ngân hàng đã phủ đều trong toàn huyện giúp cho khách hàng thuận tiện khi giao dịch, ít tốn kém thời gian và chi phí. Đồng thời, ngân hàng có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm - trình độ chuyên môn cao và có quan hệ tốt với khách hàng. Nhờ đó, những năm vừa qua ngân hàng đã tạo uy tín, niềm tin đối với khách hàng và sự lựa chọn đáng tin cậy cho khách hàng trong các giao dịch của ngân hàng.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận

3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân có cơ cấu tổ chức như được trình bày ở hình 3.1.

18

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh )

3.2.3.2 Chức năng của từng bộ phận

(1) Ban Giám Đốc: Gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc:

Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, quyết định toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng, tiếp cận các chỉ thị của ngân hàng cấp trên và sau đó phố biến lại cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, ký duyệt hợp đồng tín dụng và chịu trách nhiệm cho vay.

Phó giám đốc: Gồm một Phó giám đốc tài chính và một Phó giám đốc Kế toán - Kho quỹ, cả hai chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nhiệm vụ và giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình và báo cáo kết quả thực hiện lên Giám đốc.

(2) Phòng giao dịch

Ngân hàng có hai phòng giao dịch: PGD Tân Lược và PGD Mỹ Thuận. Các giao dịch này có nhiệm vụ nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ, phục vụ khách hàng ở địa bàn đó.

PGĐ Tín dụng PGĐ Kế toán- Kho quỹ

Kiểm tra viên

Phòng Hành Chính – Bảo vệ PGD Tân Lược PGD Mỹ Thuận Giám đốc Phòng tín dụng Phòng kế toán kho quỹ tổng hợp

19

(3) Kiểm tra viên

Phụ trách kiểm tra, kiểm soát tình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo, tình hình thu, chi tài chính trong đơn vị và giải quyết đơn thư liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

(4) Phòng tín dụng ( Phòng kinh doanh)

Gồm trưởng phòng, phó phòng và cán bộ tín dụng. Đây là phòng quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, phòng có những chức năng- nhiệm vụ sau :

Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế. Đây là hoạt động luôn được coi là vị trí hàng đầu.

Tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin số liệu đề xuất chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư mang tính khả thi, hiệu quả.

Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn đầu tư tối ưu nhất.

Đề ra các biện pháp an toàn và tổ chức thực hiện để phòng ngừa rủi ro tín dụng, xử lý nợ và thu hồi lại vốn.

(5) Phòng kế toán – Ngân quỹ Bộ phận Kế toán :

Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người được ủy quyền.

Tham gia giải toán, thanh toán tiền gửi trong và ngoài nước.

Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày và tổng hợp, xử lý, lưu trữ các thông tin tại ngân hàng.

Tổ chức hướng dẫn thực hiện và triển khai công tác hạch toán, kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và đơn vị trực thuộc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Bộ phận Ngân quỹ:

Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày.

Quản lý an toàn ngân quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, chi, vận chuyển tiền nhằm đưa ra lưu thông.

20

Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt, kiểm đếm, quản lý ngân quỹ và các giấy tờ có giá, thế chấp.

Hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân quỹ.

Lưu trữ các chứng từ sổ sách về hoạt động ngân quỹ theo quy định.

(6) Phòng hành chính – Bảo vệ

Có chức năng phân phối tiền lương, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan và của khách hàng.

3.2.4 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân hoạt động trong các lĩnh vực chính sau:

Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của khách hàng, dưới các hình thức: nhận tiền gửi, phát hành các loại thẻ (ATM, thẻ thanh toán…), phát hành các loại giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,…).

Hoạt động tín dụng: Là việc cấp tín dụng lại cho nền kinh tế gồm: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay nông thôn; cho vay trả góp và một số loại cho vay khác.

Các dịch vụ khác:

- Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế thông qua các công cụ: séc, ủy nhiệm chi, thẻ Ngân hàng và chuyển tiền qua thẻ…

- Dịch vụ chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh.

- Dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ ngân quỹ (thu chi hộ, kiểm đếm hộ,…).

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011- NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011- 6T/2014

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mục tiêu chính của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, lợi nhuận càng cao thì thể hiện quá trình hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả. Vì vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân để thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân trong giai đoạn 2011-6T/2014 được trình bày ở bảng 3.1.

21

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2011-6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Bình Tân)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

So sánh 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng thu nhập 50.176 53.829 51.077 27.886 23.291 3.653 7,28 (2.752) (5,11) (4.595) (16,48) Từ lãi 49.014 51.472 49.294 27.319 23.151 2.458 5,01 (2.178) (4,23) (4.168) (15,26) Ngoài lãi 1.162 2.357 1.783 567 140 1.195 102,84 (547) (24,35) (427) (75,31) 2. Tổng chi phí 38.258 43.501 43.957 21.118 21.582 5.243 13,70 456 1,05 464 2,20 Từ lãi 32.076 35.785 37.495 17.314 17.691 3.682 11,48 1.714 4,79 377 2,18 Ngoài lãi 6.182 7.716 6.462 3.804 3.891 1.534 24,81 (1,254) (16,25) 807 26,17 3. LNTT 11.909 10.328 7.050 6.768 1.709 (1.581) (13,27) (3.278) (1,27) (5.059) (74,74)

22

3.2.1 Doanh thu

Thu nhập là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của ngân hàng, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế xã hội, có doanh thu chứng tỏ ngân hàng đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp với yêu cầu xã hội và được xã hội công nhận.

