Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 96)

7. Kết luận: (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.1.3. Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

5.1.3.1. Liên quan đến người bảo lãnh

Nếu người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan đều có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng thay mặt người vay trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.

5.1.3.2. Liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Cầm cố, thế chấp tài sản để vay vốn Ngân hàng là vấn đề luôn được Ngân hàng quan tâm đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Về tài sản cầm cố, thế chấp hiện nay Ngân hàng đang thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về tài sản bảo lãnh tiền vay của các tổ chức tín dụng. Trong đó thế chấp cầm cố là một trong những biện pháp để phòng chống rủi ro của Ngân hàng trong cho vay. Người đi vay bắt buộc phải đem tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ vay thì Ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản để thu nợ. Mặc dù vậy cho đến nay việc thế chấp vẫn mang lại rủi ro cho Ngân hàng do những nguyên nhân sau:

- Tài sản thế chấp tại Ngân hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các ngành có liên quan như: Sở Vật Giá, Sở Tài Chính, Toà Án,… và vì thế không thể xác định chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay.

- Tài sản thế chấp bị mất giá, do thời gian xử lý các khoản nợ của Trung ương quá lâu, khi tiến hành bán tài sản trên thị trường thì giá bán thực tế thấp hơn so với giá do Ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trước đây.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đồng bộ, kịp thời trong công tác quản lý của chính quyền nên dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

- Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân hàng chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn

cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

- Có nhiều khách hàng trước khi đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Ngân hàng xin vay vốn đã cầm cố đất cho người khác đã được sự chứng nhận của chính quyền địa phương, vì vậy khi Ngân hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, thì rất khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản để thu hồi vốn.

Cầm cố, thế chấp tài sản đối với doanh nghiệp quốc doanh

Đối với thành phần kinh tế quốc doanh, khi cho vay Ngân hàng chủ yếu dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng thi công các công trình xây dựng cơ bản và bảng tổng kết tài sản của đơn vị vay vốn. Đây là hình thức cho vay tín chấp, việc cho vay như vậy đã dẫn đến rủi ro không nhỏ cho Ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về tài sản đảm bảo tiền vay, các doanh nghiệp Nhà Nước khi vay vốn Ngân hàng có thể thoả thuận với Ngân hàng về việc phải thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay hay không và mức độ cho vay tối đa không được quá mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, trong một số trường hợp đơn vị có tài sản đảm bảo chắc chắn thì Ngân hàng có thể xét duyệt cho vay tối đa 80% giá trị tài sản thế chấp). Đây là vấn đề nan giải đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Cần Thơ nói riêng. Bởi lẽ, nếu thực hiện tốt theo nghị định này thì khả năng rủi ro có thể xảy ra, vì hầu hết các đơn vị xây lắp có giá trị tài sản cố định và nguồn vốn tự có rất thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh, nhu cầu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thi công xây dựng cơ bản. Khi đó nếu số tiền Ngân hàng cho vay vượt quá mức quy định thì Ngân hàng phải ngưng ngay việc cho vay và tiến hành thu nợ để giảm dư nợ đến mức cho phép. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị xây lắp, do trong tiến trình thi công rất cần Ngân hàng cho vay bổ sung nguồn vốn xây dựng cơ bản. Nếu Ngân hàng không tiếp tục phát vay thì các đơn vị này phải ngưng hoạt động hoặc giải thể, thanh lý tài sản để trả nợ cho Ngân hàng vì không đủ khả năng về mặt tài chính để tiếp tục hoạt động (nguồn thu chủ yếu của các đơn vị này là thu tiền thanh toán khối lượng thi công).

Nếu Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay theo tiến độ thi công của công trình, thì khi các đơn vị này không trả được nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro vì cơ quan pháp lý chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật khi xử lý. Bên cạnh đó, tài sản thế chấp của doanh nghiệp Nhà nước phần lớn là văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai có giá trị lớn nhưng khó có thể bán được dễ dàng trên thị trường địa phương.

Mặt khác, các doanh nghiệp quốc doanh thường có tính ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước vì đã có Nhà nước bảo hộ nguồn trả nợ, khi các đơn vị này làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng thì xin Trung ương cho gia hạn nợ, rồi khoanh nợ và có thể được Trung ương cho xoá nợ. Điều này đã gây thất thoát không nhỏ cho Ngân hàng trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)