Những nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 99)

7. Kết luận: (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.1.5. Những nguyên nhân khách quan

5.1.5.1. Từ tình hình kinh tế trong nước

Hoạt động cho vay của Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều thời cơ cho các doanh nghiệp bên cạnh đó cũng tồn tại những khó khăn do áp lực cạnh tranh dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, đồng thời lạm phát tăng cao khiến lãi suất tăng cao từ đó có các khoản tiền vay Ngân hàng không trả được. Điều này làm cho nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên nhanh chóng.

Trong thời gian qua nhìn chung tỷ lệ lạm phát ở nước ta tương đối cao. Lạm phát năm 2010 là 11,75% vượt mức một con số và lạm phát cả năm 2011 là 18,13% nên khách hàng gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ở Ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi Ngân hàng. Trong khi đó những người đi vay thì lại muốn tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguy cơ này có thể làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng bị phá sản.

5.1.5.2. Từ tình hình thế giới

Kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2011 phục hồi chậm lại do những khó khăn từ các đầu tàu kinh tế, như xu hướng giảm phát của kinh tế Nhật Bản, việc chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, những khó khăn về nợ công ở châu Âu; đặc biệt là trước những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nước Bắc Phi, Trung Ðông và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản (ước tính, lấy đi ít nhất 0,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu). Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Các luồng vốn đầu tư, thương mại toàn cầu bị xáo trộn, khiến ngay cả Trung Quốc cũng phải chịu thâm hụt thương mại cao nhất trong bảy năm qua (lên 7,3 tỷ USD tháng 2-2011). Ðặc biệt, thiên tai tại Nhật Bản đang khiến cho hệ thống sản xuất toàn cầu của một số mặt hàng điện tử, công nghệ cao chịu ảnh hưởng nặng nề, do khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai ở Nhật Bản là nơi sản xuất chính ra thị trường thế giới những sản phẩm. Trong bối cảnh chung đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cực và gặp phải một số khó khăn ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm tăng rủi ro tín dụng của Ngân hàng khi cho vay. Các tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam:

- Lạm phát trở thành nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế.

- Cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao (trung bình nhập siêu mỗi tháng một tỷ USD) do giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm. Vấn đề nhập siêu đang gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia, tác động tới tỷ giá USD/VND, đồng thời gián tiếp làm gia tăng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do chi phí nhập khẩu tăng; một số ngành sản xuất đang có sự liên thông với chuỗi cung ứng toàn cầu, như ngành lắp ráp ô-tô, máy tính, điện tử... sẽ bị tác động do sự đình đốn của các hãng sản xuất Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần.

- Khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông đã tác động đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khu vực này, nhất là lĩnh vực thương mại, du lịch và xuẩt khẩu lao động.

- Thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA mặc dù chưa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhưng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nước sau thảm họa thiên tai.

Những nguyên nhân trên là những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng đối với Ngân Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Cần Thơ trong thời gian qua.. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác chưa phát sinh. Tuy nhiên, dù

ở hình thức nào thì rủi ro tín dụng cũng gây ra những thiệt hại nhất định đến quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)