7. Kết luận: (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
5.1.2. Nguyên nhân do sơ xuất của cán bộ tín dụng
Ta thấy trong những năm qua công tác cho vay của Ngân cần phải kiểm soát chặt chẽ, là người trực tiếp thực hiện quy chế cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng cán bộ tín dụng phải thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng.
- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và phù hợp của hồ sơ vay và các điều kiện khi vay vốn.
- Thẩm định kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi, tính hiệu quả của dự án xin vay.
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc việc trả lãi và nợ gốc đúng hạn. Một khi thực hiện xong các công việc đó, thu đủ gốc và lãi cho Ngân hàng thì cơ bản coi như đã hoàn thành một khoản cho vay. Do đó, cường độ làm việc của cán bộ tín dụng rất lớn, phải thường xuyên bám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trường của tài sản, hàng hoá đảm bảo nợ vay,… Do khối lượng công việc các cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều, song do số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong khoảng thời gian làm việc trong ngày và ngày làm việc trong tuần nên dễ dẫn đến tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng, do khối lượng công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn. Đôi khi, họ buộc phải làm thêm ngoài giờ, làm cả buổi tối và ngày chủ nhật. Vì vậy, đôi khi một số cán bộ tín dụng không thực hiện đúng với quy trình đề ra, sơ xuất trong hồ sơ cho vay, dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút.