Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 92)

7. Kết luận: (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.5.1. Những mặt đạt được

- Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự chuyển biến tốt. Ngân hàng đã tranh thủ tốt nhựng điều kiện cụ thể của từng địa phương để huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng,… bằng các hình thức như tiền gựi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, các loại tiền gửi dự thưởng. Nỗ lực duy trì và ổn định nguồn vốn huy động dân cư trong bối cảnh lãi suất nhiều biến động.

- Các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tuy có giảm qua ba năm do năm 2010 và 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng không vì vậy mà lợi nhuận Ngân hàng giảm sút. Điều này chứng tỏ Ngân hàng có những biện pháp kinh doanh hiệu quả nói chung và hoạt động tín dụng đạt kết quả cao nói riêng. Qua 6 tháng 2012, doanh số thu nợ tăng mặc dù doanh số cho vay giảm chứng tỏ công tác thu nợ được cải thiện rấr tốt.

- Chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm, nợ xấu luôn chiếm tỉ lệ thấp so với tổng dư nợ do công tác thẩm định tín dụng luôn được thực hiện một cách cẩn trọng, đúng quy định.

- Nhân viên luôn được quan tâm với chính sách đãi ngộ hợp lý tạo được niềm tin của toàn thể nhân viên, gia tăng nhiệt huyết đối với công việc và trách nhiệm đối với Ngân hàng

4.5.2. Những hạn chế

Bên cạnh nhựng thành quả đạt được, Ngân hàng còn tồn tại nhựng hạn chế sau:

- Nợ xấu vẫn tăng qua ba năm tuy vẫn còn nằm trong mức an toàn dưới 3%. - Hê số thu nợ giảm cho thấy công tác thu nợ chưa thực sự hiệu quả

- Vòng quay vốn tín dụng giảm qua các năm cho thấy vốn của Ngân hàng quay vòng ngày càng chậm dẫn đến chậm tái đầu tư.

- Kinh phí cho quảng bá thương hiệu còn hạn chế nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

CHƯƠNG 5

NGUYÊN NHÂN VÀ MT S GII PHÁP HN CH VÀ PHÒNG NGA RI RO TÍN DNG

5.1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ

Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, hiệu quả đạt được và rủi ro luôn luôn song hành với nhau, một vấn đề đặt ra là làm sao để đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong khi rủi ro gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất. Đây là một điều không dể dàng thực hiện được đặc biệt là rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của một Ngân hàng bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Qua quá trình phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Cần Thơ trong thời gian qua, ta rút ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh như sau:

5.1.1. Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn 5.1.1.1. Đối với khách hàng là cá nhân 5.1.1.1. Đối với khách hàng là cá nhân

Khi cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau thường không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi

- Thu nhập hàng tháng không ổn định, thường xuyên thay đổi công việc nên khi gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Bị tai nạn lao động: trong quá trình làm việc có thể họ bị tai nạn làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động, từ đó thu nhập cũng giảm hoặc không còn thu nhập để trả nợ.n

- Thiên tai lũ lụt gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của đồng bào vùng lũ nên gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng. Bên cạnh đó hoàn cảnh gia đình khó khăn do mất mùa hoặc làm ăn không hiệu quả khiến gia đình trở nên khó khăn.

- Sử dụng vốn sai mục đích: Rủi ro này xuất hiện một phần là do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng khi họ tự ý chuyển mục đích vay, cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích không theo hợp đồng tín dụng đã ký hoặc do Ngân hàng không có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để phát hiện kịp thời những trường hợp nhằm tránh thất thoát cho Ngân hàng.

5.1.1.2. Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của Ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau:

- Cán bộ lãnh đạo thiếu năng lực quản lý, năng lực chuyên môn dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng

- Sử dụng vốn sai mục đích.

- Thị trường kinh doanh không ổn định, bị cạnh tranh gay gắt và mất thị trường tiêu thụ.

- Sự thay đổi trong chính sách, mục tiêu phát triển của tỉnh, thành phố. - Những tai nạn bất ngờ: hỏa hoạn, công nhân đình công ...

