4.2.1 Cơ cấu nguồn vốn
Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả…. Sự tăng hay giảm của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng do đó ngân hàng cần phải quan sát đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hiệp
Đvt:Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng Kế toán-Ngân quỹ)
Nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hiệp chủ yếu gồm 2 nguồn chính : vốn huy động ( TGTKKH, TG KBNN, GTCG …), và phần lớn vốn điều chuyển từ Chi nhánh tỉnh. Hiện nay ngân hàng đang tăng cường nguồn vốn huy động tại chổ để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thanh khoản.
Nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, và cao nhất là năm 2013. Nguồn vốn của ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên vì tỷ trọng vốn điều chuyển còn cao trong tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn năm 2012 tăng 146.268 triệu đồng so với năm 2011 trong đó vốn huy động tăng 41.909 triệu đồng thấp hơn so với mức tăng của vốn điều chuyển 104.359 triệu đồng. Đến năm 2013 tổng nguồn vốn của ngân hàng ở mức khá cao 1.057.162 triệu đồng, vốn điều chuyển vẫn chiểm tỷ lệ cao 70,2%, vốn huy động tiếp tục tăng và đạt mức 315.345 triệu đồng chiếm tỷ lệ 29,8% trong tổng nguồn vốn huy động. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng không nhiều, tuy nhiên vốn huy động tăng thêm 36.374 triệu đồng trong khi vốn điều chuyển lại giảm 27.087 triệu đồng. Kết quả trên cho thấy ngân hàng đã ngày càng chú trọng hơn đến nguồn vốn huy động và tận dụng lợi thế của nguồn vốn giá rẻ này. Sự thay đổi này chỉ là thành công bước đầu, trong thời gian tới ngân hàng cần nâng cao hơn nửa hiệu quả huy động vốn để thực sự chủ động trong kinh doanh.
Là một Chi nhánh huyện sự hỗ trợ về vốn của Chi nhánh cấp tỉnh là không thể thiếu. Tuy nhiên có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng bằng nguồn vốn huy động tại chổ sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Tạo cho ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng. Đồng thời nâng cao
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy
động 236.439 31,1 278.348 30,7 315.345 29,8 267.832 27,6 304.206 31
Vốn điều
chuyển 523.294 68,9 627.653 69,3 741.817 70,2 703.540 72,4 676.453 69
nguồn vốn huy động, giảm thiểu vốn vay sao cho hợp lý đảm bảo chi phí để có được nguồn vốn là hợp lý và lợi nhuận mang về cho ngân hàng ở mức hiệu quả nhất giúp cho ngân hàng có được vị thể vững chắc trên thị trường có nhiều đổi thủ cạnh tranh như địa bàn huyện Tân Hiệp.
Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn huy động của ngân hàng chúng ta đi sâu vào phân tích nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp.
4.2.2 Nguồn vốn huy động
Hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động, Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế như hiện nay nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân ngày càng tăng cao điều này đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như giúp ngân hàng có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình giảm thiểu việc sử dụng vốn từ cấp trên.
Bảng 4.4: Vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng Kế toán-Ngân quỹ)
Triệu đồng
Hình 4.2: Tình hình huy động vốn NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T đầu 2013 6T đầu 2014 so sánh 2012/2011 so sánh 2013/2012 6T 2014/6T 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TGTK khách hàng 218.727 252.303 246.676 245.724 288.483 33.576 15,4 -5.627 -2,2 42.759 17.4 TGKBNN 15.387 21.644 63.087 13.293 15.391 6.257 40,7 41.443 191,5 2.098 15.8 GTCG 2.264 4.374 5.543 8.797 325 2.110 93,2 1.169 26,7 -8.472 -96.3 TG khác 61 27 39 18 7 -34 -55,7 12 44,4 -11 -61.1 Tổng 236.439 278.348 315.345 267.832 304.206 41.909 17,7 36.997 13,3 36.374 13.6 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 TGTKKH TGKBNN GTCG TG khác
Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm cụ thể như sau: vốn huy động đạt đỉnh cao vào năm 2012 đạt 278.348 triệu đồng tăng 40.909 triệu đồng so với năm 2011 tốc độ tăng 17,7%. Lý do của sự tăng trưởng là vì nền kinh tế nông nghiệp địa phương tiếp tục phát triển thuận lợi đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện, thêm vào đó nhận thức của người dân về lợi ích của tiền gửi được nâng cao nên thay vì để tiền mặt tại nhà người dân đem gửi tiết kiệm để bảo đảm an toàn và sinh lợi cho đồng vốn. Ngoài ra công tác huy động vốn được ngân hàng thực hiện khá tốt, đề ra nhiều biện pháp huy động vốn khá hiệu quả thu hút được nhiều khách hàng, ngân hàng luôn tạo được hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, luôn đa dạng các kỳ hạn để khách hàng có thể linh hoạt với đồng vốn của mình. Bước sang năm 2013 vốn huy động đạt 315.345 triệu đồng tăng 13,3% so với năm 2012, nhưng tốc độ tăng chậm lại vì thời điểm 2013 NHNN hạ trần lãi xuất huy động xuống còn 9% khiến cho việc gửi tiền vào ngân hàng không còn thu hút người dân như trước. Nhờ thực hiện chính sách linh hoạt luôn quan tâm đến khả năng huy động và tình hình cạnh tranh tại địa bàn nên nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp luôn tăng qua các năm.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động đạt 267.832 triệu đồng và sang 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động tăng 36.374 triệu đồng tốc độ tăng 13,6% lý do của sự tăng trưởng trên là do ngân hàng tranh thủ huy động được nguồn vốn từ tiền đền bù tuyến đường cao tốc Xuyên Á của người dân trên địa bàn huyện. Với lợi thế là ngân hàng hoạt động lâu năm, có uy tín cao trên thị trường mặc dù lãi xuất huy động giảm mạnh nhưng ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng trong việc huy động vốn.
