Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 55)

Tình hình tài chính của ngân hàng phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Căn cứ vào số liệu tình hình hoạt động thực tế ta được bảng số liệu sau:

Bảng 4.11: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp từ 2011 đến 6 tháng đầu 2014.

(Nguồn: Số liệu tổng hợp)

(1) ROA

Khả năng sinh lời của ngân hàng được phản ánh qua chỉ tiêu ROA, với NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp thì mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên địa bàn. Nhìn chung tỷ lệ này là khá cao chứng tỏ đã nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn được đảm bảo. Năm 2012 bình quân cứ 1 đồng tài sản tạo ra được 0,031 đồng lợi nhuận ròng sang năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 0,027 đồng. Nguyên nhân là do tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nửa đến công tác tín dụng cũng như kiểm soát các chi phí phát sinh, gia tăng lợi nhuận, giúp chỉ tiêu này ngày càng cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

(2) Lợi nhuận /Tổng tài sản sinh lời

Xét về mặt tài chính thì chỉ tiêu này phản ánh chính xác hiệu quả sử dụng vốn, bởi vì tài sản của ngân hàng không phải khoản mục nào cũng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bình quân năm 2011 thì 1 đồng tài sản sinh lời tạo ra 0,027 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 con số này tăng lên 0,035 đồng và giảm nhẹ vào năm 2013 còn 0,03 đồng. Nguyên nhân là do tổng tài sản sinh lời trong năm tăng lên trong khi lợi nhuận năm 2013 lại giảm xuống. Tiếp tục đà giảm của lợi nhuận nên 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này lại sụt giảm. Trong thời gian qua hoạt động của ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt khi xuất hiện ngày càng nhiều TCTD hoạt động trên địa bàn làm cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm là điều không thể tránh khỏi.

(3) Lợi nhuận /Doanh thu

Chỉ tiêu này tăng liên tục qua 3 năm cụ thể như sau: năm 2011 là 14,4% sang năm 2012 là 22,3% nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do trong năm 2012 hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều thuận lợi khiến cho lợi nhuận đạt mức khá cao so với năm 2011. Sang năm 2013 tỷ số lợi nhuận trên

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014

Thu nhập Triệu đồng 126.712 137.447 126.291 64.611 56.530

Chi phí Triệu đồng 108.430 109.049 98.818 48.796 44.232

Lợi nhuận Triệu đồng 18.282 28.398 28.103 15.815 12.298

Tổng TS Triệu đồng 759.733 906.001 1.057.162 971.372 980.659

Tổng TS sinh lời Triệu đồng 686.238 802.554 950.159 784.548 925.113

ROA % 2,4 3,1 2,7 1,6 1,3

LN/TTS sinh lời % 2,7 3,5 3 2 1,3

LN/DT % 14,4 20,7 22,3 24,5 21,8

CP/TN lần 0,86 0,79 0,78 1 0,78

doanh thu là 17,4%. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 thì tỷ số này có phần giảm nhẹ còn 21,8% lý do là vì cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn này cùng giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu.

(4) Tổng chi phí/ Tổng thu nhập

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Con số này có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn và luôn nhỏ hơn 1, đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên do nguồn vốn huy động còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nên chi phí còn khá cao ngân hàng cần gia tăng nguồn vồn huy động tại chỗ để góp phần hạ thấp chi phí, gia tăng lợi nhuận.

(5) Tổng chi phí/ tổng tài sản

Qua giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này khá thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tổng chi phí trên tổng tài sản là 0,14 tức là 100 đồng tài sản phải bỏ ra 14 đồng chi phí. Năm 2012 chỉ số này giảm còn 0,12 và tiếp tục giảm vào năm 2013 còn 0,09 đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ngân hàng quản lý khá tốt chi phí của mình trong kinh doanh. Ngân hàng cần có những chính sách thích hợp hơn nửa để nâng cao lợi nhuận trong tương lai.

Nhìn chung tình hình tài chính của ngân hàng khá ổn định, hiệu quả sử dụng vốn tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Hoạt động tín dụng đạt hiệu quả chưa cao, chịu sức ép cạnh tranh từ môi trường xung quanh. Do đó ngân hàng cần phải nổ lực nhiều hơn nửa để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 55)