5.1.2. Nguyên nhân do sơ xuất của cán bộ tín dụng

Ta thấy trong những năm qua công tác cho vay của Ngân cần phải kiểm soát chặt chẽ, là người trực tiếp thực hiện quy chế cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng cán bộ tín dụng phải thực hiện các công việc sau:

- Tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng.

- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và phù hợp của hồ sơ vay và các điều kiện khi vay vốn.

- Thẩm định kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi, tính hiệu quả của dự án xin vay.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc việc trả lãi và nợ gốc đúng hạn. Một khi thực hiện xong các công việc đó, thu đủ gốc và lãi cho Ngân hàng thì cơ bản coi như đã hoàn thành một khoản cho vay. Do đó, cường độ làm việc của cán bộ tín dụng rất lớn, phải thường xuyên bám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trường của tài sản, hàng hoá đảm bảo nợ vay,… Do khối lượng công việc các cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều, song do số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong khoảng thời gian làm việc trong ngày và ngày làm việc trong tuần nên dễ dẫn đến tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng, do khối lượng công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn. Đôi khi, họ buộc phải làm thêm ngoài giờ, làm cả buổi tối và ngày chủ nhật. Vì vậy, đôi khi một số cán bộ tín dụng không thực hiện đúng với quy trình đề ra, sơ xuất trong hồ sơ cho vay, dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút.

5.1.3. Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng 5.1.3.1. Liên quan đến người bảo lãnh 5.1.3.1. Liên quan đến người bảo lãnh

Nếu người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan đều có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng thay mặt người vay trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.

5.1.3.2. Liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Cầm cố, thế chấp tài sản để vay vốn Ngân hàng là vấn đề luôn được Ngân hàng quan tâm đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Về tài sản cầm cố, thế chấp hiện nay Ngân hàng đang thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về tài sản bảo lãnh tiền vay của các tổ chức tín dụng. Trong đó thế chấp cầm cố là một trong những biện pháp để phòng chống rủi ro của Ngân hàng trong cho vay. Người đi vay bắt buộc phải đem tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ vay thì Ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản để thu nợ. Mặc dù vậy cho đến nay việc thế chấp vẫn mang lại rủi ro cho Ngân hàng do những nguyên nhân sau:

- Tài sản thế chấp tại Ngân hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các ngành có liên quan như: Sở Vật Giá, Sở Tài Chính, Toà Án,… và vì thế không thể xác định chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay.

- Tài sản thế chấp bị mất giá, do thời gian xử lý các khoản nợ của Trung ương quá lâu, khi tiến hành bán tài sản trên thị trường thì giá bán thực tế thấp hơn so với giá do Ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trước đây.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đồng bộ, kịp thời trong công tác quản lý của chính quyền nên dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

- Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân hàng chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn

cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

- Có nhiều khách hàng trước khi đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Ngân hàng xin vay vốn đã cầm cố đất cho người khác đã được sự chứng nhận của chính quyền địa phương, vì vậy khi Ngân hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, thì rất khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản để thu hồi vốn.

Cầm cố, thế chấp tài sản đối với doanh nghiệp quốc doanh

Đối với thành phần kinh tế quốc doanh, khi cho vay Ngân hàng chủ yếu dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng thi công các công trình xây dựng cơ bản và bảng tổng kết tài sản của đơn vị vay vốn. Đây là hình thức cho vay tín chấp, việc cho vay như vậy đã dẫn đến rủi ro không nhỏ cho Ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về tài sản đảm bảo tiền vay, các doanh nghiệp Nhà Nước khi vay vốn Ngân hàng có thể thoả thuận với Ngân hàng về việc phải thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay hay không và mức độ cho vay tối đa không được quá mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, trong một số trường hợp đơn vị có tài sản đảm bảo chắc chắn thì Ngân hàng có thể xét duyệt cho vay tối đa 80% giá trị tài sản thế chấp). Đây là vấn đề nan giải đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Cần Thơ nói riêng. Bởi lẽ, nếu thực hiện tốt theo nghị định này thì khả năng rủi ro có thể xảy ra, vì hầu hết các đơn vị xây lắp có giá trị tài sản cố định và nguồn vốn tự có rất thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh, nhu cầu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thi công xây dựng cơ bản. Khi đó nếu số tiền Ngân hàng cho vay vượt quá mức quy định thì Ngân hàng phải ngưng ngay việc cho vay và tiến hành thu nợ để giảm dư nợ đến mức cho phép. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị xây lắp, do trong tiến trình thi công rất cần Ngân hàng cho vay bổ sung nguồn vốn xây dựng cơ bản. Nếu Ngân hàng không tiếp tục phát vay thì các đơn vị này phải ngưng hoạt động hoặc giải thể, thanh lý tài sản để trả nợ cho Ngân hàng vì không đủ khả năng về mặt tài chính để tiếp tục hoạt động (nguồn thu chủ yếu của các đơn vị này là thu tiền thanh toán khối lượng thi công).