Để thấy rõ hơn về thực trạng huy động vốn của ngân hàng trong những năm gần đây và sự biến động trong cơ cấu vốn huy động, ta phân tích từng khoản mục của nguồn vốn huy động cụ thể như sau:
Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng (TGTKKH) là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trên 90% và đa số là tiền gửi có kỳ hạn vì lãi suất của nó luôn hấp dẫn hơn loại tiền gửi không kỳ hạn, nhìn chung TGTKKH tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012 TGTK của khách hàng là 252.303 triệu đồng tăng 33.576 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 15,4%. Sang năm 2013 TGTKKH giảm xuống còn 246.647 triệu đồng nguyên nhân do lãi suất TGTK không còn hấp dẫn như trước. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì TGTKKH đạt 288.483 triệu đồng tăng 42.759 triệu đồng tương đương 17,4% so với cùng kỳ năm 2013. Ta thấy có sự chênh lệch nhiều giữa tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn lý do vì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư chủ yếu là khoản tiền nhỏ phục vụ sinh hoạt hằng tháng, khi có số tiền lớn hơn người dân sẽ gửi kỳ hạn dài hơn để hưởng lãi suất cao.
Ngoài TGTKKH thì nguồn vốn huy động còn bao gồm tiền gửi kho bạc Nhà nước (TGKBNN), giấy tờ có giá (GTCG), tiền gửi khác. Các khoản mục này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu nguồn
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 T r iệ u đ ồng 1. Tiền mặt 2. Hoạt động tín dụng 3. TSCĐ và Tài sản Có khác vốn huy động. Chính nhờ sự gia tăng của các khoản này qua các năm đã làm cho nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định trong điều kiện lãi suất tiền gửi liên tục sụt giảm.
Nhìn chung giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động không ngừng tăng lên chứng tỏ thế mạnh của ngân hàng trong công tác huy động vốn, nhưng tỷ lệ vốn huy động còn thấp so với nhu cầu sử dụng vốn nên ngân hàng đã sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để gia tăng nguồn vốn huy động, chủ động được nguồn vốn cho vay, giảm chi phí từ vốn điều chuyển nhằm gia tăng lợi nhuận.
4.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn 4.3.1 Phân tích tình hình tài sản 4.3.1 Phân tích tình hình tài sản
Tại mỗi ngân hàng thương mại thì phần tài sản chính là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn của ngân hàng như thế là hợp lý hay chưa. Việc phân tích cơ cấu tài sản giúp nhà quản trị có cách nhìn tổng quan về các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng, nhằm tạo ra một cơ cấu tài sản thích hợp để đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh an toàn và có lãi.