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy doanh thu của ngân hàng qua các năm có sự biến động theo chiều hướng khác nhau. Doanh thu năm 2012 đạt 53.829 triệu đồng tăng 7,28% so với năm 2011, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang phát triển. Do Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và từng bước đẩy lùi lạm phát, cùng với việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 2506/2012/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng ngày 24/04/2012 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân; ngày 11/07/2012 ngân hàng hạ các mức lãi suất cũ về mức tối đa là 15%/năm nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giúp cho doanh thu của ngân hàng được cải thiện.

Tuy nhiên đến năm 2013 thì doanh thu của ngân hàng giảm 5,11% so với năm 2012 và đạt 51.077 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy giảm trần lãi suất huy động bằng VND không còn nhiều, vì vậy mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm cuối 2012 xuống 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm). Với mức lãi suất thấp khách hàng không có mức lãi cao từ việc gửi tiền nên họ chọn đầu tư về nơi khác, khó khăn trong công tác huy động vốn đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu của ngân hàng tiếp tục giảm tức giảm 16,48% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, thu từ nguồn lãi cho vay vẫn là nguồn thu chủ yếu và gần như chiếm toàn bộ thu nhập trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong các khoản thu của ngân hàng thì thu từ lãi chiếm hơn 90% tổng thu nhập, cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt hoạt động tín dụng về số lượng lẫn cả chất lượng. Điều này khẳng định hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho ngân hàng.

23

3.2.2 Chi phí

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh nào muốn tạo ra nguồn thu cho mình thì cần phải tốn chi phí, ngân hàng cũng vậy. Chi phí hoạt động của ngân hàng gắn liền với chi phí huy động vốn để cho vay. Cụ thể năm 2011 tổng chi phí là 38.258 triệu đồng, đến năm 2012 tổng chi phí là 43.501 triệu đồng tương ứng tăng 13,70% so với năm 2011, sang năm 2013 tăng 1,05% so với năm 2012 đạt 43.957 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, chi phí của ngân hàng lại tiếp tục tăng lên, với mức 2,20% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung việc tăng lên liên tục của chi phí trả lãi qua các năm là lẽ đương nhiên vì nó biến động theo doanh số huy động vốn. Trong đó chi phí chi trả lãi là chủ yếu (chiếm khoảng trên 80%) tổng chi phí toàn chi nhánh, còn chi ngoài lãi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Một phần là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng cùng địa bàn làm cho ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, một phần là bởi kinh tế trong huyện đang có nhu cầu vốn khá lớn để mở rộng hoạt động kinh doanh nên ngân hàng phải huy động vốn nhiều, trả lãi nhiều hơn. Nhưng với ngân hàng cũng phải đặc biệt lưu ý và chú trọng quản lý khoản chi phí này đừng để chi phí tăng mà hoạt động không có hiệu quả.

Bên cạnh việc tăng lên của chi phí trả lãi đồng thời kéo theo chi phí ngoài lãi (chi lương, chi quản lý, chi về tài sản,…) tăng theo. Mà nguyên nhân là do trong giai đoạn này, ngân hàng còn chi nhiều cho mua sắm thêm một số trang thiết bị, bổ sung tài sản cố định, và một số chi phí khác để đảm bảo một môi trường làm việc hiện đại và hiệu quả, chi phí bồi dưỡng cán bộ nhân viên làm cho chi phí này cao hơn góp phần thúc đẩy kinh doanh đã dần đi vào ổn định và hoạt động hiệu quả như ngày nay.

3.2.3 Lợi nhuận

Kinh tế - xã hội nước ta ở giai đoạn này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ chuyển đổi liên tục đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Tân nói riêng. Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở giai đoạn 2011-6T/2014 thì lợi nhuận giảm dần qua các năm và giảm mạnh ở năm 2013.

Cụ thể tổng lợi nhuận năm 2011 đạt 11.909 triệu đồng, sang năm 2012 giảm xuống đạt 10.328 triệu đồng, tức giảm 1.581 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,27% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng lợi nhuận của ngân hàng đạt 7.050 triệu đồng, giảm mạnh xuống 3.278 triệu đồng so với năm

24

2012. Do ngân hàng trong năm 2013 phải trả chi phí lớn cho việc sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục giảm mạnh tức giảm 74,74% so với cùng kỳ năm trước. Do trong những tháng đầu năm này ngân phải trả chi phí rất cao cho các khoản tiền gửi của khách hàng, trong khi các khoản thu từ cho vay không cao dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Qua đó cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi, do trong giai đoạn có nhiều biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên để hoạt động tốt trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các NHTM và tổ chức tài chính khác; Ngân hàng cần có sự phấn đấu hết mình của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên trong việc tìm kiếm thị trường tăng nhanh doanh thu, giảm thiểu chi phí tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.

25

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2011-6T/2014

4.1.1 Khái quát nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011 6T/2014 6T/2014

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng luôn đóng vai trò chủ đạo mang tính chất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải tạo cho nguồn vốn luôn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn của khách hàng, để đảm bảo vốn trong việc cho vay.

Cũng như các NHTM khác, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bình Tân phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)