Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 46)

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi được từ các khoản giải ngân trong một khoản thời gian nhất định. Việc thu hồi nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, là nhiệm vụ hàng đầu giúp ngân hàng đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn, có đủ vốn để tái đầu tư. Cho nên doanh số cho vay là điều kiện cần và doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động ngân hàng được duy trì và phát triển.

Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tục qua 2 năm đây là thành công rất lớn của ngân hàng. Năm 2012 so với năm 2011 tổng doanh số thu nợ tăng 129.666 triệu đồng. Năm 2013 tình hình tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực, doanh số thu nợ tiếp tục tục đạt mức 1.537.245 triệu đồng tăng 31.6% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 doanh số thu nợ tăng 53.660 triệu đồng tương đương tăng 6,7% đạt mức 849.514 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu khả quan trong công tác thu hồi nợ, bên cạnh việc thu hồi những món nợ cũ ngân hàng đã tích cực hơn trong công tác thu nợ làm tăng doanh thu cho đơn vị, đảm bao đồng vốn được sử dụng hiệu quả. Quyết định thẩm định khách hàng rất kỹ trước khi tiến hành phát vay nên ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng dễ dàng hơn.

Doanh số thu nợ phân theo thời hạn của ngân hàng bao gồm: ngắn hạn, trung và dài hạn

Hình 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn giai đoạn 2011- 6 tháng đầu 2014

Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn cao hơn trung và dài hạn. Qua biểu đồ trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm biến động tăng theo doanh số cho vay. Năm 2011 đạt 990.964 triệu đồng và sang năm 2012 tăng lên 1.120.027 triệu đồng với tốc độ tăng 13% nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất, doanh nghiệp mua bán trong thời gian này có nhiều thuận lợi nên trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn. Sang năm 2013 ngân hàng phát vay cho khoản vay ngắn hạn 1.611.396 triệu đồng thu nợ được 1.501.680 triệu đồng tỷ lệ thu nợ đạt trên 93%, tỷ lệ thu nợ có thể đạt được như thế là do ngân hàng thực hiện tốt công tác thẩm định và thu hồi nợ tồn đọng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là 831.021 triệu đồng tăng 52.341 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 doanh số cho vay giảm nên doanh số thu nợ chỉ tăng ở mức tương đối 6,7%. Nhìn chung tình hình thu nợ ngắn hạn được ngân hàng thực hiện khá tốt trong giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn: chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Tình hình doanh số thu nợ trung hạn biến động theo chiều hướng giảm. Năm 2012 so với năm 2011 doanh số thu nợ trung-dài hạn tăng 603 triệu đồng đạt mức 47.790 triệu đồng là năm cao nhất trong các năm. Đạt được kết quả như thế là nhờ vào sự nổ lực của các nhân viên tín dụng không ngừng đôn đốc khách hàng trả nợ, làm tốt công tác thẩm định kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên năm 2013 doanh số thu nợ giảm mạnh chỉ còn 35.565 triệu đồng, nguyên nhân là do trong thời gian qua ngân hàng giảm cho vay trung và dài hạn kéo theo việc doanh số thu nợ trung-dài hạn giảm. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ tăng so với cùng kỳ năm 2013 lý do là vì những khoản vay trung-dài hạn ở năm trước đã đến hạn trong giai đoạn này làm cho doanh số thu nợ tăng lên

4.3.2.1.3 Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T đầu 2013 6T đầu 2014

T ri ệu đ ồn g Ngắn hạn Trung-dài hạn

0 200000 400000 600000 800000 1000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T đầu 2013 6T đầu 2014

T ri ệu đ ồng ngắn hạn trung - dài hạn tín dụng của ngân hàng, đồng thời thấy được tiềm năng trong tương lai về hiệu quả sử dụng vốn. Dư nợ tín dụng là phần tài sản sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hiệp đây là phần tài sản lớn chiểm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Hình 4.6: Dư nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hiệp

Tín dụng ngắn hạn luôn chiểm tỷ trong cao trong tổng dư nợ vì đặc thù nền kinh tế huyện là nông nghiệp các khoản vay thực hiện theo mùa vụ, nhìn vào hình vẽ ta thấy cơ cấu dư nợ tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể như sau:

Dư nợ ngắn hạn: năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 693.858 triệu đồng sang năm 2012 tăng 132.465 triệu đồng tương đương tăng 19,1%. Sang năm 2013 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng đạt mức 945.264 triệu đồng tăng 14,4% so với năm 2012 điều này được lý giải là vì doanh số cho vay trong giai đoạn này tăng cao khiến dư nợ tăng qua các năm. 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ ngắn hạn giảm nhẹ mức 4.823 triệu đồng so với 6 tháng đầu 2013, nguyên nhân là do doanh số cho vay giảm trong khi ngân hàng thực hiện khá tốt công tác thu hồi nợ đảm bảo khách hàng trả nợ đúng thời hạn.

Dư nợ trung-dài hạn Tuy doanh số cho vay trung - dài hạn giảm dần qua các năm nhưng tình hình dư nợ trung – dài hạn có xu hướng tăng dần. Năm 2012 so với năm 2011 dư nợ tăng 21.857 triệu đồng lên mức 53.392 triệu đồng nguyên nhân làm cho dư nợ tăng là vì doanh số cho vay trung-dài hạn trong giai đoạn này tăng cao hơn doanh số thu nợ. Sang năm 2013 dư nợ trung – dài hạn tiếp tục tăng với 2012 tăng 56,8%. Đến đầu năm 2014 doanh số cho vay trung – dài hạn giảm đồng thời ngân hàng tăng cường đôn đốc khách hàng vay trung – dài hạn trả nợ nên dư nợ trung – dài hạn giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2013.

4.3.2.3 Phân tích tình hình nợ xấu

Nợ xấu chính là khoản tiền khách hàng chưa thanh toán khi đáo hạn và không làm thủ tục gia hạn hoặc không được ngân hàng chấp nhận cho gia hạn, là những khoản nợ thuộc nhóm 3 ( nợ dưới chuẩn), nhóm 4 ( nợ nghi ngờ), nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn).

Nợ xấu luôn là điều đáng quan tâm của bất kỳ ngân hàng nào, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan việc phát sinh nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng. Tình hình nợ xấu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, vì thế phân tích nợ xấu giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ, để có biện pháp thay đổi trong tương lai nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng.

4.3.2.2.1 Phân tích nợ xấu theo thời hạn

Bảng 4.7: Nợ xấu theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hiệp từ 2011 đến 6 tháng đầu 2014

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014

Nợ xấu 154 1.430 1.581 1.655 12.256

Ngắn hạn 154 1.430 1.581 1.655 12.256

Trung- dài hạn - - - - -

(Nguồn: Phòng KHKD- NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hiệp)

Tình hình nợ xấu khá phức tạp, lúc tăng lúc giảm không theo một chiều nhất định, trong đó nợ xấu luôn tập trung vào các khoản vay ngắn hạn do đặc thù kinh tế huyện Tân Hiệp là nông nghiệp. Nợ xấu tăng là do năm 2013 giá cả vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao làm cho chi phí đầu vào tăng, trong khi sản lượng thu hoạch không đổi. Thêm vào đó ý thức trả nợ đúng hạn của người dân còn chưa tốt, cán bộ tín dụng nhắc nhở thì họ mới thanh toán cho ngân hàng. Thế nên thấy được tình hình này, NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hiệp đã tăng cường công tác thẩm định cũng như xử lý nợ đối với khách hàng của mình. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng cao lên mức 12.256 triệu đồng trong khi đó cùng kỳ năm 2013 chỉ có 1.655 triệu đồng. Nợ xấu tăng một phần là do áp dụng qui định phân loại nợ của NHNN (Thông tư 02/2013/TT-NHNN), một phần là do trong thời gian này tình hình kinh tế có những chuyển biến tiêu cực, giá nông sản thấp, chi phí sản xuất gia tăng khiến lợi nhuận thấp thậm chí thua lỗ nên khách hàng không trả nợ đúng hạn.

4.3.3 Phân tích các rủi ro trong quản lý và sử dụng vốn

Rủi ro là sự kiện ngoài ý muốn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường hầu như hoạt động nào của ngân hàng cũng ẩn chứa rủi ro. Do vậy nhận thức rõ rủi ro và đưa ra những biện pháp phòng chống, hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp thiết của mỗi ngân hàng.

Thực tế trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp tồn tại các rủi ro cơ bản sau đây:

4.3.3.1 Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân hàng phát sinh ngoài dự tính. Mất cảnh giác đối với vấn đề thanh khoản làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của người dân vào ngân hàng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề đáng quan tâm của ngân hàng trong quả trình quản lý và sử dụng vốn.

Bảng 4.8: Tình hình thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tân Hiệp từ 2011- 6 tháng đầu 2014

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục 2011 2012 2013 6T

2013 6T 2014

Tiền mặt 5.969 6.093 7.707 7.665 10.316

Dư nợ cho vay 725.393 879.715 1.020.603 937.932 925.915

Tổng tài sản 759.733 906.001 1.057.162 971.372 980.659

Tiền gửi thanh toán 20.904 20.847 30.181 20.221 37.058

Tổng tiền gửi 236.439 278.348 315.345 267.832 304.206 1. Chỉ số trạng thái TM (%) 0,8 0,7 0,7 0,8 1,1 2. Tỷ trọng tín dụng/ TTS (%) 95,5 97,1 96,5 96,6 94,4 3. Thành phần tiền biến động (%) 8,8 7,5 9,6 7,5 12,1 (Nguồn:Số liệu tổng hợp) (1) Chỉ số trạng thái tiền mặt

