7. Kết luận: (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
6.2.1. Về phía bản thân Ngân hàng
- Đầu tư xây dựng trụ sở khang trang để tăng vị thế cạnh tranh.
- Trang bị máy rút tiền tự động (ATM), nhanh chóng áp dụng hiện đại hoá trong Ngân hàng. Cần có sự liên kết thẻ với các hệ thống Ngân hàng khác.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới triển khai các hình thức gửi tiền tiết kiệm mới như đồng sở hữu sổ tiết kiệm, cho phép chuyển nhượng sổ tiết kiệm, cho phép gửi tiền thay cho chủ sở hữu sổ tiết kiệm, gửi tiền ở một nơi rút tiền ở nhiều nơi… trên cơ sở ứng dụng nhiều thành tựu mới của công nghệ và thực hiện quy trình giao dịch một cửa nhằm rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới bên cạnh duy trì quan hệ tốt đẹp với những khách hàng truyền thống. Bởi lẽ, trong điều kiện của cơ chế thị trường như hiện nay, hoạt động của Ngân hàng luôn có sự cạnh tranh gay gắt để tìm kiếm khách hàng. Song sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại chủ yếu là dựa trên cung cách phục vụ của nhân viên ,chất lượng sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp. Hiện nay các dự án lớn của các ngành như hàng không, bưu chính viễn thông, dầu khí,… đang và có thể sẽ bị các Ngân hàng nước ngoài thu hút bởi hệ thống các dịch vụ phong phú, đa dạng,
bên cạnh đó các khách hàng là cá nhân có thu nhập cao cũng bị lôi cuốn bởi dịch vụ chuyển tiền cho con đi du học hoặc người thân đi chữa bệnh,…
- Cân đối giữa khả năng huy động và sử dụng vốn trung và dài hạn, đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững.
- Tăng cường đầu tư cho công tác quảng bá thương hiệu, lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp, đặc biệt tiếp thị đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để thu hút nguồn ngoại tệ.
- Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng, đủ nhân lực để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, đây được xem là nhiệm vụ cấp thiết của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn mới. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đến cán bộ tín dụng, chú ý rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài; gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng có uy tín trong khu vực và trên thế giới về thẩm định dự án và cho vay theo dự án,…
- Thường xuyên tổ chức cuộc họp giữa cán bộ tín dụng và các trưởng phòng tín dụng để trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề khúc mắc, những khuyết điểm trong quá trình thực hiện của từng cán bộ tín dụng… Từ đó vừa nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng vừa hạn chế, khắc phục những sai lầm đã mắc phải đảm bảo an toàn cho những khoản nợ vay.
- Ngân hàng có thể vừa thu hút thêm khách hàng, gia tăng mức độ cạnh tranh, vừa hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra bằng cách cung cấp dịch vụ chuyển tiền mặt đến tận nhà cho khách hàng với mức phí hợp lý. Vì phần lớn những người đi vay rút bằng tiền mặt, với số lượng tiền lớn mang ra ngoài sẽ rất nguy hiểm, nếu có rủi ro xảy ra thì chẳng những gây thiệt hại cho khách hàng mà Ngân hàng cũng có thể bị mất vốn. Do đó việc vận chuyển tiền cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn qua đó Ngân hàng cũng sẽ có thêm khoản doanh thu từ phí dịch vụ này.
- Bố trí việc tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng theo khu vực, địa bàn mà cán bộ tín dụng sinh sống hoặc nắm rõ nhất. Theo cách bố trí này, việc kiểm tra thẩm định hồ sơ vay sẽ được tiến hành dễ dàng và chính xác hơn do cán bộ tín dụng có sự
hiểu biết khá rõ về đặc tính của vùng, của khách hàng và đặc điểm sản xuất ở nơi đó, như vậy rủi ro cũng được giảm phần nào.
- Hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân quen để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.
- Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hoặc bị bệnh bất ngờ dẫn đến việc khách hàng bị giảm hay mất khả năng trả nợ, Ngân hàng có thể đề nghị khách hàng mua bảo hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy đến khách hàng sẽ không dùng số tiền vay cho mục đích khác như điều trị bệnh và Ngân hàng vẫn có thể thu hồi đủ món nợ vay.
- Đối với điều kiện trong hợp đồng cho vay cán bộ công nhân viên, ngoài điều kiện cán bộ đi vay phải có đơn vị liên kết đứng ra bảo lãnh cam kết trích lương của người vay để trả nợ, Ngân hàng cũng nên yêu cầu đơn vị bảo lãnh không được chuyển công tác đối với những cán bộ có vay vốn khi thời hạn hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Điều này vừa giúp cho Ngân hàng thu nợ được dễ dàng hơn, vừa ngăn chặn tình trạng khách hàng không muốn trả nợ vì đã thay đổi đơn vị khác mà đơn vị này lại không có cam kết bảo lãnh với Ngân hàng.
- Tìm cộng tác viên tích cực phụ trách việc thu nợ tập trung tại đơn vị liên kết khi đến thời hạn, sau đó nộp lại cho Ngân hàng. Cộng tác viên, có thể là một cán bộ có uy tín tại đơn vị liên kết, sẽ được hưởng hoa hồng từ Ngân hàng. Với phương thức này sẽ giúp cho Ngân hàng thu nợ được kịp thời, đầy đủ đồng thời hạn chế được nợ quá hạn.
- Hoàn thiện và đổi mới công nghệ Ngân hàng, thiết lập hệ thống quản lý và cung cấp thông tin trong nội bộ sử dụng chung, đồng thời xây dựng trang web riêng chi nhánh, nối kết Internet trong toàn Ngân hàng để tất cả cán bộ, nhân viên Ngân hàng có thể nắm bắt nhanh chóng thông tin kinh tế chính trị, xã hội, diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước góp phần cải thiện và tiêu chuẩn hoá phương thức quản lý, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo ra được cách suy nghĩ, cách làm việc và quản lý khoa học dựa trên hệ thống thông tin chính xác, đầy đủ, đồng thời giúp cho công tác giao dịch đối ngoại được thuận tiện hơn (như các tiêu thức trong bảng tổng kết tài sản, trong báo cáo phục vụ kiểm toán,…).
Như vậy rủi ro tín dụng là nhân tố quan trọng đối với Ngân hàng, nhà phát hành, nhà đầu tư trái phiếu. Các công cụ truyền thống nhằm quản lý rủi ro tín dụng
như nâng cao chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, phân tán rủi ro, bán nợ và bảo hiểm tài sản mới chỉ đưa ra những giải pháp đơn lẻ nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng. Sự phát triển thị trường dẫn xuất rủi ro tín dụng đã đưa ra những công cụ mới đầy quyền năng để quản lý rủi ro tín dụng với chi phí thấp hơn và hiệu quả lớn hơn các công cụ truyền thống. Hiểu và vận dụng được điều này không chỉ giúp các Ngân hàng, các nhà đầu tư tài chính, nhà phát hành, kinh doanh chứng khoán, các quỹ tương hỗ có thể sử dụng dẫn xuất tín dụng để bảo hiểm cho những thay đổi bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, mang lại lợi ích cho bản thân các Ngân hàng tham gia thị trường này và cho toàn bộ nền kinh tế.