Nếu Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay theo tiến độ thi công của công trình, thì khi các đơn vị này không trả được nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro vì cơ quan pháp lý chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật khi xử lý. Bên cạnh đó, tài sản thế chấp của doanh nghiệp Nhà nước phần lớn là văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai có giá trị lớn nhưng khó có thể bán được dễ dàng trên thị trường địa phương.

Mặt khác, các doanh nghiệp quốc doanh thường có tính ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước vì đã có Nhà nước bảo hộ nguồn trả nợ, khi các đơn vị này làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng thì xin Trung ương cho gia hạn nợ, rồi khoanh nợ và có thể được Trung ương cho xoá nợ. Điều này đã gây thất thoát không nhỏ cho Ngân hàng trong thời gian qua.

5.1.4. Những nguyên nhân liên quan đến yếu tố pháp lý

- Về vấn đề xác định chủ sở hữu tài sản bảo đảm: trong một số trường hợp, việc thẩm định hồ sơ chưa xác định được đầy đủ các thành viên đồng chủ sở hữu như xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, con cái; tài sản đồng thừa kế, dẫn đến thiếu sót các chữ ký cần thiết trên hợp đồng thế chấp, bảo lãnh và hợp đồng tín dụng. Đây là yếu tố bất lợi khi khởi kiện và thường kéo dài thời gian khởi kiện.

- Đối với hồ sơ vay vốn doanh nghiệp: trong khi thẩm định, đôi lúc cán bộ tín dụng chưa đọc kỹ điều lệ công ty, hoặc chưa quan tâm đến ý chí vay vốn của các thành viên trong công ty. Do đó việc quyết định cho vay của Ngân hàng đôi lúc chưa phù hợp với điều lệ hoạt động của công ty hoặc chưa đồng thuận ý chí vay vốn của các thành viên dẫn đến tranh chấp, hoặc tranh chấp giữa các thành viên trong công ty làm kéo dài thời gian trả nợ, hoặc gây bất lợi cho Ngân hàng khi tranh tụng tại Tòa án.

- Trường hợp khách hàng ly hôn hoặc tạo ra vụ ly hôn giả làm kéo dài thời gian trả nợ. Việc xử lý ly hôn thường kéo dài do liên quan đến nhiều vấn đề như trách nhiệm tài sản, sự đóng góp tài sản, phân chia tài sản hoặc chối bỏ trách nhiệm các khoản nợ cá nhân..từ đó kéo dài thời gian thu hồi nợ và khó phát mãi tài sản để thu nợ vì còn đang tranh chấp.

5.1.5. Những nguyên nhân khách quan 5.1.5.1. Từ tình hình kinh tế trong nước 5.1.5.1. Từ tình hình kinh tế trong nước

Hoạt động cho vay của Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều thời cơ cho các doanh nghiệp bên cạnh đó cũng tồn tại những khó khăn do áp lực cạnh tranh dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, đồng thời lạm phát tăng cao khiến lãi suất tăng cao từ đó có các khoản tiền vay Ngân hàng không trả được. Điều này làm cho nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên nhanh chóng.

Trong thời gian qua nhìn chung tỷ lệ lạm phát ở nước ta tương đối cao. Lạm phát năm 2010 là 11,75% vượt mức một con số và lạm phát cả năm 2011 là 18,13%

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)