Qua các năm lượng vốn huy động của ngân hàng ngày một tăng cao, điều này giúp ngân hàng gia tăng tính thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh toán tốt hơn. Khoản mục tiền mặt đều tăng qua các giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, tuy nhiên chỉ số trạng thái tiền mặt có sự biến động lúc tăng lúc giảm. Cụ thể như sau năm 2012 và 2103 giảm với năm 2011, và 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013. Điều này là do các nguyên nhân như sau : ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang nên tỷ lệ dự trữ tiền mặt ở mức hạn chế. Đến năm 2014 việc NHNN liên tục đều chỉnh hạ trần lãi suất huy động và cho vay, nắm được biến động này NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp đã chủ động tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho ngân hàng.

(2) Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp không tài trợ cho thuê với các đối tượng khách hàng nên số dư tài trợ thuê mua qua các năm bằng không. Vì vậy chỉ số tài sản có tính thanh khoản thấp này là tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua phương thức cho vay với tổng tài sản. Nhìn chung tỷ số này chiếm

tỷ lệ cao trong tồng tài sản trên 90%, đều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân lá do đây là nguồn thu lợi chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên tỷ số này cao làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động ẩn chứa nhiều yếu tố rủi ro, phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng … Vì vậy tình hình kinh tế biến động có nhiều bất ổn như giai đoạn 2012 – 2014 ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm tỷ lệ này xuống từ 97,1% còn 94,4% trong 6 tháng đầu năm 2014. Đồng thời NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp cần phân bổ tỷ trọng tài sản vào các khoản mục đầu tư khác để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

(3) Thành phần tiền biến động

Nhìn chung tổng tiền gửi khách hàng và tiền gửi thanh toán tăng dần qua các năm nhưng thành phần tiền biến động vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp năm 2011 là 8,8% sang năm 2012 giảm còn 7,5%, đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn là rất cao trong tổng nguồn vốn huy động. Chứng tỏ nguồn cung thanh khoản khá ổn định, khách hàng chủ yếu chọn loại hình tiền gửi có kỳ hạn vì lãi suất luôn hấp dẫn hơn tiền gửi thanh toán. Bên cạnh đó chất lượng phục vụ và uy tín của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp rất tốt nên khách hàng luôn an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Chính những yếu tố này giúp ngân hàng gia tăng nguồn cung thanh khoản trong thời gian qua.

Với phương pháp dùng chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp cho thấy tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn đạt yêu cầu. Tuy nhiên để đảm bảo tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn ở trạng thái thặng dư, thì ngân hàng cần phát huy tốt công tác gia tăng nguồn cung thanh khoản từ các khoản tín dụng thu về vì đây là nguồn cung chủ yếu cho ngân hàng. Bằng cách tăng cường công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn. Ngoài ra để gia tăng nguồn cung thanh khoản ngân hàng cần chú trọng tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn tiền gửi có kỳ hạn dài để tạo sự ổn định trong nhu cầu thanh khoản.

4.3.3.2 Rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua đạt được những kết quả khả quan, lợi nhuận tăng cao qua các năm. Tuy nhiên ngân hàng vẫn còn tồn tại nợ xấu là một yếu tố mà ngân hàng nào cũng tích cực loại trừ nhưng rất khó loại bỏ hoàn toàn vì đây là rủi ro vốn có trong hoạt động tín dụng. Ta xem xét bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.9: Tình hình rủi ro tín dụng từ 2011 đến 6 tháng đầu 2014

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014

Vốn huy động Triệu đồng 236.439 278.348 315.345 267.832 304.206

Doanh số cho vay Triệu đồng 1.109.636 1.322.139 1.656.184 831.246 753.950

Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.038.151 1.167.817 1.515.295 795.854 849.514

Dư nợ Triệu đồng 725.393 879.715 1.020.603 937.932 925.915

Dư nợ bình quân Triệu đồng 689.552 824.054 962.010 881.656 931.924

Tổng TS Triệu đồng 759.733 906.001 1.057.162 971.372 980.659 Nợ xấu Triệu đồng 154 1.430 1.581 1.655 12.256 Hệ số thu nợ % 93,6 88,3 91,5 96 112,7 Vòng quay tín dụng Vòng 1,5 1,4 1,6 0,9 0,9 Nợ xấu/dư nợ % 0,02 0,16 0,15 0,18 1,32 Dư nợ/VHĐ lần 3,1 3,2 3,2 3,5 3 Dư nợ/TTS % 95,5 97,1 96,5 96,6 94,6 (Nguồn:Số liệu tổng hợp) (1) Hệ số thu nợ

Phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho vay của ngân hàng, đồng thời đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ.

Từ bảng số liệu trên ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng là khá cao và tăng giảm không đều trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011 hệ số này là 93,6% sang năm 2012 giảm xuống còn 88,3% nguyên nhân là vì trong năm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)