Hình 4.3: Tình hình tài sản của ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp từ 2011 đến 6 tháng đầu 2014
Bảng 4.5: Tình hình tài sản của ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng đầu 6 tháng đầu So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T 2014/6T 2013 Năm 2013 Năm
2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tiền mặt 5.969 6.093 7.707 7.665 10.316 124 2,1 1.614 26,5 2.651 34,6
2. Hoạt động tín dụng 725.393 879.715 1.020.603 937.932 925.915 154.322 21,3 140.888 16 -12.017 -1,3
+ Cho vay TCKT và cá
nhân 720.163 874.985 1.017.851 934.777 924.450 154.822 21,5 142.866 16,3 -10.327 -1,1
+ Cho vay bằng vốn ủy
thác 5.230 4.730 2.752 3.155 1.465 -500 -9,6 -1.978 -41,8 -1.690 -53,6
3. TSCĐ và Tài sản khác 28.371 29.193 32.852 25.752 44.428 1.178 2,4 3.659 15,9 18.653 72,4
4. Tổng Tài sản 759.733 906.001 1.057.162 971.372 980.659 146.268 19,3 151.161 16,7 9.287 2
Từ bảng trên ta thấy tài sản của ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng trong đó cho vay khách hàng TCKT và cá nhân chiểm tỷ trọng cao hơn cả. Tỷ trọng cho vay có xu hướng tăng qua các năm 2011-2013 chứng tỏ tài sản sinh lời tăng, đồng vốn được sử dụng triệt để ít tồn đọng. Để hiểu rõ về nguyên nhân ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng khoản mục tài sản có những thay đổi như sau: + Tiền mặt: Khoản mục tiền mặt tại quỹ của ngân hàng có xu hướng tăng qua các giai đoạn. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 124 triệu đồng tương đương tăng 26,5% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ lượng tiền mặt tại quỹ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, mặt khác khách hàng thường nộp tiền vào buổi chiều nên không điều tiền về tỉnh kịp. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 tiền mặt tăng 2.651 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 đạt 10.316 triệu đồng. Vì đây là số liệu nhất thời tại điểm nhất định nên lượng tiền mặt tăng trong nhất thời thì không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng tuy nhiên trong lâu dài ngân hàng nên giảm lượng tiền mặt tại quỹ vì đây là tài sản không sinh lời.
+ Hoạt động tín dụng: Trong đó cho vay TCKT và các nhân là khoản sử dụng vốn nhiều nhất của ngân hàng. Dựa vào bảng số liệu 4.6 ta thấy cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp chủ yếu là cho vay TCKT và cá nhân chiểm tỷ trọng trên 90% tổng tài sản và con số này tăng liên tục qua mỗi năm . So sánh năm 2012 so với 2011 số tiền cho vay TCKT và cá nhân tăng 154.322 triệu đồng đạt mức 879.715 triệu đồng. Đến năm 2013 tăng 16% so với năm 2012 và đạt 1.020.603 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ thị phần của ngân hàng ngày càng tăng cao ngày càng có nhiều khách hàng đến xin vay, đồng vốn được sử dụng triệt để, ít tồn đọng. Để đạt được kết quả khả quan đó ngân hàng đã có sự nổ lực từ nhiều phía. So với cùng kỳ năm 2013 thì cho vay TCKT và cá nhân 6 tháng đầu năm 2014 có phần giảm nhẹ từ 937.777 triệu xuống còn 924.450 triệu đồng. Bên cạnh đó cho vay bằng vốn ủy thác có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên trong công tác sử dụng vốn không phải mọi đồng vốn có được đều sử dụng vào cho vay, việc sử dụng vốn của ngân hàng còn bao gồm cả việc tham gia đầu tư vào Thị trường chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, góp vốn liên doanh… NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp việc sử dụng vốn hầu như tập trung chủ yếu ở bộ phận tín dụng, các hoạt động đầu tư khác chưa được thực hiện làm cho hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng chỉ tập trung vào hiệu quả hoạt động tín dụng, nên khả năng phân tán rủi ro là thấp.
+ Tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản Có khác: Việc đầu tư vào cơ sở vật chất trang thiết bị rất được ngân hàng xem trọng. Cơ sở vật chất khang trang củng cố vị thế của ngân hàng trên thương trường, đồng thời tạo niềm tin trong khách hàng làm tiền đề cho mọi hoạt động sau này. Ta thấy khoản mục này của ngân hàng không ngừng tăng cao qua các năm. Cụ thể năm 2012 đạt 29.193 triệu đồng tăng 1.178 triệu đồng so với năm 2011, tiếp tục đà tăng trưởng đến năm 2013 TSCĐ và tài sản Có khác đạt 32.852 triệu đồng tăng 15,9% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 tốc độ tăng của khoản mục này là 72,4% đạt 44.428 triệu đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì không những mang lại vị thế cho ngân hàng mà còn
thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền, tạo nguồn vốn dồi dào để ngân hàng có thể chủ động là linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn khi tham gia mở rộng thêm các dịch vụ ngân hàng đa năng.
Như vậy các khoản mục tài sản tuy có tăng giảm không đều nhưng nhìn chung ngân hàng đã có chính sách quản lí và sử dụng vốn tương đối hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là sự phán ánh sơ bộ về tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng. Để thấy rõ hơn về hiệu quả của việc sử dụng vốn tại ngân hàng chúng ta tìm hiểu sâu thêm về tình hình sử dụng vốn và đầu tư vốn cụ thể tại ngân hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
4.3.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng
Với đặc trưng của ngân hàng thương mại quốc doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp với những hạn chế khách quan vốn có nên công tác sử dụng vốn chủ yếu là dùng cho hoạt động tín dụng, hình thức sử dụng vốn khác như đầu tư góp vốn, liên doanh, thu mua cổ phần… hầu như không thực hiện. Vì thực tế trên khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp cũng chính là hiệu quả của việc đầu tư tín dụng.